3.2.5.1. Những kết quả tích cực và nguyên nhân
- Những kết quả tích cực: Có thể khẳng định rằng: Trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình thời gian qua đã đạt đƣợc những thành tựu cơ bản: Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và đạt mục tiêu qua các năm; thu nhập của ngƣời nghèo tăng lên cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế, đặc biệt kinh tế tƣ nhân, hộ gia đình; khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cƣ tăng chậm chứng tỏ tăng trƣởng kinh tế đƣợc phân phối công bằng; các chƣơng trình, dự án, chính sách giảm nghèo cho những đối tƣợng đặc biệt nhƣ Chƣơng trình 135, Nghị quyết 30a... thực sự phát huy đƣợc tác dụng đã góp phần quan trọng vào kết quả giảm nghèo của huyện. Sau gần 05 năm (2009 – 2013) thực hiện chính sách giảm nghèo, toàn huyện đã xây dựng hoàn thành 1,641 nhà, chƣơng trình đã giúp 1,641 hộ nghèo có nhà ở an toàn, vững chắc; tạo điều kiện để các hộ yên tâm sản xuất [21], đến nay ở huyện đã xóa hết nhà tạm; các Chƣơng trình giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Trạch đã đƣợc các ngành, đơn vị, địa phƣơng quan tâm chỉ đạo thực hiện và huy động đƣợc sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo đƣợc sự đồng thuận và hƣởng ứng của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở, sự tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân, sự quan tâm chia sẽ, hỗ trợ của các đơn vị, cá nhân, các tổ chức ủng hộ chƣơng trình. Chƣơng trình giảm nghèo bền vững và hỗ trợ xây dựng nhà ở nông thôn đƣợc đẩy mạnh, thu nhập và đời sống nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện. Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hƣớng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 – 2020 tiếp tục triển khai và đạt đƣợc những kết quả tích cực.
76
- Nguyên nhân của những thành tựu giảm nghèo bền vững: Để đạt đƣợc những thành tựu tích cực trong giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình phải kể đến những nguyên nhân cơ bản sau:
+ Thứ nhất, là sự quyết tâm của Đảng, Nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc từ trung ƣơng đến địa phƣơng, trong thời gian qua đã hình thành và nhân rộng quỹ khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo, quỹ “Ngày vì ngƣời nghèo” với cách làm sáng tạo, linh hoạt, đã tạo đƣợc bƣớc đột phá về xóa nhà tạm, khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời nghèo.
+ Thư hai, sự đổi mới đƣờng lối, chủ trƣơng và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc vừa thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế cao, ổn định, đồng thời triển khai rộng rãi các biện pháp hỗ trợ ngƣời nghèo phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững.
+ Thứ ba, xác định đúng các nhóm đối tƣợng nghèo đói và nguyên nhân cụ thể dẫn đến nghèo đói của từng nhóm dân cƣ để triển khai chính sách hỗ trợ, giúp đỡ phù hợp. Chẵng hạn nhƣ đối với nhóm hộ nghèo do không biết cách làm ăn, nghèo do thiếu các tƣ liệu sản xuất thì triển khai các chính sách hỗ trợ vốn để mua tƣ liệu sản xuất, còn nhóm hộ nghèo do thiên tai, dịch bệnh, ốm đau thì phải có chính sách hỗ trợ đặc biệt nhƣ vừa cho vay vốn, vừa phải hƣớng dẫn sản xuất, chính sách y tế...
+ Thứ tư, sự tham gia và phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành vào hoạt động giảm nghèo ở địa phƣơng; sự nổ lực, phát huy tinh thần trách nhiệm của ngƣời làm công tác giảm nghèo đã đóng góp tích cực vào những kết quả đạt đƣợc trong những năm qua.
+ Thứ năm, triển khai linh hoạt các biện pháp khác nhau để thực hiện công tác giảm nghèo. Nhiều chƣơng trình, dự án đã đƣợc lồng ghép nhằm nâng cao đời sống của ngƣời nghèo, giảm mức độ chênh lệnh về chất lƣợng cuộc sống giữa các nhóm, vùng, khu vực nhƣ chƣơng trình nƣớc sạch nông thôn, môi trƣờng...
