Cơ cấu nhân lực địa bàn điều tra

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 63)

9. Khung phân tích

2.1.2.4. Cơ cấu nhân lực địa bàn điều tra

Bảng 2.7. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực theo địa bàn điều tra (Đơn vị: %; N=300)

Phƣờng Duy Tân Xã Đak Cấm

Trình độ học vấn N % N %

Chưa xong tiểu học 0 0 14 9.3

Tiểu học 10 6.7 34 22.7

THCS 30 20.0 37 24.7

THPT trở lên 110 73.3 65 43.3

Tổng 150 100.0 150 100.0

Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài TN3/X15

Lao động có trình độ chưa tốt nghiệp tiểu học, tại xã Đak Cấm có 9,3%, trong khi đó ở phường Duy Tân không có người trả lời, điều này có thể khẳng định rằng, sự khác biệt về địa bàn, một phường nội thành của thành phố Kon Tum và một xã ở ngoại thành của thành phố Kon Tum có sự khác biệt rõ rệt về chất lượng và đội ngũ nguồn nhân lực. Lao động ở trình độ này thường tham gia lao động trong các ngành nghề giản đơn, lao động thời vụ... Ở trình độ tiểu học tỷ lệ này cũng có sự chênh lệch khá lớn giữa phường Duy Tân và

57

xã Đak Cấm; lao động ở trình độ này ở xã Đak Cấm cao gấp hơn 3 lần so với phường Duy Tân, tương ứng với tỷ lệ là 22,7% ở xã Đak Cấm và 6,7% ở phường Duy Tân; lao động có trình độ học vấn tiểu học thường lao động trong các lĩnh vực ngành nghề không đòi hỏi trình độ, lao động giản đơn, nhỏ lẻ.

Những lao động có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học cơ ở chiếm tỷ lệ cao ở xã Đak Cấm với 24,7%, lao động ở trình độ này chiếm thấp hơn ở phương Duy Tân với 20,0%; thường tập trung trong các ngành nghề sản xuất không đòi hỏi trình độ cao, lao động ở trình độ này thường nằm rải rác ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề tại hai địa bàn trên.

Có thể thấy khá rõ, do có ưu thế về vị trí và trình độ phát triển vì vậy phường Duy Tân luôn có ưu thế về nguồn nhân lực có chất lượng, thể hiện qua nhóm lao động có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên chiếm tỷ lệ khá cao ở phường Duy Tân với 73,3%, trong khi tỷ lệ lao động có trình độ học vấn này ở xã Đak Cấm chỉ chiếm 43,3%, lao động có trình độ học vấn cao chính là một nguồn lực quan trọng phục vụ cho các lĩnh vực ngành nghề sản xuất, tác động lên hiệu quả lao động và năng suất trong lao động, sản xuất.

Bảng 2.8. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực theo địa bàn điều tra

(Đơn vị: %; N=300)

Phƣờng Duy Tân Xã Đak Cấm

Trình độ chuyên môn kỹ thuật N % N % Không CMKT 9 6.0 95 63.3 Sơ cấp nghề 6 4.0 13 8.7 Trung cấp nghề 51 6.0 11 7.3 Cao đẳng 17 34.0 10 6.7 Đại học trở lên 67 44.7 21 14.0 Tổng 150 100.0 150 100.0

58

Lao động có trình độ sơ cấp nghề chiếm một tỷ lệ nhất định ở hai địa bàn phường Duy Tân và xã Đak Cấm, tỷ lệ lần lượt là 4,0% ở phường Duy Tân và tỷ lệ này cao gấp hơn 2 lần ở xã Đak Cấm với 8,7%, lao động có trình độ này được đào tạo tay nghề trong một thời gian ngắn nhằm phục vụ cho lĩnh vực ngành nghề mà họ đang làm việc, tập trung trong các nhóm ngành cơ khí, kỹ thuật, xây dựng...

Ở trình độ trung cấp nghề xã Đak Cấm chiếm tỷ lệ cao hơn với 7,3% và phường Duy Tân chiếm 6,0%, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề không có sự chênh lệch lớn giữa 2 địa bàn; lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề thường lao động sản xuất trong các lĩnh vực như cơ khí, kỹ thuật, xây dựng và phần lớn là nam giới.

Nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đẳng ở phường Duy Tân chiếm gần gấp 6 lần so với xã Đak Cấm, tỷ lệ lần lượt là phường Duy Tân (34,0%); xã Đak Cấm (6,7%); sở dĩ có sự chênh lệch này là do trình độ phát triển và ở phường Duy Tân tập trung nhiều lĩnh vực sản xuất phát triển hơn so với xã Đak Cấm; một đặc điểm cũng khá nổi trội đó là lao động ở trình độ này thường có chuyên môn và tay nghề khá vững, họ thường làm việc trong các lĩnh vực sản xuất, kĩnh doanh khá đa dạng, đòi hỏi kiến thức và tay nghề nhất định.

Lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ khá cao ở phường Duy Tân với 44,7% gấp hơn 3 lần so với xã Đak Cấm với 14,0%; đây chính là lý do khiến trình độ phát triển, thu nhập bình quân của hai địa bàn này có sự khác biệt, giữa một địa bàn thuộc nội thành, khu vực thành thị (phường Duy Tân) và một địa bàn thuộc ngoại thành, khu vực nông thôn (xã Đak Cấm); những khu vực có trình độ phát triển, nơi tập trung các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các loại hình sản xuất đa dạng... thì địa bàn đó thường tập trung

59

lao động có chất lượng cao về chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề. Vì vậy cần có định hướng trong chuyển dịch cơ cấu nghành nghề giữa hai địa phương để phù hợp với tình hình thực tế và định hướng phát triển chung của khu vực.

Bảng 2.9. Nghề nghiệp theo địa bàn điều tra

(Đơn vị: %; N=300)

Phƣờng Duy Tân Xã Đak Cấm

Nghề nghiệp N % N %

Nông, lâm nghiệp, thủy

sản 71 47.3 90 60.0

Công nhân, viên chức 1 0.7 2 1.3

Buôn bán, dịch vụ 25 16.7 11 7.3

Nghề khác 35 23.3 22 14.7

Học sinh, sinh viên 0 0 0 0

Không xác định 18 12.0 25 16.7

Tổng 150 100.0 150 100.0

Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài TN3/X15

Từ kết quả điều tra, có thể thể thấy ngành nghề nông, lâm nghiệp, thủy sản là ngành nghề chủ đạo ở hai địa bàn là phường Duy Tân và xã Đak Cấm, do thế mạnh của hai địa bàn này là nằm ở khu vực Tây Nguyên, khu vực có diện tích đất trồng cây công nghiệp là đất đỏ bazan, loại đất khá màu mỡ và phù hợp cho việc phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, vì vậy các ngành này thu hút một lực lượng lớn lao động tham gia, do là xã ngoại thành nên xã Đak Cấm có tỷ lệ lao động hiện đang làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cao hơn so với phường Duy Tân, tỷ lệ lần lượt là, 60,0% ở xã Đak Cấm và 47,3% ở phường Duy Tân; lao động tham gia lĩnh vực này rất đông đảo thuộc tất cả các nhóm tuổi, và có trình độ học vấn, tay nghề và chuyên môn kỹ thuật nhất định.

Số người hiện đang là công nhân, viên chức chiếm tỷ lệ không cao ở cả hai địa bàn, (0,7% phường Duy Tân và 1,3% xã Đak Cấm); lao động làm việc

60

trong lĩnh vực này thường ổn định, song tỷ lệ khá thấp, đòi hỏi trình độ chuyên môn và học vấn phù hợp với lĩnh vực tham gia công tác.

Ngành nghề buôn bán, dịch vụ khá phát triển ở khu vực thành thị, vì vậy tỷ lệ này ở phường Duy Tân chiếm cao hơn gấp 2 lần so với xã Đak Cấm, cụ thể phường Duy Tân chiếm 16,7% và xã Đak Cấm chiếm 7,3%; lao động tập trung trong các lĩnh vực ngành nghề này khá đa dạng, song chỉ phát triển mạnh ở một số địa điểm của hai địa bàn trên; tập trung một đội ngũ lao động nhất định.

Lao động hiện đang làm việc trong các nghề khác nhau tại phường Duy Tân chiếm ỷ lệ cao hơn với 23,3%, tỷ lệ này cao gấp gần 1,5 lần so với xã Đak Cấm với 14,7%; lao động hiện đang làm việc trong các nghề khác này phân bố ở một số địa điểm tại hai khu vực trên, các ngành nghề họ đang làm việc không phổ biến, có thể là lao động thời vụ, lao động giản đơn, hoặc cá nhân họ hay thay đổi nghề nghiệp.

Không có đối tượng là học sinh, sinh viên tham gia trả lời. Bên cạnh đó vẫn còn một tỷ lệ nhất định người lao động tại hai địa bàn là phường Duy Tân và xã Đak Cấm hiện đang làm những việc không mang tính chất ổn định, không xác định được, tỷ lệ này ở phường Duy Tân là 12,0% thấp hơn so với xã Đak Cấm 16,7%; lao động ở nhóm này thường tập trung ở những người có trình độ, chuyên môn và tay nghề thấp, lao động giản đơn, lao động thời vụ, họ hay thay đổi công việc hoặc do tác động của các yếu tố khiến nghề nghiệp của họ có sự thay đổi.

Như vậy, có thể thấy rằng, giữa hai địa bàn điều tra là phường Duy Tân và xã Đak Cấm, nghề có những khác biệt nhất định do nhiều yếu tố tác động, song phường Duy Tân có lợi thế hơn hẳn so với xã Đak Cấm, do trình độ phát triển và kinh tế - xã hội của phường Duy Tân khá phát triển, lại nằm trong khu vực nội thành của thành phố Kon Tum, do đó ở đây tập trung các cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn, các cơ quan, tổ chức, vì vậy nhu cầu về nhân lực ở

61

địa bàn phường Duy Tân khá lớn, nhất là lao động có chất lượng cao. Vì vậy trong hiện tại và tương lai cả hai địa bàn là phường Duy Tân và xã Đak Cấm cần có chiến lược chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp phù hợp với tình hình của tỉnh, tại khu vực Tây Nguyên và cả nước.

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)