Cơ cấu nhân lực theo giới tính

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 54)

9. Khung phân tích

2.1.2.1. Cơ cấu nhân lực theo giới tính

* Cơ cấu nhân lực theo giới tính tại tỉnh Kon Tum

Về số lượng và cơ cấu lực lượng lao động cũng có những thay đổi về giới tính cũng như khu vực phân bố lao động trong giai đoạn từ năm 2009 - 2013.

Bảng 2.2. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn tỉnh Kon Tum

(Đơn vị:%)

Cơ cấu nguồn nhân lực của tỉnh Năm Đơn vị tính 2009 2010 2011 2012 2013 Gới tính Nam 100% 51,60 52,04 53,18 54,22 53,84 Nữ 48,40 47,96 46,82 45,78 46,16 Khu vực Thành thị 100% 33,07 34,18 35,25 36,65 36,68 Nông thôn 66,93 65,82 64,75 63,35 63,32

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kon Tum; Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2014)

Từ số liệu thống kê cho thấy nguồn nhân lực của tỉnh tăng lên qua các năm. Số lao động nam tăng lên từ 51,60% năm 2009 tăng lên 53,84% năm 2013. Mặt khác trong giai đoạn này số lao động nữ giảm đi từ 48,40% năm 2009 xuống còn 4616% năm 2013. Như vậy, số lao động theo giới có biến động trong giai đoạn này, điều này cho thấy sự phân công lao động theo giới đang có sự phát triển.

Sự phân bố nguồn lực lao động cũng có những thay đổi ở khu vực thành thị và nông thôn. Nếu như năm 2009 phần lớn lao động phân bố ở nông thôn chiếm 66,93% thì đến năm 2013 đã giảm xuống còn 63,32% (giảm 3,61%). Mặt khác, lực lượng lao động ở thành thị có mức tăng nhanh từ 33,07% năm 2009 lên

48

36,68% năm 2013 (tăng 3,61%). Điều này cho thấy trong giai đoạn 2009- 2013 trước sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa diễn ra thì lực lượng lao động trong lĩnh vực thành thị tăng đều qua các năm và ngược lại lực lượng lao động khu vực nông thôn lại giảm liên tục. Quá trình phát triển đô thị đã kéo theo dự di dân từ nông thôn ra thành thị, thu hút nguồn lực lao động ở nông thôn. Vì vậy sự phân bố nguồn nhân lực giữa các khu vực tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo.

* Cơ cấu nhân lực theo giới tính tại phường Duy Tân và xã Đak Cấm

Bảng 2.3. Trình độ học vấn nguồn nhân lực theo giới tính tại địa bàn điều tra (Đơn vị: %; N=300)

Trình độ học vấn

Phƣờng Duy Tân Xã Đak Cấm

Nam Nữ Nam Nữ

N % N % N % N %

Chưa xong tiểu

học 0 0 0 0 8 8.3 6 11.1

Tiểu học 4 6.0 6 7.2 19 19.8 15 27.8

THCS 8 11.9 22 26.5 22 22.9 15 27.8

THPT 55 82.1 55 66.3 47 49.0 18 33.3

Tổng 67 100.0 83 100.0 96 100.0 54 100.0

Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài TN3/X15

Từ kết quả điều tra cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực của 2 địa bàn là phường Duy Tân và xã Đak Cấm có sự khác biệt, lao động có trình độ học vấn cao tập trung ở phường Duy Tân, do phường này nằm trong khu vực nội thành, kinh tế - xã hội phát triển, lại là nơi tập trung các cơ quan, doanh nghiệp đòi hỏi sử dụng nguồn lao động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật, cụ thể: ở trình độ chưa xong tiểu học ở Phường Duy Tân không có người lao động nào trả lời; ở xã Đak Cấm tỷ lệ này chiếm 11,1% đối với nữ giới và 8,3% đối với nam, thường tập trung ở nhóm lao động giản đơn. Ở trình độ học vấn tiểu học tỷ lệ này chiếm tỷ lệ không đáng kể ở phường Duy Tân (6,0% đối với nam; 7,2% đối với nữ), trong khi đó tỷ lệ người lao động có

49

trình độ học vấn tiểu học ở xã Đak Cấm chiếm một tỷ lệ tương đối (nam là 19,8%; nữ cao hơn với 27,8%), lao động có trình độ học vấn tiểu học thường tập trung ở những ngành nghề lao động giản đơn, không đòi hỏi trình độ học vấn cao.

Ở trình độ học vấn là Trung học cơ sở tỷ lệ này vẫn chiếm cao ở xã Đak Cấm với 22,9% đối với nam giới và nữ giới chiếm cao hơn với 27,8%, trong khi phường Duy Tân chiếm tỷ lệ thấp hơn 11,9% đối với nam và cao hơn ở nữ giới với 26,5%; tỷ lệ này cũng có sự khác biệt khá rõ nét giữa nam giới và nữ giới hai địa bàn, lao động có trình độ học vấn trung học cơ sở thường tham gia vào tất cả các loại hình lao động sản xuất, tập trung ở nhóm lao động chân tay.

