Tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 47)

9. Khung phân tích

1.2.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng đều qua các năm: giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11% (nông nghiệp: 8,6%, công nghiệp: 16,7%, dịch vụ: 12,2%); giai đoạn 2006-

41

2010 đạt 14,71% (nông nghiệp: 7,52%, công nghiệp: 25,7%, dịch vụ: 16,49%); tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng chưa cao, hiệu quả đầu tư còn thấp.

Năm 2010, lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 41,78% trong cơ cấu kinh tế, trong đó, ngành nông nghiệp chiếm 91,67% với các nghề trồng trọt (sắn, mía, lúa, cao su, cà phê,…) là chủ yếu. Ngành lâm nghiệp chiếm 7,24%, được quản lý theo cơ chế mới (xã hội hóa nghề rừng và thực hiện cơ chế khoán), khai thác gỗ rừng tự nhiên giảm mạnh, chế biến lâm sản chuyển dần sang sử dụng nguyên liệu gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng.

Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng năm 2010 chiếm 24,1% trong cơ cấu kinh tế (trong đó công nghiệp 40,7%; xây dựng 59,3%). Công nghiệp chế biến vẫn chiếm ưu thế (70,6% tổng sản phẩm của ngành công nghiệp); công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước chiếm 20,5%, còn lại là công nghiệp khai khoáng.

Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 16,5%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng mạnh, hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều cố gắng, củng cố được thị trường truyền thống và phát triển mở rộng thêm một số thị trường mới.

Năm 2012, năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,77% so với cả nước[17][18]. Trong đó, các ngành nông - lâm - thủy sản tăng 7,3%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 17,49%, ngành dịch vụ tăng 18,34% và chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,88%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.632,2 tỷ đồng, vượt 0,5% so với kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38,2%, đồng thời giải quyết việc làm cho khoảng 6.200 lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22,12 triệu đồng, và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 22,77%.

Hoạt động khoa học và công nghệ đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Việc tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa

42

học công nghệ đã góp phần quan trọng làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả các ngành sản xuất; nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.

Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa làng xã, văn hóa cộng đồng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng sâu rộng, các lễ hội của địa phương, của khu vực và quốc gia được tổ chức thường xuyên và khá thành công đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Các hoạt động thể dục thể thao ngày càng đa dạng về nội dung và hình thức.

An ninh quốc phòng: đã duy trì, củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn kịp thời các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; an toàn giao thông đã đạt được tiến bộ đáng kể, tuy nhiên chưa vững chắc, tai nạn giao thông nghiêm trọng vẫn xảy ra. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân được xử lý có hiệu quả. [4]

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 47)