Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 46)

9. Khung phân tích

1.2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

* Về điều kiện tự nhiên

Kon Tum là một tỉnh miền núi của Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 9.689,61 km2 (theoNiên giám thống kê năm 2010), gồm 1 thành phố và 8 huyện; phía tây giáp Lào và Campuchia, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Gia Lai. Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về mặt quốc phòng an ninh, là điểm trung chuyển quan trọng trên

40

tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây và là khu vực bảo vệ môi trường sinh thái quan trọng của cả nước.

Về địa hình: Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây Trường Sơn, địa hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Nhìn chung địa hình ở đây đa dạng, gồm gò, đồi, núi cao nguyên (thích hợp cho thảm thực vật rừng và kinh doanh rừng) và vùng trũng xen kẽ (thích hợp cho việc trồng lúa và cây công nghiệp). Khí hậu thuận lợi cho sự đa dạng hóa sinh học.

Về khí hậu: Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, thời tiết nắng nóng, hanh khô, ít có mưa, kết hợp với gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.722mm, nhiệt độ trung bình 22-23 độ C, nhiệt độ thay đổi theo địa hình, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm xuống 0.6 độ C, biên độ nhiệt trong ngày dao động rất lớn, nhất là mùa khô từ 8- 10 độ C, điều này ảnh hưởng đến các công trình xây dựng [24,tr32].

* Về tài nguyên thiên nhiên

Thổ nhưỡng: Kon Tum bao gồm nhiều loại đất, feralit có độ phì tự nhiên cao thích hợp trồng các loại cây công nghiệp dài ngày.

Khoáng sản: Kon Tum rất đa dạng về cấu trúc địa chất và khoáng sản. Trên địa bàn có 21 phân vị địa tầng và 19 phân hệ mắc ma đã được các nhà địa chất nghiên cứu xác lập, hàng loạt các khoáng sản như sắt, crôm, vàng, nguyên liệu chịu lửa, đá quý.

Tài nguyên nước: Chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía Bắc và phía Đông Bắc của tỉnh Kon Tum, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết, bao gồm: sông Sê San do hai nhánh chính là PôKô và Đăkbla hợp thành.

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)