Các nhân tố tác động đến giảm nghèo theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 33)

- Nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên

+ Vị trí địa lý: Đó là những nơi xa xôi, hẻo lánh giao thông đi lại khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo cao đối với

23

các vùng, địa phƣơng ở vào vị trí địa lý này. Bên cạnh đó, địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi sông suối và núi đá, đất dốc... vì vậy, việc tổ chức sản xuất kinh doanh và dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Đất bị xói mòn, dễ bị khô hạn, chi phí sản xuất cao, hiệu quả sản xuất rất thấp. Do điều kiện địa lý nhƣ vậy, họ dễ rơi vào thế cô lập với bên ngoài, khó tiếp cận đƣợc với các nguồn lực phát triển nhƣ: tín dụng, khoa học kỹ thuật, công nghệ, thị trƣờng, dịch vụ công... nên việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là phát triển hệ thống giao thông có ý nghĩa to lớn đối với việc giảm nghèo bền vững.

+ Đất đai: Đất canh tác ít, đất cằn cỗi, khó canh tác, năng suất cây trồng, vật nuôi đều thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những vùng thuần nông. Thiếu đất sản xuất ảnh hƣởng đến khả năng bảo đảm lƣơng thực của ngƣời nghèo và khả năng đa dạng hóa sản xuất để hƣớng tới những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, dẫn đến thu nhập của ngƣời nông dân thấp, việc tích lũy và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc không có. Bởi thế ngƣời nghèo lại tiếp tục nghèo.

+ Khí hậu, thời tiết khắc nghiệt: Đây cũng là nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng nghiêm trọng đến việc giảm nghèo bền vững, nhƣ: Hạn hán, lũ lụt, mƣa bão... Những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai thƣờng xuyên xảy ra, đặc biệt, khu vực miền Trung lụt bão, hạn hán thƣờng xuyên xảy ra đã làm ảnh hƣởng đến hiệu quả giảm nghèo bền vững.

- Các đoàn thể cộng đồng tham gia công tác giảm nghèo

Mục tiêu quốc gia XĐGN nói chung và giảm nghèo bền vững nói riêng là nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, trong đó Cấp ủy đảng có vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về XĐGN, giảm nghèo bền vững, chính quyền các cấp là cơ quan triển khai thực hiện thông qua việc xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch, đề án; Sự đóng góp quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu quốc gia

24

XĐGN, giảm nghèo bền vững phải kể đến sự tham gia của cả cộng đồng, đặc biệt sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp nhƣ Mặt trận, các đoàn thể, các tổ chức Hội và ngƣời dân.

Sau gần 30 mƣơi năm đổi mới, kể từ năm 1986 đến nay, Chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng, xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam là đúng đắn, hợp lòng dân, phù hợp với xu hƣớng chung của thế giới. Mặc dù kinh tế đất nƣớc, tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Quảng Trạch nói riêng còn không ít khó khăn nhƣng Đảng, Nhà nƣớc, cấp ủy, chính quyền địa phƣơng luôn xem công tác giảm nghèo, giảm nghèo bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng. An sinh xã hội và giảm nghèo luôn là một trong những lĩnh vực ƣu tiên hàng đầu. Những thành tựu có đƣợc trong xóa đói giảm nghèo cũng nhƣ giảm nghèo bền vững là nhờ nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và các cá nhân.

Thông qua mục tiêu quốc gia về XĐGN và giảm nghèo bền vững, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện tham gia thực hiện chƣơng trình, triển khai các nội dung nhƣ tiếp tục thực hiện quỹ “Ngày vì ngƣời nghèo”, xây dựng mạng lƣới “Tổ tín dụng tiết kiệm”, “Tổ tƣơng trợ”, “Quỹ tín dụng” cho ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp quy mô vừa và nhỏ ở cấp tỉnh, thành phố và cộng đồng, xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp và ngƣời dân đã xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch cụ thể, phù hợp với tình hình địa phƣơng, cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ XĐGN, giảm nghèo bền vững; Các tổ chức Hội, đoàn đã kết hợp với chính quyền các cấp triển khai đến tận hội viên, đoàn viên các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế, giúp nhau XĐGN; hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề, tổ chức tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, chuyển