77
+ Thứ sáu, nhận thức về giảm nghèo và ý chí vƣơn lên làm giàu ngày càng đƣợc thấm sâu vào đội ngũ cán bộ và ngƣời dân. Nhiều tấm gƣơng quyết tâm thoát nghèo vƣơn lên làm giàu xuất hiện ở hầu hết các địa phƣơng, điển hình là ở các xã nhƣ: Quảng Thuận, Quảng Thọ, Quảng Hòa, Quảng Xuân… đây là một động lực quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xóa đói giảm nghèo, bởi vì đây là một nguyên nhân chủ quan có thể cản trở những yếu tố khách quan khác phát huy tác dụng.
+ Thứ bảy, là việc huy động nguồn lực trong xoá đói giảm nghèo. Với phƣơng châm huy động đa nguồn, qua các kênh, các hình thức huy động rất phong phú.
+ Thứ tám, chƣơng trình giảm nghèo bền vững đƣợc xây dựng trên cơ sở chiến lƣợc chung của cả nƣớc, đồng thời nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thể của huyện, có bƣớc đi phù hợp và gắn kết giữa phát triển, tăng trƣởng với giảm nghèo, tạo việc làm. Nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trƣởng cao, khá ổn định là nền tảng, động lực quan trọng tác động mạnh mẽ đến hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.
Từ những thành tựu giảm nghèo bền vững đã đạt đƣợc và những nguyên nhân của nó, tác giả luận văn xin rút ra kết luận sau: "Thành tựu giảm nghèo bền vững là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: hiệu quả công bằng hơn của tăng trƣởng kinh tế; tạo việc làm và tăng thu nhập; chính sách hỗ trợ, an sinh xã hội; phát triển kết cấu hạ tầng xã nghèo, sự tham gia và nỗ lực của cộng đồng trong công tác giảm nghèo bền vững và quan trọng nhất là nỗ lực thoát nghèo của chính ngƣời nghèo.
3.2.5.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
* Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động giảm nghèo bền vững:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện chƣơng trình, đề án của một số cấp ủy Đảng, chính quyền chƣa thực sự quyết liệt, trách nhiệm
78
chƣa cao. Qúa trình triển khai, phổ biến, tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách, mục đích, ý nghĩa của chƣơng trình giảm nghèo, cũng nhƣ các hoạt động giảm nghèo bền vững chƣa kịp thời và chƣa sâu rộng, do đó phần lớn ngƣời nghèo chƣa nhận thức rõ để tham gia ý kiến vào các chƣơng trình, dự án tại thôn, làng, xã. Sự phối kết hợp giữa các Sở, ban ngành, tổ chức, đoàn thể để thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo có lúc còn thiếu chặt chẽ, hình thức; việc lồng ghép các chƣơng trình, dự án có cùng mục tiêu tác động đến công tác giảm nghèo còn lúng túng, thiếu đồng bộ nên hiệu quả chƣa cao.
- Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa các nhóm dân cƣ diễn ra khá nhanh và kết quả giảm nghèo chƣa thực sự bền vững, việc làm thiếu ổn định, chỉ cần một biến cố trong cuộc sống nhƣ ốm đau, rủi ro, thiên tai, lũ lụt… thì số hộ thoát nghèo có khả năng lại tái nghèo, tình trạng tái nghèo và phát sinh hộ nghèo ở một số địa phƣơng còn lớn; tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã vùng khó khăn còn cao.
- Hệ thống chỉ tiêu theo giỏi, giám sát, đánh giá chƣơng trình giảm nghèo chƣa đƣợc tổ chức một cách có hệ thống và đồng bộ. Đánh giá công tác giảm nghèo, trên thực tế đã thực hiện giảm nghèo đa chiều với nhiều chính sách hỗ trợ đồng bộ nhƣ các hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn… Tuy nhiên vẫn dùng thu nhập làm thƣớc đo để xác định đối tƣợng nghèo, để lọt đối tƣợng nghèo bởi có những thứ không đƣợc bằng tiền nhƣ y tế, giáo dục… và cả sự hoà nhập cộng đồng. Chính vì vậy, đối tƣợng nghèo phải đƣợc nhìn ở nhiều góc độ khác nhau.
- Một bộ phận không nhỏ ngƣời nghèo, xã nghèo vẫn còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, chƣa chủ động vƣơn lên thoát nghèo. Một số địa phƣơng đã khống chế tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với thực tế dẫn đến một bộ phận ngƣời nghèo chƣa tiếp cận đƣợc với chính sách, dự án của chƣơng trình. Ngƣợc lại, có địa phƣơng muốn nâng tỷ lệ hộ nghèo cao hơn thực tế để đƣợc vào danh sách xã nghèo nhằm hƣởng lợi các chính sách, dự án của chƣơng trình.
