Các chính sách giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 73)

3.2.3.1. Thực hiện các dự án nâng cao năng lực cho cán bộ

- Thông qua việc thực hiện chƣơng trình nhận thức về trách nhiệm của các cấp, các ngành và chính ngƣời nghèo đã đƣợc nâng cao.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực đối với đội ngủ làm công tác giảm nghèo bền vững từ huyện đến cơ sở, đặc biệt đối với Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, Chủ tịch các tổ chức Hội nhƣ: Hội cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, cán bộ Lao động TB&XH của 34 xã, thị trấn và cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện;

- Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng phát triển kinh tế hộ gia đình cho các hộ nghèo, gắn với mô hình kinh tế phù hợp với từng đối tƣợng, từng địa phƣơng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa giải quyết việc làm, vừa nâng cao thu nhập đối với hộ nghèo.

3.2.3.2. Thực hiện các dự án tín dụng cho hộ nghèo

Thực hiện chính sách tín dụng cho hộ nghèo luôn đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Qua bảng 3.5 cho ta thấy, trong những năm qua, doanh số cho vay có xu hƣớng tăng đều, đặc biệt doanh số cho vay hộ nghèo là 145.194 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 168.343 tỷ đồng năm 2013, bình quân trong 03 năm tăng 9.92%. Đây là nguồn vốn vay trực tiếp giúp ngƣời nghèo, hộ nghèo tham gia sản xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất kinh doanh chủ yếu tập trung vào các ngành nghề phù hợp với trình độ, kỹ thuật chuyên môn của ngƣời lao động nhƣ ngành xây dựng (phụ nề), các ngành nghề khác nhƣ đan nón, đan lát, mây tre đan... việc cho vay vốn tạo điều kiện hộ nghèo sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần phục hồi và phát triển thêm các ngành nghề TTCN trên địa bàn huyện; chính sách cho vay HSSV có xu hƣớng giảm, doanh số cho vay HSSV năm 2011 là 160.769 tỷ đồng xuống 155.769 tỷ đồng năm 2013. Bên cạnh đó, thực hiện một số chính sách tín dụng nhƣ: cho vay

63

hộ nghèo về nhà ở, cho vay hộ nghèo xây chòi tránh lũ và cho vay hộ cận nghèo. Tổng doanh số cho vay hộ nghèo, hộ cần nghèo năm 2013 là 350.663 tỷ đồng tăng so với năm 2011 là 34.556 tỷ đồng.

Bảng 3.5: Tình hình vay vốn giảm ngheo trong thời gian qua

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 12/11 13/12

1. Cho vay hộ nghèo 145,194 153,149 168,343 104.94 109.92 2. Cho vay học sinh sinh viên 160,769 177,767 155,769 110.57 87.63 3. Cho vay hộ nghèo về nhà ở 10,144 11,967 11,916 117.97 99.57 4. Cho vay hộ nghèo xây chòi

tránh lũ

0 400 490 - 122.50

5. Cho vay hộ cận nghèo 0 0 14,145 - -

Tổng cộng 316,107 343,283 350,663 108.39 102.15

Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Trạch 3.2.3.3. Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở

Sau gần 05 năm thực hiện (2009 – 2013), toàn huyện đã hỗ trợ xây dựng hoàn thành 1.641 nhà. Chƣơng trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đã giúp cho 1.641 hộ nghèo có nhà ở an toàn, vững chắc; tạo điều kiện để các hộ yên tâm sản xuất, cải thiện đời sống, vƣơn lên thoát nghèo, góp phần thay đổi bộ mặt thôn, xóm. Việc thực hiện thành công chƣơng trình 167 giai đoạn I là một thuận lợi để huyện tiếp tục triển khai chƣơng trình 167 giai đoạn II và chƣơng trình hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ lụt theo Quyết định 716/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ.

3.2.3.4. Hỗ trợ về y tế, giáo dục

- Thực hiện Quyết định 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho ngƣời nghèo đã triển khai cấp thẻ bảo hiểm y tế

64

phục vụ khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo, hộ nghèo từ Trạm Y tế cấp xã đến Bệnh viên tuyến trên. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 34 trạm y tế cấp xã, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ về y tế đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Việc tổ chức miễn giảm học phí cũng nhƣ cho học sinh vay vốn đối với học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đƣợc chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Nhờ vậy, học sinh và phụ huynh học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo yên tâm, động viên con em đến trƣờng, đồng thời giảm bớt gánh nặng đối với gia đình, tạo cơ hội để hộ nghèo vƣơn lên trong cuộc sống.

3.2.3.5. Hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề

Trong 03 năm (2011 – 2013), Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Trạch đã thực hiện chính sách tín dụng nhằm đảm bảo hỗ trợ về nguồn vốn sản xuất đặc biệt với hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn; Tính trong 03 năm, doanh số cho vay giải quyết việc làm là 42 tỷ 147 triệu đồng, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 97 tỷ 679 triệu đồng. Chính sách tín dụng đã tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ khó khăn có nguồn vốn để phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, từng bƣớc nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống và vƣơn lên thoát nghèo.