25

giao khoa học công nghệ, đƣa các thông tin về thị trƣờng, giá cả; bồi dƣỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất và hỗ trợ về chính sách pháp luật về đất đai, thủy sản, trồng trọt, chế biến giúp ngƣời dân, đặc biệt đối với ngƣời nghèo nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng về sản xuất, kinh doanh vƣơn lên thoát nghèo; Tính liên kết cộng đồng trong Chƣơng trình XĐGN, giảm nghèo bền vững ngày càng cao và chặt chẽ thông qua mô hình do các đoàn thể tổ chức nhƣ nhóm tƣơng trợ tiết kiệm, tự nguyện góp vốn, tích luỹ nguồn quỹ để dành hỗ trợ giúp đỡ những hội viên khó khăn, những tổ nhóm giúp vốn, kỹ thuật, tự hƣớng dẫn nhau kinh nghiệm sản xuất. Công tác XĐGN, giảm nghèo bền vững đã thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội với những đóng góp công sức, tiền của cho ngƣời nghèo, xã nghèo...

Trong những năm qua, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn đƣợc giữ vững. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố quan trọng không thể thiếu để tổ chức thực hiện mục tiêu quốc gia XĐGN, giảm nghèo bền vững. Toàn xã hội đã phát huy tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, ý thức cộng đồng, nhƣờng cơm xẻ áo, tích cực tham gia khắc phục thiên tai, giúp đỡ ngƣời nghèo, ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… và chăm lo cải thiện đời sống của ngƣời dân, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang, cồn bãi.

Sự tác động của cộng đồng hƣớng đích bao gồm Nhà nƣớc - doanh nghiệp - cộng đồng mà hành vi cuối cùng là bản thân ngƣời nghèo, hộ nghèo vƣơn lên hòa nhập với cộng đồng cùng phát triển, đủ năng lực, trí tuệ, nguồn lực và truyền thống độc lập tự chủ XĐGN trong hiện tại, làm giàu bền vững trong tƣơng lai.

- Nhân tố về kinh tế

+ Quy mô và tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng tạo điều kiện tiền đề để ngƣời nghèo có cơ hội vƣơn lên nhờ hƣởng lợi từ tăng

26

trƣởng kinh tế mang lại. Mặt khác nhờ quy mô và tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, Nhà nƣớc tăng các nguồn thu và tích lũy tạo sức mạnh vật chất để thực hiện tốt hơn công tác giảm nghèo bền vững. Vì vậy, quy mô nền kinh tế lớn và tăng trƣởng kinh tế cao, bền vững là điều kiện quan trọng nhất để thực hiện giảm nghèo bền vững. Ngƣợc lại, nếu quy mô nền kinh tế nhỏ, tốc độ tăng trƣởng kinh tế chậm thì khả năng tăng tích lũy cho phát triển sẽ gặp trở ngại, nguồn lực dành cho giảm nghèo sẽ khó khăn. Bên cạnh đó, với lực lƣợng sản xuất ở trình độ thấp, cơ cấu kinh tế chậm tiến bộ, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu với trình độ canh tác lạc hậu, cơ cấu sản xuất trong nội bộ các ngành kinh tế chậm đổi mới, hàm lƣợng khoa học - kỹ thuật kết tinh trong sản phẩm thấp thì giá trị gia tăng trong giá trị sản phẩm sẽ nhỏ, khó cạnh tranh thị trƣờng thì khả năng giảm nghèo là rất thấp.

+ Khả năng huy động nguồn lực vật chất, tài chính là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại khi thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững. Để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững trên quy mô diện rộng và đạt đƣợc kết quả nhanh thì Nhà nƣớc và bản thân các hộ nghèo đều phải có nguồn lực. Nhà nƣớc có nguồn lực đủ mạnh để hình thành và thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ nhƣ: Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xã nghèo, vùng nghèo; hỗ trợ cho các doanh nghiệp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động; hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo về đời sống khi gặp rủi ro, thiên tai và hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chƣơng trình khuyến nông, đào tạo... Nguồn lực của Nhà nƣớc phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế, tỷ lệ tích lũy và chính sách chi tiêu của Chính phủ, khả năng vay nợ của nƣớc ngoài...

