Luận văn này có các phƣơng pháp phân tích dữ liệu và tài liệu nhƣ sau:
2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phân tích các tài liệu thứ cấp bao gồm tạp chí, sách, báo cáo và các tài liệu khác. Phƣơng pháp này giúp chúng tôi kế thừa thành quả nghiên cứu trƣớc đó về hệ thống lý thuyết, phƣơng pháp, bằng chứng thực nghiệm và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
2.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng dữ liệu sơ cấp từ điều tra, luận văn sẽ cung cấp những thông tin định lƣợng về nghèo trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Phƣơng pháp này cung cấp thêm bằng chứng định lƣợng, tạo cơ sở khoa học cho việc phân tích các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu; Dữ liệu khảo sát giúp đánh giá thực trạng nghèo, việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, ngƣời nghèo, tình hình việc làm, lao động, thu nhập của hộ nghèo, đồng thời tìm hiểu những khó khăn của hộ nghèo trong quá trình sản xuất, vƣơn lên thoát nghèo. Dữ liệu khảo sát là cơ sở để đánh giá, phân tích và xây dựng một số giải pháp khắc phục nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động giảm nghèo.
45
2.2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Hệ thống các số liệu đƣợc sử dụng trong Luận văn bao gồm số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp (số liệu điều tra). Để phản ánh một cách đúng đắn và tổng thể sự biến động của các chỉ tiêu về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, phân tích trong từng điều kiện cụ thể của từng tiêu chí, đồng thời so sánh sự biến động (tăng, giảm) để biết quá trình vận động, thay đổi của hệ thống các tiêu chí. Đây là phƣơng pháp quan trọng để nhận biết tính hiểu quả của các hoạt động về giảm nghèo bền vững cũng nhƣ những vấn đề còn tồn tại, từ đó có những giải pháp điều chỉnh, áp dụng phù hợp nhằm nâng cao tính hiệu quả của hoạt động giảm nghèo bền vững.
2.2.2.4. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Do nghèo đói và giảm nghèo bị tác động bởi rất nhiều nhân tố khác nhau, do vậy trong khi phân tích đã vận dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học, tạm gạt bỏ những nhân tố ngẫu nhiên, ít quan trọng hơn để tập trung vào vấn đề phân tích đánh giá những nhân tố quan trọng nhất tác động tới giảm nghèo bền vững.
46
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH
Quảng Trạch là huyện có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng về con ngƣời, tài nguyên thiên nhiên: biển, đất đai, khoáng sản …. Chính vì vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững trên địa bàn, góp phần cùng tỉnh Quảng Bình và cả nƣớc từng bƣớc hoàn thành các mục tiêu quốc gia về XĐGN.