Lý thuyết biến đổi xã hội

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 41)

9. Khung phân tích

1.1.2.2.Lý thuyết biến đổi xã hội

Nguyên lý phát triển của xã hội học Mác xít chỉ ra rằng phát triển là quá trình trong đó sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ, là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguyên lý này chỉ ra rằng, mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển, nên trong nhận thức và hoạt động của bản thân, chúng ta phải có quan điểm phát triển. Điều đó có nghĩa là khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng phải đặt chúng trong sự vận động, sự phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng.

Thuyết này chỉ ra rằng, cũng như thế giới tự nhiên, mọi xã hội, mọi nền văn hóa đều không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định tương đối. Còn thực tế, nó không ngừng thay đổi từ bên trong bản thân nó. Sự biến đổi trong xã hội hiện đại càng rõ ràng hơn. Con người là một đơn vị cơ bản của xã hội, với tư cách là chủ thể hoạt động xã hội, bản thân nó cũng luôn biến đổi. Biến đổi từ khi sinh ra đến khi trưởng thành rồi mất đi. Con người trên khía cạnh sinh học, cũng tuân thủ những quy luật của tự nhiên, lớp người

35

này mất đi, lớp người khác kế tiếp. Các thế hệ thay thế nhau tạo ra những biến đổi không ngừng của lịch sử và xã hội.

Thuyết biến đổi xã hội trong xã hội học ra đời coi xã hội là một sự vận động và tương tác không ngừng. Chính sự vận động và tương tác này đã tạo ra sự đa dạng và phong phú của xã hội. A.Comte đã coi xã hội là một sự chuyển hóa giữa hai mặt là mặt tĩnh (mặt cơ cấu của xã hội) và mặt động (mặt lịch đại của xã hội). Theo ông trong xã hội, mọi cái đều vận động và biến đổi. Tuy nhiên, sự biến đổi này không diễn ra một cách đơn điệu. Mỗi sự vật, hiện tượng và sự kiện xã hội lại có những cách thức và cường độ biến đổi khác nhau. Sự biến đổi ít, sự biến đổi nhiều và sự tĩnh tại cùng tồn tại đan xen với nhau. Tĩnh tại cũng là một trạng thái của sự biến đổi.

Các nhà xã hội học theo thuyết biến đổi xã hội coi hành vi con người thông qua các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và giao tiếp là tác nhân của sự biến đổi. Tuy nhiên, tác động của các tác nhân này không giống nhau. Nhà xã hội học người Mỹ - Wiliam Orburn đã đưa ra khái niệm “độ chậm văn hóa” để chỉ sự biến đổi xã hội mà theo ông trong đó văn hóa vật chất thường thay đổi nhanh hơn văn hóa phi vật chất

Việc nghiên cứu những tác nhân của sự biến đổi xã hội là yếu tố quan trọng để tìm ra các chiến lược phát triển tránh cho xã hội những biến đổi ngược chiều dẫn đến suy thoái. Nghiên cứu hành vi con người thông qua các chuẩn mực và giá trị xã hội, coi mô hình hành vi là sản phẩm của một nền văn hóa và cho rằng nó cũng biến đổi theo thời gian và theo những điều kiện xã hội. Sự biến đổi mô hình hành vi là kết quả thay đổi của hệ giá trị, chuẩn mực.

Hai nhà xã hội học nổi tiếng, Gerhard Lenski và Jean Lenski đã nhấn mạnh tới vai trò của sự phát triển công nghệ đối với sự thay đổi xã hội. Phân tích quá trình biến đổi xã hội từ xã hội săn bắn, hái lượm tới xã hội nông nghiệp và xã hội công nghiệp, họ thấy rằng, sự phát triển của công nghệ luôn

36

đi trước và sau đó tạo cơ sở kinh tế, xã hội để cải thiện các khuôn khổ khác của đời sống xã hội. Họ cũng nhấn mạnh rằng tiến bộ công nghệ cũng khiến cho sự bất bình đẳng xã hội diễn ra nhiều hơn.

Vận dụng lý thuyết biến đổi xã hội vào việc nghiên cứu sự phát triển nguồn nhân lực. Sự biến đổi cơ cấu xã hội, cơ cấu xã hội dân số, học vấn và cơ cấu lao động đã tác động làm biến đổi chất lượng nguồn nhân lực. Sự biến đổi chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở sự biến đổi về trình độ học vấn của người lao động. Cung cách ứng xử và mối quan hệ giữa lược lượng lao động với các thiết chế xã hội khác. Xem xét các tác nhân dẫn đến sự biến đổi chức năng kinh tế và giáo dục, đó là xem xét sự biến đổi trong cơ cấu nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, sản xuất, kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng cùng với sự thay đổi về ứng xử của nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 41)