Nguyên nhân nghèo – tái nghèo

Một phần của tài liệu Hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 29)

1.2.4.1. Nguyên nhân nghèo

Việc xác định đúng đắn nguyên nhân nghèo là nội dung quan trọng giúp có những chính sách và giải pháp sát đúng để thực hiện có hiệu quả mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo không những trên thế giới mà còn ở Việt Nam.

Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xác định nguyên nhân của nghèo. Trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tới đói nghèo nhất là đói nghèo trên diện rộng, có tính chất xã hội. Nó cũng không phải là nguyên nhân thuần túy về mặt kinh tế hoặc do thiên tai dịch họa. Nguyên nhân của tình trạng nghèo có sự đan xen, thâm nhập vào nhau của cái tất yếu lẫn cái ngẫu nhiên, cái cơ bản và cái tức thời, cả nguyên nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, tự nhiên lẫn kinh tế, xã hội, bao gồm nguyên nhân chủ yếu sau:

19

- Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn đã và đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả vùng, khu vực.

- Nhóm nguyên nhân chủ quan của ngƣời nghèo: Thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xã hội, ốm đau, rủi ro...

- Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hƣớng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngƣ, chính sách trong giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh định cƣ, kinh tế mới và nguồn lực đầu tƣ còn hạn chế.

Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân về kinh tế là quan trọng nhất. Thật vậy, trình độ phát triển của một nƣớc, một vùng quyết định đến mức sống của ngƣời dân vùng đó. Bên cạnh đó, chính sách phân phối sản phẩm xã hội cũng góp phần quan trọng gây nên sự cách biệt về giàu nghèo; điều kiện tự nhiên, môi trƣờng cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên sự nghèo đói. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan đối với ngƣời lao động thì nguyên nhân chủ quan từ phía ngƣời lao động cũng rất quan trọng. Nghèo có thể do trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, do thiếu kinh nghiệm làm ăn hoặc không biết cách làm ăn, do lƣời biếng, nghiện ngập, do sức khỏe, do gia đình đông con cái,… (Trần Xuân Cầu, 2012, tr.415)

1.2.4.1. Nguyên nhân tái nghèo

Nguyên nhân tái nghèo đƣợc xác định chủ yếu bởi môi trƣờng vĩ mô thiếu hợp lý, chƣa kích thích đƣợc sự phát triển chung của xã hội và năng lực ngƣời nghèo còn nhiều hạn chế. Việc thiết kế chính sách chƣa sát thực, nhiều chính sách đƣa ra còn bất cập hay môi trƣờng kinh tế không thuận lợi, cơ sở hạ tầng thấp kém, không có thị trƣờng, thị trƣờng hoạt động yêu ớt hay thị trƣờng không

20

đầy đủ là nguyên nhân vĩ mô dẫn đến tình trạng tái nghèo của các hộ gia đình. Bên cạnh đó, mức độ đầu tƣ vốn của nhà nƣớc so với kế hoạch và yêu cầu còn thấp, sử dụng vốn chƣa hƣớng vào những nguyên nhân nghèo đói bức xúc nhất;

Bên cạnh đó, tái nghèo còn xuất phát từ năng lực của ngƣời nghèo nhƣ quy mô dân số hộ gia đình, tỷ lệ ngƣời sống phụ thuộc, giới tính của ngƣời làm chủ gia đình, chất lƣợng của ngƣời lao động nhƣ trình độ, sức khỏe, năng lực tài chính, đặc biệt thu nhập của hộ nghèo còn bấp bênh, đã và đang diễn ra tình trạng ỷ lại vào chính sách ƣu đãi và sự đầu tƣ của nhà nƣớc và sự hỗ trợ của cộng đồng... đó là những yếu tố cũng đồng thời là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái nghèo.

Đối với huyện Quảng Trạch, nguyên nhân tái nghèo còn do thiên tai, bão lũ, hạn hán. Hàng năm, trên địa bàn huyện Quảng Trạch phải gánh chịu từ 2 đến 4 cơn bão, kéo theo lũ lụt đã làm nhiều hộ gia đình thuộc diện cận nghèo rơi vào tình trạng nghèo, ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)