Đánh giá thực trạng hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 78)

trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

3.2.4.1. Tình hình việc làm và chất lượng lao động của hộ nghèo thuộc nhóm hộ điều tra

* Tình hình nhân khẩu của nhóm hộ điều tra

Qua bảng 3.6 về tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra ta thấy, tổng số nhân khẩu của 110 hộ điều tra là 332 khẩu, trong đó nam 150 ngƣời, chiếm 45.18%, nữ 182 ngƣời, chiếm 54.82%, cao hơn nhân khẩu nam là 9.64%; Nhân khẩu trong độ tuổi lao động 239 ngƣời, trong đó lao động nam là 114 ngƣời, chiếm 47.70%; lao động nữ 125 ngƣời, chiếm 52.30%.

Qua đó ta thấy, số lao động nam và nữ tƣơng đối đồng đều. Đây là một yếu tố thuận lợi trong phân bổ lao động tại các ngành nghề kinh tế, là điều kiện tích cực để phát triển đa ngành, đa nghề phù hợp với đặc điểm lao động của địa phƣơng.

Bảng 3.6: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ nghèo điều tra

Chỉ tiêu Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) 1. Tổng số nhân khẩu 332 100 Trong đó: - Nam 150 45.18 - Nữ 182 54.82

2. Nhân khẩu trong độ tuổi lao động 239 100

Trong đó:

- Nam 114 47.70

- Nữ 125 52.30

Nguồn: Tác giả tổng hợp điều tra * Chất lượng lao động của nhóm hộ điều tra

68

huyện Quảng Trạch nói riêng là nhỏ bé, hạn chế nhiều về mặt thể lực. Thực tiễn còn cho thấy, vấn đề vệ sinh thực phẩm rất đáng lo ngại, việc sử dụng các hóa chất bừa bãi không đúng quy định về an toàn thực phẩm đang diễn ra hàng ngày làm ảnh hƣởng đến sức khỏe của nhân dân. Ngoài ra, một số chỉ tiêu có liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trƣờng còn ở mức thấp, đặc biệt là ở những nơi vùng sâu, vùng xa có trình độ dân trí thấp... Tất cả những điều đó phản ánh phần nào sự hạn chế về mặt thể lực của lực lƣợng lao động ở huyện Quảng Trạch nói riêng cũng nhƣ lực lƣợng lao động ở Việt Nam nói chung.

- Trình độ văn hóa: Đối với nguồn lao động thì trình độ học vấn là một trong những tiêu chí cơ bản, là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lƣợng, khả năng và hiệu quả làm việc của nguồn lao động. Trong thời đại ngày nay, khoa học - công nghệ đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội thì trình độ học vấn càng trở lên quan trọng. Ngƣời lao động chỉ có thể tìm đƣợc việc làm ở những nơi có dây chuyền sản xuất ở mức độ trung bình, tiên tiến đến hiện đại, một khi họ có trình độ học vấn cao và trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định.

Chất lƣợng lao động của các hộ điều tra, khảo sát đƣợc thể hiện ở bảng 3.6: - Lao động tốt nghiệp phổ thông trung học: 64 ngƣời, chiếm 26.78% tổng số lao động;

- Lao động có trình độ tốt nghiệp THCS: 79 ngƣời, chiếm 33.05%; - Lao động có trình độ tốt nghiệp Tiểu học: 62 ngƣời, chiếm 25.94%; - Lao động chƣa tốt nghiệp tiểu học và không biết chữ: 34 ngƣời, chiếm tỷ lệ 14.23%.

Nhƣ vậy, lao động có trình độ văn hóa ở cấp Tiểu học, chƣa tốt nghiệp Tiểu học và không biết chữ còn ở mức tỷ lệ cao, chiếm 40.17%, đây là khó khăn lớn đối với công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Bởi vì những ngành nghề có công nghệ tiên tiến đòi hỏi ngƣời lao động phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông thì mới có thể tiếp thu đƣợc chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp.

69

Thực trạng trên đặt ra, nếu huyện không có giải pháp hữu hiệu để tăng nhanh tỷ lệ lao động phổ thông trung học thì khó có thể thực hiện đƣợc mục tiêu nâng cao chất lƣợng nguồn lực lao động đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của ngƣời lao động là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lƣợng và khả năng hoàn thành công việc của ngƣời lao động.

Qua nghiên cứu bảng 3.7 ta thấy, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lƣợng lao động của các hộ điều tra rất thấp, số lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao (77.41%); công nhân kỹ thuật không có bằng chiếm 8.79%; Sơ cấp nghề chiếm 5.86%; Trung cấp nghề chiếm 4.60%; Trung học chuyên nghiệp chiếm 1.26%; cao đẳng, đại học chiếm 2.09%.