Lao động có trình độ học vấn Trung học phổ thông ở phường Duy Tân chiếm tỷ lệ cao hơn so với xã Đak Cấm, cụ thể: ở phường Duy Tân lao động là nam giới có trình độ này chiếm cao hơn nữ giới (82,1% đối với nam và 66,3% đối với nữ); trong khi ở xã Đak Cấm số lao động có trình độ học vấn trung học phổ thông thấp hơn hẳn so với phường Duy Tân, trong đó nam giới chiếm 49,0% cao hơn so với nữ giới là 33,3%, lao động có trình độ học vấn trung học phổ thông thường tập trung trong nhiều ở tất cả các lĩnh vực lao động sản xuất.

Nhìn chung, lao động có trình độ học vấn cao thường tập trung ở những khu vực có nền kinh tế năng động, phường Duy Tân là một phường thuộc nội thành thành phố Kon Tum, khu vực này kinh tế - xã hội khá phát triển vì vậy thu hút đông đảo lao động có trình độ học vấn cao hơn so với xã Đak Cấm, một xã ngoại thành thành phố Kon Tum.

50

Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực theo giới tính tại địa bàn điều tra

(Đơn vị: %; N=300)

Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Phƣờng Duy Tân Xã Đak Cấm

Nam Nữ Nam Nữ N % N % N % N % Không CMKT 16 23.9 35 42.2 54 56.2 41 75.9 Sơ cấp nghề 4 6.0 2 2.4 8 8.3 5 9.3 Trung cấp nghề 5 7.5 4 4.8 10 10.4 1 1.9 Cao đẳng 5 7.5 12 14.5 8 8.3 2 3.7 Đại học trở lên 37 55.2 30 36.1 16 16.7 5 9.3 Tổng 67 100.0 83 100.0 96 100.0 54 100.0

Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài TN3/X15

Kết quả điều tra cho thấy, phường Duy Tân là địa bàn chiếm ưu thế do kinh tế - xã hội phát triển mạnh hơn so với xã Đak Cấm, do vậy khu vực này tập trung các nhà máy, xí nghiệp, nhiều các cơ quan tổ chức, thu hút một lực lượng lớn lao động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao; qua kết quả điều tra cho thấy lao động có trình độ sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ thấp cả ở phường Duy Tân và xã Đak Cấm; tuy nhiên chiếm cao hơn ở xã Đak Cấm (8,3% đối với nam và 9,3% đối với nữ), ở phường Duy Tân chiếm 6,0% đối với nam và 2,4% đối với nữ, lao động này tốt nghiệp trung học phổ thông và được đào tạo tay nghề qua một thời gian ngắn để phục vụ hoạt động mà họ đang làm việc, lao động có trình độ kỹ thuật là sơ cấp nghề phân bố ở tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh... Tuy nhiên, chiếm nhiều nhất ở lĩnh vực cơ khí, kỹ thuật, tập trung cao ở nam giới.

Ở trình độ trung cấp nghề chiếm tỷ lệ thấp ở cả hai địa bàn, trong đó phường chiếm 7,5% đối với nam giới và nữ giới chiếm 4,8%; cùng trình độ này tỷ lệ nam giới ở xã Đak Cấm chiếm tỷ lệ cao hơn với 10,4%, nữ giới chiếm tỷ lệ không đáng kể với 1,9%; lao động có trình độ chuyên môn kỹ

51

thuật trung cấp nghề thường tập trung vào các nhóm ngành kỹ thuật và chiếm tỷ lệ cao ở nam giới, nhất là nam giới trẻ tuổi.

Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đẳng chiếm tỷ lệ tương đối ở cả hai địa bàn, phường Duy Tân nam thấp hơn nữ với 7,5%, trong khi nữ giới chiếm 14,5%; lao động ở trình độ học vấn này có sự khác biệt ở khu vực xã Đak Cấm nam giới chiếm 8,3% cao hơn so với nam giới phường Duy Tân, nữ giới chiếm tỷ lệ thấp với 3,7%; lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đẳng thường tập trung ở tất cả các lĩnh vực lao động sản xuất, các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp.

Điều đáng chú ý là, ở cả 2 địa bàn vẫn có một đội ngũ lao động không có chuyên môn, kỹ thuật, tỷ lệ này chiếm khá cao ở xã Đak Cấm nam giới thấp hơn nữ giới (nam 56,2%; nữ 75,9%); ở phường Duy Tân con số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm cao nhất ở nữ giới với 42,2% và 23,9% đối với nữ; những lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật thường lao động nhỏ lẻ, lao động thời vụ cho các cơ sở sản xuất, đây là lực lượng lao động chưa qua đào tạo, vì vậy định hướng phát triển trong tương lai cần ưu tiên để đào tạo chuyên môn, tay nghề cho đội ngũ lao động thuộc nhóm này.