Về phía hộ gia đình nghèo, để phấn đấu thoát nghèo, họ cũng cần có nguồn lực để tự mình phấn đấu vƣơn lên. Nguồn lực họ có thể có đƣợc là từ

27

các nguồn hỗ trợ của Nhà nƣớc, của cộng đồng dân cƣ, vốn vay tín dụng và khả năng tích lũy của bản thân.

+ Vấn đề thị trƣờng cũng là một trong những nhân tố tác động đến giảm nghèo bền vững theo hai hƣớng thuận lợi và khó khăn.

Thứ nhất, thị trƣờng phát triển không đầy đủ, đặc biệt thị trƣờng yếu ớt hoặc không có thị trƣờng. Những vùng, hộ gia đình rơi vào trƣờng hợp này, thì đồng nghĩa với việc vùng, hộ gia đình đó gần nhƣ bị gạt ra khỏi vòng quay tiến trình phát triển. Điều này cũng đồng nghĩa với việc vùng và hộ gia đình đó khó thoát nghèo. Đây là vấn đề nan giải đối với vùng nghèo ở các khu vực miền núi, xa xôi hẻo lánh.

Thứ hai, thị trƣờng tƣơng đối phát triển: Thị trƣờng phát triển không chỉ tạo cơ hội cho các vùng và cá nhân có điều kiện phát triển mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với vùng nghèo và hộ nghèo vƣơn lên. Đó là khi thị trƣờng phát triển, cá nhân, hộ gia đình, vùng tiếp cận đầy đủ hơn đến các nguồn lực phát triển trong xã hội. Bởi trong kinh tế thị trƣờng, ngƣời ta buộc phải tính toán bằng giá trị và tính đủ giá trị cho mọi kết quả lao động, do đó lợi ích đƣợc chú trọng, trƣớc hết là lợi ích cá nhân. Cạnh tranh cũng thƣờng xuyên đặt con ngƣời vào thử thách năng lực nghề nghiệp, buộc con ngƣời phải tự khẳng định, phải thƣờng xuyên tự đổi mới, phát triển.

Mặt khác, mặt trái của kinh tế thị trƣờng là do chạy theo lợi nhuận vì lợi ích cá nhân, tăng trƣởng kinh tế bằng mọi giá đã làm cho tình trạng nghèo đói của một bộ phận dân cƣ không đƣợc chú ý giải quyết triệt để, dẫn đến phân hóa giàu, nghèo càng thêm sâu sắc, dễ xảy ra xung đột giai cấp và xã hội.

Trong thực tế, ngƣời nghèo, vùng nghèo là những ngƣời luôn bị thua thiệt trong cạnh tranh về sản xuất, kinh doanh. Họ không có điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi do thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu vốn, xa trung tâm kinh tế nên giá thành sản phẩm cao. Mặt khác họ là những ngƣời thiếu kinh

28

nghiệm làm ăn, ít hiểu biết, tay nghề thấp, không có sức khỏe... năng suất lao động thấp, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trƣờng. Do vậy, nguy cơ tụt hậu của họ so với xã hội càng trầm trọng hơn. Đòi hỏi Nhà nƣớc phải có giải pháp hỗ trợ họ khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trƣờng là một yêu cầu trong giảm nghèo bền vững.

- Nhóm nhân tố thuộc về xã hội

+ Dân số: Tình trạng nghèo liên quan chặt chẽ với sự gia tăng dân số và cơ cấu dân cƣ. Theo điều tra, bình quân nhân khẩu phải nuôi trên một lao động chính của các hộ nghèo thƣờng cao hơn các hộ giàu. Nhƣ vậy, phải chăng nghèo, dân trí thấp dẫn đến sinh đẻ nhiều và đến lƣợt nó, sinh đẻ nhiều lại càng làm cho đời sống khó khăn hơn. Do sinh đẻ nhiều, thời gian lao động và thu nhập của hộ gia đình sẽ giảm. Ngƣợc lại, nhân khẩu trong gia đình tăng nên mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ giảm. Sức khỏe của ngƣời mẹ đẻ nhiều cũng suy giảm và tác động đến sức khỏe của những đứa con sau khi sinh làm cho sức lao động giảm dần, nguy cơ nghèo sẽ tăng cao.