3.2.3.6. Khuyến nông, lâm, ngư cho người nghèo

Mở các lớp chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất đối với hộ nghèo nhƣ: Kỹ thuật thâm canh lúa, ngô, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cải tạo vƣờn tạp, kỹ thuật nuôi cá, các giống gà. Thông qua lớp tập huấn giúp hộ nghèo nâng cao kiến thức và tiếp thu kỹ thuật sản xuất để chủ động áp dụng vào sản xuất kinh doanh.

3.2.3.7. Xây dựng cơ sở hạ tầng các xã nghèo, đặc biệt khó khăn

Huyện Quảng Trạch từ năm 2011 đến nay, bằng nguồn vốn chƣơng trình 135, huyện đã đầu tƣ xây dựng nhiều công trình hạ tầng thiết yếu nhƣ:

65

Trạm điện, đƣờng giao thông, trạm y tế, trƣờng học và hệ thống thủy lợi tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn. Đáng chú ý là hệ thống công trình thủy lợi đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giúp nông dân tích cực đƣa những cây trồng có năng suất, chất lƣợng cao vào luân canh tăng vụ. Điển hình nhƣ xã Quảng Hải nhờ nguồn vốn của chƣơng trình 135 đến nay đã có nhiều công trình thủy lợi đƣợc nâng cấp, xây mới nhƣ bê tông hóa các tuyến kênh mƣơng nội đồng, đƣờng ống dẫn nƣớc vƣợt sông Gianh tạo điều kiện giúp bà con nông dân chủ động tƣới phục vụ sản xuất; việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn còn đƣợc triển khai tại các xã nhƣ: Quảng Minh, Phù Hóa, Quảng Lộc, Quảng Hƣng, Quảng Đông... chƣơng trình đã thực sự tác động tích cực đến đời sống của nhân dân nói chung và hộ nghèo, vùng nghèo nói riêng.

3.2.3.8. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất

Diện tích đất sản xuất đƣợc hỗ trợ, các hộ sử dụng để trồng các loại cây hoa màu ngắn ngày, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, mô hình cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản... đáp ứng đƣợc nhu cầu lƣơng thực trƣớc mắt và từng bƣớc khắc phục tình trạng thiếu đói, đồng thời tạo việc làm, góp phần ổn định cuộc sống cho hộ nghèo, tạo tâm lý yên tâm để lao động, sản xuất, phấn đấu thoát nghèo.

3.2.3.9. Thực hiện chương trình đào tạo, dạy nghề

Dạy nghề, huấn luyện nghề nhằm nâng cao chất lƣợng lao động, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu học nghề của ngƣời lao động, đặc biệt là ngƣời nghèo và yêu cầu của thị trƣờng lao động; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi đề ngƣời nghèo tham gia học nghề, tập huấn nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình, phấn đấu để mọi ngƣời dân đến tuổi lao động đều đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng huấn luyện nghề.

66

- Giải quyết việc làm với phƣơng châm tạo việc làm cho ngƣời lao động thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mùa vụ, cây trồng, vật nuôi. Tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời lao động tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm thông qua các chƣơng trình nhƣ xuất khẩu lao động và làm việc tại các khu, cụm công nghiệp trong và ngoài tỉnh.

- Giảm nghèo, tập trung mọi nguồn lực, kết hợp đồng bộ các chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo góp phần tạo cơ hội vƣơn lên trong cuộc sống, hạn chế tái nghèo và rơi vào nghèo mới, tạo điều kiện cho hộ thoát nghèo vƣơn lên khá, giàu. Nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho hộ nghèo, cải thiện điều kiện sống và sản xuất, giảm dần khoảng cách về thu nhập, mức sống giữa các khu vực, giữa hộ giàu và hộ nghèo; Tăng cƣờng tuyên truyền vận động hộ nghèo có kế hoạch thoát nghèo, tự vƣơn lên thoát nghèo từ chính bản thân hộ nghèo.

3.2.3.10. Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo

Tổ chức thực hiện hỗ trợ pháp lý thông qua nhiều hình thức nhƣ: mở lớp tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền các văn bản, trong đó có các văn bản luật liên quan đến hệ thống các chính sách giành cho hộ nghèo, tăng cƣờng sự tham gia của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nhằm đảm bảo lợi ích và tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội đối với hộ nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế việc hỗ trợ pháp lý vẫn chƣa phổ biến, đặc biệt chƣa đến đƣợc với hộ nghèo. Do đó phần nào ảnh hƣởng đến nhận thức, sự hiểu biết về xã hội cũng nhƣ hạn chế trong việc mở rộng phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập để vƣơn lên thoát nghèo.

67

Một phần của tài liệu Hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)