Nhƣ vậy, công tác đào tạo nghề của huyện còn yếu kém cho nên tỷ lệ lao động chƣa đƣợc đào tạo nghề còn ở mức cao. Mặt khác, trong số lao động đã đƣợc đào tạo nghề còn bộc lộ sự mất cân đối lớn về cơ cấu; từ số liệu chất lƣợng lao động của các hộ điều tra cho thấy: số công nhân lao động trực tiếp chiếm 92.06% (số lao động không có chuyên môn kỷ thuật, công nhân kỷ thuật không có bằng, Sơ cấp nghề), trung học chuyên nghiệp, Trung cấp nghề chiếm 5.86% và cao đẳng, đại học chiếm 2.09%. So sánh các tỷ lệ trên với nhau (giữa công nhân lao động trực tiếp với bậc trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề và bậc cao đẳng, đại học) cho ta một cơ cấu: công nhân kỹ thuật/ trung học chuyên nghiệp/ cao đẳng - đại học là 44.1/1.4/1; nghĩa là ứng với 44.1 lao động có trình độ sơ cấp, có 1.4 lao động trung cấp và 1 lao động cao đẳng, đại học. Tỷ lệ trên so với tiêu chí của tổ chức lao động quốc tế (ILO) xây dựng áp dụng cho các nƣớc có thu nhập GDP bình quân 300 - 450 USD/ngƣời/năm là 7/2/1 từ đó cho thấy: cơ cấu lao động đƣợc đào tạo chƣa đƣợc hợp lý, mất cân đối nghiêm trọng; từ cơ cấu này sẽ gây ra khó khăn trong việc bố trí, sử dụng lao động có hiệu quả, là nguyên nhân

70

dẫn đến tình trạng"thừa thầy, thiếu thợ", năng suất chất lƣợng lao động thấp. Sự hạn chế về chất lƣợng nguồn lao động có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là bắt nguồn từ sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo của huyện trong những năm qua. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan là do trên 95% dân số và khoảng 73% lực lƣợng lao động ở nông thôn; vấn đề đào tạo nghề cho ngƣời lao động đã chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Do đó, lao động ở nông thôn chủ yếu là lao động phổ thông chiếm tới 92.06% chƣa qua đào tạo.

71

Bảng 3.7: Chất lƣợng lao động của các hộ nghèo điều tra Nhóm tuổi Chỉ tiêu Tổng số lao động (ngƣời) 15 - 24 25 – 34 35 – 44 45 – 54 55 – 60 1. Trình độ chuyên môn 239 81 43 53 45 17

- Không có chuyên môn kỹ thuật 185 58 18 47 45 17

- Công nhân kỹ thuật không có bằng 21 6 11 4 0 0

- Sơ cấp nghề 14 6 7 1 0 0

- Trung cấp nghề 11 7 3 1 0 0

- Trung học chuyên nghiệp 3 0 3 0 0 0

- Cao đẵng 3 3 0 0 0 0

- Đại học trở lên 2 1 1 0 0 0

2. Trình độ văn hóa 239 81 43 53 45 17

- Chƣa TN Tiểu học và không biết chữ 34 4 3 6 16 5

- Tốt nghiệp Tiểu học 62 6 7 25 16 8

- Tốt nghiệp THCS 79 39 10 17 9 4

- Tốt nghiệp PTTH 64 32 23 5 4 0

72

3.2.4.2. Tình hình việc làm của nhóm hộ điều tra

Bảng 3.8 cho ta thấy, lực lƣợng lao động của nhóm hộ điều tra tập trung chủ yếu vào sản xuất ngành nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 55.65% trong tổng số lao động của nhóm hộ điều tra, phân bổ không đồng đều ở các nhóm tuổi, nhóm tuổi từ 35 – 44 có số lƣợng lao động cao nhất với 46 ngƣời, chiếm 34.59%, nhóm tuổi từ 45 – 54 có số lƣợng lao động thấp nhất với 12 ngƣời, chiếm 11.76% ; ngành công nghiệp – xây dựng và lao động làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc có số lƣợng bằng nhau (34 lao động), chiếm 14.78% mỗi ngành; lao động trong ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ 14.35% ; lao động trong các ngành nghề TTCN chiếm 6.09%, các ngành nghề khác chiếm 5.65%.

Bảng 3.8: Tình hình việc làm của nhóm hộ điều tra Nhóm tuổi Ngành nghề Tổng số lao động (ngƣời) 15 đến 24 25 đến 34 35 đến 44 45 đến 54 55 đến 60

I. Làm việc trong các ngành kinh tế 169 25 27 56 45 16

1. Ngành Nông nghiệp 133 18 13 46 41 15

2. Công nghiệp – Xây dựng 8 6 1 1

3. Dịch vụ 12 1 3 5 3

4. Ngành nghề - TTCN 10 3 2 4 1

5. Công nhân viên chức 2 1 1

6. Ngành nghề khác 4 2 2

II. Thiếu việc làm 70 48 11 4 4 3

Tổng cộng 239 73 38 60 49 19

Nguồn: Tác giả tổng hợp điều tra 3.2.4.3. Tình hình thu nhập của hộ nghèo nhóm hộ điều tra

Nhìn chung, Quảng Trạch trong những năm gần đây xuất hiện những nhân tố mới và sản xuất hàng hóa, xuất hiện nhiều hộ gia đình biết cách làm ăn

73

theo cơ chế thị trƣờng, biết làm giàu một cách chính đáng. Tuy nhiên, đời sống của hộ nghèo, cận nghèo vẫn gặp nhiều khó khăn, thu nhập vẫn còn ở mức thấp.