Trên góc độ quốc gia, dân số tăng nhanh thì mức gia tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời sẽ giảm. Với một nguồn lực hạn chế phải cân đối cho một lƣợng dân cƣ lớn hơn thì sẽ khó khăn cho việc huy động nguồn lực để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững. Nếu cơ cấu dân số trẻ cao thì áp lực đầu tƣ cho giáo dục sẽ lớn, đầu tƣ cho phát triển sản xuất sẽ giảm dẫn đến tăng trƣởng chậm. Một vấn đề khác nữa là, nếu tỷ lệ dân cƣ phân bổ ở những vùng nghèo tiềm lực và không theo quy hoạch của Nhà nƣớc cao thì nguy cơ xuống cấp môi trƣờng và tình trạng nghèo đói sẽ lớn.

+ Lao động: Nếu cơ cấu dân cƣ có tỷ lệ lao động thấp, một lao động chính phải nuôi nhiều ngƣời ăn theo thì khả năng tăng trƣởng kinh tế thấp, giảm nghèo bền vững sẽ khó khăn. Hoặc nếu cơ cấu lao động phân bổ chủ yếu trong nông nghiệp, tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ thấp, thì

29

đó là một bất lợi lớn cho việc tăng nhanh mức thu nhập bình quân đầu ngƣời, tỷ lệ tích lũy sẽ thấp, mức tăng trƣởng kinh tế chậm, giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

+ Bộ máy quản lý và cán bộ: Một vấn đề khác không kém phần quan trọng ảnh hƣởng đến thành quả thực hiện các mục tiêu giảm nghèo và giảm nghèo bền vững là vấn đề cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý điều hành gắn với cải cách hành chính công. Để hỗ trợ cho ngƣời dân nói chung và ngƣời nghèo nói riêng tiếp cận tốt với các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nƣớc, chuyển tải những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đến tận ngƣời dân, tổ chức triển khai thực hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các chƣơng trình, dự án đầu tƣ cho nông thôn, cho ngƣời nghèo, cần có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực, đảm bảo đủ số lƣợng, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức để thực thi nhiệm vụ. Thực tế cho thấy, các mô hình làm tốt công tác giảm nghèo bền vững đều cho thấy vai trò quan trọng của bộ máy và cán bộ ở các cấp nhất là cấp cơ sở. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, các chƣơng trình hỗ trợ thực hiện giảm nghèo có hiệu quả khi có sự tham gia của ngƣời dân, đặc biệt vai trò dẫn dắt của ngƣời cán bộ cơ sở hoặc ngƣời có uy tín trong cộng đồng dân cƣ.

+ Giáo dục: Chất lƣợng lao động gắn với việc nâng cao trình độ dân trí và chiến lƣợc phát triển giáo dục. Hầu hết những ngƣời nghèo, vùng nghèo ở Việt Nam là những nơi có trình độ dân trí thấp. Cùng với tác động của thu nhập thấp nên việc đầu tƣ chăm lo cho con cái học hành của các hộ gia đình nghèo và vùng nghèo ít đƣợc quan tâm hơn, ít đƣợc học vấn, ít đƣợc đào tạo nghề nên ít có cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao. Kết quả tỷ lệ đi học trong độ tuổi ở các vùng này sẽ thấp và nhƣ vậy, nguy cơ nghèo về tri thức dẫn đến nghèo về mọi mặt sẽ gia tăng.

30

+ Y tế: Ngƣời nghèo có thu nhập thấp và thƣờng tập trung ở vùng khó khăn nên ít có điều kiện để chăm lo sức khỏe, bệnh tật phát sinh, sức

Một phần của tài liệu Hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)