Lao động có trình độ từ đại học trở lên, đây là nhóm lao động có trình độ chuyên môn cao, thường làm việc trong hầu hết các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, tùy thuộc vào từng vị trí và bộ phận; tỷ lệ này chiếm khá cao ở phường Duy Tân với 55,2% đối với nam và 36,1% đối với nữ giới; trong khi tại xã Đak Cấm tỷ lệ lao động có chuyên môn từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ thấp (16,7% đối với nam và 9,3% đối với nữ); sỡ dĩ lao động có trình độ cao có sự chênh lệch lớn giữa hai địa bàn trên là do, phường Duy Tân là phường nội thành của thành phố Kon Tum, nơi tập trung nhiều cơ quan, tổ chức, lại có nền kinh tế phát triển hơn hẳn so với xã Đak Cấm, vì vậy đây chính là điều kiện thu hút một lực lượng lớn, lao động có chuyên môn và tay nghề bậc cao.

52

Bảng 2.5. Nghề nghiệp theo giới tính của đối tượng điều tra (Đơn vị: %; N=300) Nghề nghiệp Phƣờng Duy Tân Xã Đak Cấm Nam Nữ Nam Nữ N % N % N % N %

Nông, lâm nghiệp, thủy

sản 36 53.7 31 37,4 58 60.4 32 59.3

Công nhân, viên chức 1 1.5 4 4.8 6 6.2 5 9.3

Buôn bán, dịch vụ 7 10.4 18 21.7 17 17.7 8 14.8

Nghề khác 15 22.4 20 24.1 13 13.5 9 16.7

Học sinh, sinh viên 0 0 0 0 0 0 0 0

Không xác định 8 11.9 10 12.0 2 2.1 0 0

Tổng 67 100.0 83 100.0 96 100.0 54 100.0

Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài TN3/X15

Lực lượng lao động ở cả hai địa bàn là phường Duy Tân và xã Đak Cấm đều tập trung chủ yếu ở lĩnh vực nghề nghiệp là nông, lâm nghiệp và thủy sản; tận dụng tiềm năng và lợi thế về tự nhiên như diện tích đất nông nghiệp phục vụ trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, trồng rừng... để phát triển kinh tế, các ngành nghề sản xuất khai thác tiềm năng này thường tập trung một lực lượng lớn đội ngũ lao động; tỷ lệ này chiếm khá cao ở xã Đak Cấm với 60,4% đối với nam giới và tương tự tỷ lệ này đối với nữ giới với 59,3%. Trong khi đó ở phường Duy Tân một phường nội thành của thành phố Kon Tum, tỷ lệ lao động đang làm việc trong các lĩnh vực này có thấp hơn (53,7% đối với nam giới và 37,4% đối với nữ).

Ở nhóm lao động hiện đang là công nhân, viên chức chiếm tỷ lệ khá thấp ở cả 2 địa bàn nói trên, cụ thể phường Duy Tân (nam chiếm 1,5%; nữ chiếm 4,8%), ở xã Đak Cấm tỷ lệ này chiếm cao hơn so với phường Duy Tân nam giới chiếm 6,2% và nữ giới là 9,3%, lao động hiện đang là công nhân, viên chức thường có trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao.

53

Nhóm ngành buôn bán, dịch vụ tỷ lệ tương đồng ở cả hai địa bàn, trong đó phường Duy Tân chiếm 10,4% đối với nam và 21,7% đối với nữ; tỷ lệ có đôi chút khác biệt ở xã Đak Cấm nam giới chiếm cao hơn với 17,7%, trong khi nữ giới chỉ chiếm 14,8%; lao động tập trung ở nhóm ngành này thường có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật nhất định, tuy nhiên chỉ phát triển mạnh ở những khu vực đông dân cư sinh sống ở một số địa điểm trên địa bàn, vì vậy lực lượng tham gia lĩnh vực này chiếm tỷ lệ không cao.

Số lao động hiện đang tham gia các lĩnh vực kinh tế khác nhau, những nghề ít phổ biến, số lao động này chiếm một tỷ lệ nhất định ở cả hai địa bàn, chiếm cao hơn ở Phường Duy Tân và thấp hơn ở xã Đak Cấm, tập trung ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn và học vấn không cao. Lao động hiện là học sinh, sinh viên không có người tham gia trả lời. Tỷ lệ người trả lời nghề nghiệp không xác định chiếm một tỷ lệ nhỏ ở cả 2 địa bàn, chiếm cao hơn ở phương Duy Tân (11,9% đối với nam; 12,0% đối với nữ), trong khi ở xã Đak Cấm, chỉ có 2,1% ở nam giới, nữ giới không có người trả lời, lao động ở nhóm ngành này thường tham gia vào các lĩnh vực nghề nghiệp ít ổn định hoặc hay thay đổi lĩnh vực làm việc, lao động giản đơn.

Từ các kết quả điều tra cho thấy, do có lợi thế là một địa bàn nội thành, lại có kinh tế- xã hội phát triển, là khu vực tập trung các ngành nghề sản xuất, các cơ quan, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, vì vậy phường Duy Tân là địa bàn thu hút lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, và tay nghề cao hơn hẳn so với xã Đak Cấm. Vì vậy trong định hướng phát triển xã Đak Cấm và phường Duy Tân cần đưa ra một kế hoạch và giải pháp cụ thể để chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp phù hợp hơn.

54

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 54)