Khái niệm nguồn nhân lực (Nguồn lực con người)

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 36)

9. Khung phân tích

1.1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực (Nguồn lực con người)

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo Liên Hợp Quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”.

Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.

Còn theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động.

Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.

Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động, nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy

30

động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng. Như vậy theo khái niệm này, có một số được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là: Những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học…

Ở nước ta khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng tương đối rộng rãi kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tuy nhiên cho đến nay mới sở mức độ nghiên cứu, ở những góc độ, khía cạnh khác nhau.

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Nguồn lực con người là dân số và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ, trí tuệ, năng lực và phẩm chất”. Tác giả Hoàng Chí Bảo quan niệm “Nguồn lực con người là sự kết hợp thể lực và trí lực, cho thấy khả năng sáng tạo, chất lượng hiệu quả hoạt động và triển vọng mới phát triển của con người”. Ngoài thể lực và trí lực, theo tác giả “cái làm nên nguồn lực con người là kinh nghiệm sống, đặc biệt là những kinh nghiệm nếm trải trực tiếp của con người, là nhu cầu và thói quen vận dụng tổng hợp tri thức và kinh nghiệm của mình, của cộng đồng vào việc tìm tòi sáng tạo”.

Trong lời phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định: Nguồn lực con người là quý báu nhất… Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại. Quan niệm này nêu lên một cách toàn diện những yếu tố cần có của

31

người lao động với tư cách là nguồn lao động- nguồn lực quan trọng nhất của quốc gia.

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)