79
- Năng lực sản xuất và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ y tế, giáo dục… cũng nhƣ cơ hội phát triển của một nhóm khá đông dân cƣ ở một số vùng đặc thù (vùng sâu, vùng xa, các xã bãi ngang, ven biển) rất thấp, chƣa có điều kiện hòa nhập với xu hƣớng phát triển chung của huyện.
- Việc xây dựng Chƣơng trình, Đề án, Kế hoạch triển khai các hoạt động giảm nghèo bền vững chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa sát thực với điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng, thiếu giải pháp đồng bộ, hoặc chƣa có tính đột phá trong giảm nghèo bền vững.
- Việc tổ chức thực hiện các chƣơng trình giảm nghèo bền vững chƣa bao phủ hết số hộ thực sự nghèo và không đồng đều ở một số địa phƣơng cả khu vực thành thị và nông thôn, đội ngủ cán bộ giảm nghèo vừa thiếu về số lƣợng vừa yếu về năng lực.
- Nguồn lực huy động cho chƣơng trình giảm nghèo bền vững còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra. Sản xuất nông, lâm nghiệp, nghành nghề nông thôn phát triển chƣa mạnh, đầu ra cho các sản phẩm nông lâm nghiệp chƣa ổn định, vì vậy chƣa tạo ra bƣớc đột phá từ sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn.
- Chế độ thông tin, báo cáo giữa ba cấp (tỉnh, huyện, xã) chƣa thƣờng xuyên, thiếu kịp thời gây khó khăn cho việc quản lý, điều hành chung. Cơ chế đánh giá hiệu quả của Chƣơng trình chƣa đƣợc chú trọng, còn nặng về hình thức, một số nơi, ngƣời dân chƣa đƣợc tham gia góp ý vào hạng mục công trình, các chƣơng trình, dự án nhằm giảm nghèo bền vững và tạo việc làm.
- Nhu cầu vay của hộ nghèo và các đối tƣợng ngày càng lớn nhƣng vốn còn quá hạn hẹp, lại thiếu tính ổn định. Mức vay cho một số chƣơng trình còn thấp, chƣa sát với thực tế biến động của giá cả thị trƣờng, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao.
80
- Một số cơ chế chính sách hỗ trợ chƣa thật phù hợp với ngƣời nghèo, xã nghèo và tổ chức thực hiện chƣa tốt ở cấp cơ sở cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả của các hoạt động giảm nghèo bền vững.
Nhìn lại trong 03 năm (2011 – 2013), Quảng Trạch đã giảm đƣợc 3,724 hộ nghèo, đạt 81.49% so với mục tiêu cụ thể đƣợc đặt ra trong giai đoạn 2011 – 2015. Để đạt đƣợc kết quả đó trong điều kiện khó khăn do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng nền kinh tế thế giới cũng nhƣ điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, Quảng Trạch đã có sự thống nhất trong nhận thức và hành động, giảm nghèo bền vững đƣợc nhìn nhận và giải quyết ở nhiều góc độ đa chiều. Chính vì vậy, nhiều chính sách giảm nghèo bền vững đã đƣợc triển khai nhƣ: chính sách tín dụng; chính sách về y tế, giáo dục, chính sách hỗ trợ về nhà ở, chính sách an sinh xã hội, dạy nghề...
Tính hiệu quả của chính sách giảm nghèo bền vững đối với nhóm hộ điều tra đƣợc thể hiện ở Bảng 3.11. Qua đó ta thấy, việc vận dụng các chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Quảng Trạch hiệu quả chƣa cao, tỷ lệ hộ nghèo đánh giá hiệu quả thấp và không hiệu quả chiếm 40%.
Để các chính sách hỗ trợ hộ nghèo thực sự đến từng ngƣời nghèo, hộ nghèo, huyện Quảng Trạch cần quân tâm đánh giá tính hiệu quả của việc thực hiện chính sách hàng năm để kịp thời điều chỉnh, đồng thời rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức, quản lý.
