Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Thu hút dự án theo cơ chế phát triển sạch ở Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 52)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3 Đánh giá chung

Tính đến ngày 31/10/2012, có 4920 dự án CDM ở các nước đang phát triển đã được EB cho đăng ký, bao gồm các dự án về năng lượng chiếm 71.71%, các dự án xử lý chất thải chiếm 12.41%; các dự án về trồng rừng và tái trồng rừng chiếm 0.71% và các loại dự án khác chiếm 15.17%. Tổng tiềm năng giảm phát thải ước tính của các dự án này khoảng 2.17 tỷ tấn CO2 tương đương đến hết năm 2012 (chi tiết như Bảng 2.5). Tổng số chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs) đã được EB cấp cho các nước đang phát triển là 1.036.301.578.

Bảng 2.6 Các hoạt động dự án đã đƣợc EB cho đăng ký dự án CDM, Phân loại theo lĩnh vực (tính đến ngày 31/10/2012)

Lĩnh vực Số luợng dự án Tỉ lệ (%)

Sản xuất năng lượng (nguồn năng lượng tái tạo/nguồn năng lượng không tái tạo)

4.440 71,71

Chuyển tải năng lượng 0 0

Tiêu thụ năng lượng 51 0,90

Công nghệ chế tạo 261 4,63

Công nghệ hóa chất 86 1,53

Xây dựng 0 0

Giao thông 17 0,30

Khai mỏ hoặc khai khoáng 61 1,08

Sản xuất kim loại 9 0,16

Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí) 183 3,25 Phát thải sản xuất và tiêu thụ halocarbons và sulphur

hexafluoride 29 0,51

Xử lý, loại bỏ rác thải 700 12,41

Trồng rừng và tái trồng rừng 40 0,71

Nông nghiệp 158 2,80

Nguồn: data:http://cdm.unfccc.int [24]

Trong đó Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về việc thực hiện thành công dự án CDM, chiếm 50.48% các dự án CDM trên toàn thế giới và có số lượng CERs bán được cao nhất trên thế giới chiếm 59.9%, bỏ xa các nước khác và đã mang về nguồn ngoại tệ to lớn cho đất nước (xem Hình 2.13 và Hình 2.14).

Hình 2.13 Số dự án CDM đƣợc đăng ký, tính cho nƣớc chủ nhà (4.920 dự án), tính đến 31/10/2012

Nguồn: http://cmd.unfccc.int[24]

Hình 2.14 Số CER đã đƣợc phát hành cho nƣớc chủ nhà (1.036.301.578 CER) (tính đến ngày 31/10/2012)

Sự thành công về triển khai và thực hiện dự án CDM ở Trung Quốc là do một số nhân tố sau:

- Chính phủ đã thành lập một hệ thống quản lý CDM chuyên nghiệp, với chức năng rõ ràng và có sự phối hợp hiệu quả, bao gồm cả hỗ trợ tài chính, hướng dẫn về thể chế xây dựng và năng lực pháp lý.

- Ban điều hành CDM có đủ nguồn lực xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức trong cộng đồng từ Trung ương đến địa phương.

- Tạo cơ sở dữ liệu mở của các dự án CDM để cung cấp các yêu cầu và dịch vụ truy cứu thông tin cho người sử dụng

- Các thủ tục phê duyệt của các DNA Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đệ trình các dự án có chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu để đăng ký thành công dự án với EB.

- DNA ủy quyền cho các viện nghiên cứu thành lập các trung tâm quản lý dự án CDM với các trách nhiệm chính như sau:

+ Thiết lập cơ sở dữ liệu về quản lý phát triển dự án CDM, cung cấp và quản lý thông tin liên quan và ghi chép dữ liệu về CERs.

+ Theo dõi, giám sát việc thực hiện các dự án CDM.

+ Xây dựng năng lực quản lý hoạt động các dự án CDM và cung cấp dịch vụ quản lý, tư vấn kỹ thuật.

- Việc thực hiện các dự án có sự hướng dẫn, trợ giúp và kiểm soát của các viện nghiên cứu chứ không phải do chính phủ nên việc thực hiện minh bạch, hiệu quả, mang tính ứng dụng cao.

Bên cạnh những thành công thì Trung Quốc cũng gặp phải một số thách thức cần đổi mới và hoàn thiện trong quá trình thực hiện dự án CDM như:

- Trung Quốc cũng gặp phải thách thức về thời gian từ khi đăng ký dự án cho đến khi phát hành CERs đầu tiên mất nhiều thời gian hơn thực tế, bất kể là loại dự án CDM nào. Các lý do gồm:

+ Dự án chuyển từ nghiên cứu khả thi cho đến thực hiện thực tế, công việc bổ xung cho PDD hoặc các kế hoạch giám sát được yêu cầu trước khi CERs được ban hành.

+ Cuộc khủng hoảng tài chính có thể ảnh hưởng đến việc thu xếp tài chính cho dự án.

+ Các cơ quan tác nghiệp bị quá tải, do số lượng dự án đăng ký quá nhiều. - Sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng các dự án đệ trình phê duyệt tạo ra một nút cổ chai cả cho Trung Quốc và EB.

Nghiên những tác động của việc thực hiện dự án CDM tại Trung Quốc trong thời gian qua sẽ rút ra bài học từ những yếu tố làm nên thành công cho dự án CDM. Bài học kinh nghiệm này có thể có giá trị cho các nhà phát triển dự án trong tương lai tại Việt Nam cũng như tại các nước khác.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG THU HÚT DỰ ÁN CDM Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ HÀM Ý

Một phần của tài liệu Thu hút dự án theo cơ chế phát triển sạch ở Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 52)