Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 34)

8.1. Phân tích tài liệu

Phân tích các tài liệu, các nghiên cứu về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực, về chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH - HĐH. Những báo cáo khoa học, bài viết trên các tạp chí khoa học xã hội, các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ... có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nguồn tư liệu phục vụ đề tài bao gồm các tư liệu, tài liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum; Cục thống kê tỉnh Kon Tum và của các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước khác.

8.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đề tài xây dựng bộ công cụ bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu là nguồn lao động trẻ, với các câu hỏi nhằm khai thác thông tin phục vụ cho việc tổng hợp số liệu nghiên cứu.

28

Đặc điểm nhân khẩu: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng gia đình hiện nay, dân tộc...

Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống như: địa bàn cư trú, loại nhà đang sở hữu, thu nhập, điều kiện sinh hoạt,tình trạng sức khỏe, tham gia các hoạt động tại cộng đồng...

Cỡ mẫu: Đề tài chọn 300 mẫu, đối tượng trong độ tuổi lao động tại phường Duy Tân, xã Đăk Cấm thuộc TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum để thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu. Số liệu từ đề tài "Đô thị hóa và quản lý quá trình đô thị hóa trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên", mã số TN3/X15.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Lựa chọn phường Duy Tân và xã Đak Cấm

mỗi địa bàn 150 mẫu nghiên cứu, theo dạng mẫu ngẫu nhiên; người tham gia nghiên cứu hiện đang là người trong độ tuổi lao động (từ 18- 60 tuổi), hiện đang cư trú và làm việc tại 2 phường/xã trên.

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 34)