Bảng 3.11: Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách giảm nghèo bền vững qua các hộ điều tra
Chỉ tiêu Số lƣợng (Hộ) Tỷ lệ (%)
1. Hiệu quả 66 60.00
2. Hiệu quả thấp 28 25.45
3. Không hiệu quả 16 14.55
Tổng cộng 110 100
81
* Nguyên nhân tồn tại, hạn chế: - Nguyên nhân chủ quan:
+ Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở còn thiếu chủ động. Ban chỉ đạo giảm nghèo ở một số xã hoạt động còn kém hiệu quả, có nơi xây dựng Chƣơng trình chƣa cụ thể với tình hình địa phƣơng, cán bộ chủ chốt ở một số cơ sở chƣa nhận thức đầy đủ, chỉ đạo chƣa kiên quyết, tinh thần trách nhiệm chƣa cao, thiếu chủ động phối hợp. Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chƣơng trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn chƣa đƣợc thƣờng xuyên, dẫn đến một số đơn vị, địa phƣơng thực hiện còn thiếu sót, không đƣợc điều chỉnh kịp thời. Một số đơn vị đƣợc phân công giúp đỡ xã nghèo chƣa quan tâm thƣờng xuyên, thiếu sâu sát hoặc lúng túng trong tổ chức thực hiện.
+ Có nhiều chủ trƣơng, chính sách về giảm nghèo nhƣng giao cho nhiều ngành, nhiều đơn vị thực hiện nên còn dàn trải, thiếu sự tập trung, thống nhất. Các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh có liên quan đến các chƣơng trình giảm nghèo chƣa hƣớng dẫn kịp thời, cụ thể cho cơ quan, ngành, địa phƣơng về định mức, tiêu chí phân bổ vốn, chế độ tài chính - kế toán hiện hành và nghiệp vụ triển khai các hoạt động của chƣơng trình nên việc triển khai thực hiện một số chính sách, dự án gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Mặt khác có nhiều chính sách ƣu tiên hỗ trợ hộ nghèo nên không khuyến khích ngƣời dân thoát nghèo.
+ Các nguồn vốn của Trung ƣơng bổ sung chậm, thƣờng vào hết quý 3 hàng năm, do vậy việc giải ngân không đạt kế hoạch.
+ Theo quy định thì mục tiêu, chỉ tiêu của chƣơng trình mục tiêu Quốc gia đƣợc lựa chọn phải cụ thể, rõ ràng, đo lƣờng đƣợc, phù hợp với mục tiêu chiến lƣợc, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đặt ra. Tuy nhiên, trong việc lập và phân bổ kế hoạch chƣơng trình mục tiêu Quốc gia có cơ quan, ngành,
82
địa phƣơng chƣa xuất phát từ nhu cầu thực tế nên khi đƣợc giao lập kế hoạch, chỉ tiêu chƣa sát với thực tế dẫn đến khi giao kế hoạch thực hiện không sự dụng hết nguồn vốn giao.
+ Quy định về cơ chế, chính sách của các văn bản liên quan đến triển khai chƣơng trình giảm nghèo còn một số bất cập, chƣa phù hợp với thực tiễn, hoặc có sự chồng chéo, chƣa thống nhất, gây khó khăn trong tổ chức thực hiện. Nhu cầu đặt ra khi xây dựng các dự án thì lớn, mong muốn nhiều nhƣng khả năng đáp ứng thì có hạn, nhất là nguồn vốn. Phần lớn các chƣơng trình đầu tƣ mục đích là hƣớng đến vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, bãi ngang, cồn bãi có điều kiện tự nhiên bất lợi, do đó việc triển khai thực hiện chƣơng trình gặp khó khăn trở ngại.
+ Một số chỉ tiêu đƣợc giao chƣa sát hợp với thực tế, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Một số địa phƣơng chƣa huy động đƣợc các nguồn lực, sức mạnh tổng hợp trong nhân dân dân, chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nƣớc nên có nhiều công trình, dự án thực hiện chậm tiến độ, hiệu quả không cao.
+ Đội ngủ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở còn hạn chế về năng lực, trình độ, lại đảm nhiệm khối lƣợng công việc rất lớn, do đó đã ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả thực hiện của chƣơng trình.
+ Việc điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm ở một số địa phƣơng, cơ sở còn thiếu chính xác, do đó một số chính sách, dự án giảm nghèo tác động không đúng đối tƣợng. Mặt khác, một bộ phận ngƣời nghèo lại không đƣợc