Công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Kon Tum

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 80)

9. Khung phân tích

2.4.2.1. Công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Kon Tum

a. Thực trạng hệ thống đào tạo

Cao đẳng, đại học: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 01 Phân hiệu của ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum (trung ương quản lý) và 02 trường CĐ (địa phương quản lý). Ngoài ra, đào tạo CĐ và ĐH còn được tổ chức theo mô hình liên kết với các cơ sở đào tạo khác ngoài tỉnh.

Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum (quy mô 1.200SV) đào tạo các ngành điện kỹ thuật, kinh tế phát triển, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kinh tế xây dựng và quản lý dự án, sư phạm giáo dục tiểu học, sư phạm toán, công nghệ thông tin.

74

Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Kon Tum (quy mô dưới 1.000 SV) đào tạo các ngành kế toán, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý, quản lý đất đai, lâm sinh, trồng trọt, chăn nuôi, kỹ thuật điện - điện tử, công nghệ thông tin. Trường cũng có liên kết với một số trường ĐH trong nước để đào tạo các ngành học ở các trình độ CĐ, ĐH (ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Nha Trang, ĐH Tây Nguyên…).

Trường CĐ Sư phạm Kon Tum (quy mô dưới 1.000 SV): đào tạo hệ CĐ các ngành sư phạm và một số ngành ngoài sư phạm như: quản lí văn hóa, công tác xã hội, tiếng Anh, quản trị văn phòng,…; ngoài ra, Trường còn liên kết với các trường ĐH trong nước đào tạo nâng chuẩn đội ngũ giáo viên phổ thông, đào tạo cán bộ quản lý giáo dục và một số ngành khác trình độ ĐH.

Trung cấp chuyên nghiệp: Tỉnh Kon Tum có 02 trường TCCN, gồm: Trường Trung học Y tế Kon Tum và Trường Trung cấp nghề Kon Tum.

Trường Trung học Y tế Kon Tum (quy mô 400 HS) đào tạo hệ trung cấp cho các ngành điều dưỡng đa khoa, hộ sinh, dược và y sĩ đa khoa. Trường Trung cấp Nghề Kon Tum (quy mô dưới 1.000 HS, trong đó chưa đến 200 HS hệ trung cấp) đào tạo hệ trung, sơ cấp cho các ngành điện công nghiệp, vận hành điện trong nhà máy điện, hàn, thiết kế và gia công sản phẩm mộc, may và thiết kế thời trang, công nghệ ô tô, văn thư lưu trữ.

Các trường CĐ: Kinh tế - Kỹ thuật, Sư phạm cũng tham gia đào tạo hệ TCCN cho các ngành: kế toán, lâm sinh, trồng trọt, chăn nuôi thú y, quản lý đất đai, hành chính - văn thư, pháp lý, tin học, xây dựng,… (500HS)

Hệ thống dạy nghề: Ngoài Trường Trung cấp nghề Kon Tum (do UBND tỉnh quản lý) thì trên địa bàn tỉnh còn có Trung tâm dạy nghề Kon Đào, Trung tâm dạy nghề Măng Đen (do Sở LĐ-TB&XH Tỉnh quản lý); Trung tâm giáo dục thường xuyên Đăk Hà (do Sở GD-ĐT Tỉnh quản lý) chủ yếu dạy nghề cho lao động nông thôn và liên kết đào tạo hệ trung cấp nghề, phần lớn học

75

viên là người DTTS; các ngành nghề đào tạo: mộc dân dụng; điện dân dụng; kỹ thuật trồng nấm; hàn điện; sửa chữa xe máy, máy nông nghiệp, chăn nuôi, thú y; trồng trọt; dệt thổ cẩm; đan lát; bảo vệ thực vật,...