Bảng 3.9: Tình hình thu nhập của hộ nghèo nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu Tổng số (ngƣời) Tỷ lệ (%) I. Mức thu nhập 110 100 1. Dƣới 1 triệu đồng 44 40 2. Từ 1 đến 2 triệu đồng 41 37.27 3. Từ 2 đến 3 triệu đồng 20 18.18 4.Từ 3 đến 4 triệu đồng 4 3.64 5. Trến 4 triệu đồng 1 0.91

II. Nhu cầu chi tiêu 110 100

1. Dƣ thừa 0 0

2. Vừa đủ 9 8.18

3. Không đủ 101 91.82

Nguồn: Tác giả tổng hợp điều tra

Qua bảng 3.9 cho thấy nhóm hộ nghèo có thu nhập từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ thấp 3.64%, hộ nghèo có mức thu nhập dƣới 1 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao 40%, lao động có thu nhập từ 4 triệu đồng trở lên chiếm tỷ lệ 0.91%. Số hộ nghèo không đủ nhu cầu chi tiêu chiếm tỷ lệ rất lớn 91.82%, vừa đủ nhu cầu tiêu dùng chiếm 8.18%.

Thu nhập của nhóm hộ nghèo điều tra còn ở mức thấp. Do đó, cần có những biện pháp phù hợp và chính sách ƣu tiên để hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho ngƣời ngƣời nghèo nhƣ hỗ trợ vốn vay ƣu đãi hộ nghèo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt hƣớng dẫn, định hƣớng cho ngƣời nghèo, hộ nghèo cách làm ăn, từng bƣớc thoát nghèo.

3.2.4.4. Tình hình tiếp cận các chính sách dành cho đối tượng nghèo

Qua bảng 3.10 ta thấy, ngƣời nghèo, hộ nghèo trên địa bàn huyện Quảng Trạch đƣợc tiếp cận chính sách hỗ trợ tiền điện đạt 100%, tiếp cận chính sách về y

74

tế chiếm tỷ lệ cao 86.36%. Trong khi đó, chính sách vay vốn giải quyết việc làm dành cho ngƣời nghèo, hộ nghèo còn hạn chế. Hộ nghèo đƣợc vay vốn giải quyết việc làm chỉ chiếm 16.36%, đặc biệt hơn nghèo vay vốn giảm nghèo chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn 38.18%, hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề chiếm 26.36%.

Thực tiễn cho thấy, việc triển khai thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về giảm nghèo trên địa bàn đạt hiệu quả chƣa cao; tỷ lệ hộ nghèo đƣợc tiếp cận các chính sách hỗ trợ còn hạn chế, đặc biệt các chính sách quan trọng, có tính quyết định giúp hộ nghèo phát triển kinh tế, vƣơn lên thoát nghèo còn đạt tỷ lệ thấp. Chính vì vậy, nhiệm vụ giảm nghèo ở huyện Quảng Trạch đang là vấn đề cấp bách đặt ra, cần có hệ thống các giải pháp phù hợp, thiết thực để giúp ngƣời nghèo, hộ nghèo thoát nghèo.

Bảng 3.10: Tình hình tiếp cận các chính sách dành cho đối tƣợng nghèo

Chỉ tiêu Tổng (Hộ) Số lƣợng tiếp cận (Hộ) Tỷ lệ (%) Không (Hộ) Tỷ lệ (%)

1. Nguồn vốn vay giảm nghèo 110 42 38.18 68 61.82

2. Hỗ trợ về nhà ở 110 15 13.64 95 86.36

3. Hỗ trợ về y tế 110 91 82.73 19 17.27

4. Hỗ trợ về giáo dục 110 60 54.55 50 45.45 5. Hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề 110 29 26.36 81 73.64 6. Tham gia các lớp khuyến nông,

lâm, ngƣ

110 30 27.27 80 72.73 7. Hỗ trợ đất sản xuất 110 8 7.27 102 92.73 8. Vay vốn giải quyết việc làm 110 18 16.36 92 83.64

9. Hỗ trợ tiền điện 110 110 100.00 0 0

10. Hỗ trợ pháp lý 110 0 0 110 0

75

Một phần của tài liệu Hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)