Khái niệm lao động

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 38)

9. Khung phân tích

1.1.1.3.Khái niệm lao động

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm lao động, nhưng suy cho cùng lao động là hoạt động đặc thù của con người, phân biệt con người với con vật và xã hội loài người và xã hội loài vật. Bởi vì, khác với con vật, lao động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức tác động vào thế giới tự nhiên nhằm cải biến những vật tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người. Theo C. Mác: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt

32

động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.

Ph.Ăngghen viết: “Khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải. Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản thân loài người”.

Như vậy, có thể nói lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người. Trong quá trình lao động con người vận dụng sức lực tiềm tàng trong thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi nó phù hợp với nhu cầu của mình. Nói cách khác, trong bất kỳ nền sản xuất xã hội nào, lao động bao giờ cũng là điều kiện để tồn tại và phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 38)