Lĩnh vực Giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 49)

9. Khung phân tích

1.2.2.1. Lĩnh vực Giáo dục đào tạo

Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW, ngày 18-01-2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010: "Bảo đảm đủ trường, lớp và đội ngũ giáo viên cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng mục tiêu con em đồng bào được đi học với số lượng lớn ngày càng tốt hơn; bậc tiểu học được học cả chữ viết, tiếng nói của dân tộc mình. Xây dựng các trung tâm dạy nghề đào tạo ngắn hạn và các trường đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số", thời gian qua Kon Tum đã tập trung phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn. Thời điểm tháng 12-2008 toàn tỉnh có 7.431 giáo viên các cấp (cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy học trên địa bàn). Trong 7.431 giáo viên (GV), ngành học mầm non có

43

1.261 GV (trong đó có 301 GV người DTTS); ngành học phổ thông có 6.159 GV (trong đó có 756 GV người DTTS, nhiều nhất ở bậc tiểu học, có 643 GV).

Toàn tỉnh, đến cuối năm học 2008-2009 có 347 trường, 124.278 học sinh, trong đó học sinh DTTS có 70.136 em, chiếm tỷ lệ 56,4%. Cụ thể: ngành học mầm non, có 14.288 HS DTTS/26.330 HS toàn ngành học, chiếm 54,3%; tương tự bậc tiểu học có 32.470 HS DTTS/49.940, chiếm 65%; bậc THCS có 20.356 HS DTTS/35.882, chiếm 56,7%; bậc THPT có 3.022 HS DTTS/12.126, chiếm 25%.

Riêng trong 03 năm, từ 2006 đến 2008, tỉnh Kon Tum đã thực hiện cử tuyển đưa số lượng lớn học sinh DTTS vào học tại các trường đại học trong cả nước. Năm 2006 có 83 em theo học cử tuyển; năm 2007 có 90 em và năm 2008 có 22 em.

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 49)