Ngoài ra, có một số doanh nghiệp và tổ chức tham gia dạy nghề cho người lao động: Công ty May Nhà Bè (đào tạo nhề may công nghiệp với thời gian 3 tháng), Công ty cao su Kon Tum (đào tạo kỹ thuật trồng, khai thác, chế biến cao su, chủ yếu cho đồng bào DTTS), Công ty Đường Kon Tum (đào tạo công nhân chế biến,...), Trung Tâm Dạy nghề ý tưởng,... Nhìn chung, mạng lưới ĐTN của Tỉnh còn mỏng, đa số các trường, trung tâm mới thành lập nên các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo còn thấp. Kinh phí đầu tư xây dựng trường Trung cấp nghề, Trung Tâm Dạy nghề Măng đen, Trung Tâm Dạy nghề Kon Đào được hỗ trợ phần lớn từ Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 với tổng kinh phí 29.210 triệu đồng.

b. Kết quả đào tạo chất lượng nguồn nhân lực

Biểu đồ 2.10. Số thí sinh cử đi đào tạo cử tuyển giai đoạn 1999-2010

(Nguồn: Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum)

Do quy mô đào tạo của các trường còn nhỏ, năng lực tuyển sinh hạn chế nên kết quả đào tạo của các trường trên địa bàn còn thấp. Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum mới được thành lập nên chưa có kết quả đào tạo chính quy. Sinh viên tốt nghiệp hệ đại học trên địa bàn chủ yếu từ hệ tại chức, nâng

76

chuẩn của các trường cao đẳng, số lượng cũng hạn chế. Năm 2010, hệ cao đẳng có khoảng 800 sinh viên tốt nghiệp, hệ TCCN khoảng 710, trung cấp nghề là 120, và 885 người được bồi dưỡng sơ cấp nghề theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Ngoài ra, trong giai đoạn 1999-2010, thực hiện chính sách về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ ĐH, CĐ, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Tỉnh đã cử đi đào tạo ĐH, CĐ được 647 người. Riêng năm 2010, cử đi đào tạo được 150 thí sinh trong các nhóm ngành y - dược, kinh tế - luật, khoa học xã hội nhân văn và văn hóa - nghệ thuật – thể thao.

* Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

Biểu đồ 2.11: Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2004-2010

(Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kom Tum)

Từ năm 2004 đến năm 2010, Tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề sơ cấp thuộc các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp cho 13.652 lao động nông thôn (30.282 lượt). Chính sách hỗ trợ đào tạo bao gồm hỗ trợ hàng tháng cho người lao động và cho cơ sở đào tạo; hỗ trợ cải thiện CSVC-KT của các trường, trung tâm dạy nghề. Sau khi được đào tạo, người lao động đã biết cách tự tạo việc làm, tăng năng suất lao động và tìm kiếm các cơ hội việc làm tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; một số người tiếp tục học nghề ở bậc cao hơn hoặc đi xuất khẩu lao

77

động. Tuy nhiên, kết quả thực hiện chính sách này vẫn còn một số hạn chế như: khả năng tự tạo việc làm của người học nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp còn mang tính chất thời vụ, không bền vững; tỷ lệ người học nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp tìm được việc làm còn thấp.

* Đánh giá trình độ, chất lượng đào tạo và năng lực nghề nghiệp

Phần lớn chất lượng học sinh đầu vào của các trường trên địa bàn tỉnh còn thấp; hệ thống các cơ sở đào tạo chưa được phát triển đồng bộ, các ngành nghề đào tạo còn ít, thiếu sự liên thông và chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân và nhân lực của thị trường lao động; CSVC của nhiều trường còn cũ kỹ, lạc hậu, hoặc đầu tư chưa đồng bộ; đội ngũ giảng viên còn nhiều bất cập; chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy chưa được đổi mới toàn diện nên chất lượng đào tạo chưa cao, hiệu quả ĐTN còn thấp, chưa gắn với nhu cầu thị trường. Nếu tuyển dụng được thì phải đào tạo, bồi dưỡng thêm trong khi người lao động lại có tâm lý thay đổi công việc thường xuyên khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)