9. Khung phân tích
2.5.2. Những điểm yếu
Chất lượng giáo dục của Tỉnh còn chưa cao; tình trạng học sinh DTTS bỏ học chưa được khắc phục triệt để; CSVC, trang thiết bị dạy học còn thiếu và chưa đồng bộ; công tác xã hội hóa giáo dục chưa mạnh và còn gặp nhiều khó khăn.
Công tác ĐTN tuy có nhiều tiến bộ nhưng còn nhỏ về quy mô, hạn chế về ngành nghề đào tạo, chất lượng đầu ra chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Mạng lưới dạy nghề phân bố chưa đồng đều, chưa bao phủ hầu hết các địa phương. Cơ sở dạy nghề tư thục chưa phát triển, quy mô nhỏ
82
bé và chủ yếu dạy nghề dưới 3 tháng. Một số cơ sở dạy nghề hoạt động không hiệu quả, chất lượng đào tạo thấp. Đội ngũ giáo viên dạy nghề thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng và không đồng đều.
Nguồn lực đầu tư cho các trường TCCN, CĐ và ĐH chưa tương xứng với nhu cầu đào tạo nhân lực trong giai đoạn mới. Đào tạo chưa gắn chặt với nhu cầu của thị trường lao động, một số ngành nghề có nhu cầu cao nhưng chưa được chú trọng đào tạo như cơ điện tử, công nghệ sau thu hoạch, quản lý hành chính, thương mại, văn hóa du lịch...
Nguồn nhân lực của tỉnh Kon Tum vừa thiếu cả đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý lẫn công nhân kỹ thuật lành nghề. Lao động trong các ngành CN, DV chủ yếu chuyển dịch từ ngành NN sang, phần lớn chưa được đào tạo, bồi dưỡng nên các kỹ năng, kỹ thuật lao động còn hạn chế. Một bộ phận lao động nông thôn, nhất là đồng bào DTTS còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi phong tục, tập quán nên việc hình thành tác phong CN rất khó khăn. Lao động NN có kỹ năng thấp, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, phương pháp sản xuất còn lạc hậu. Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, do chưa tạo được nhiều ngành nghề mới ở nông thôn và chuyển dịch trong nội bộ từng nhóm ngành CN, DV còn chậm. Xuất khẩu lao động còn ít.
Công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập; chưa có kế hoạch cụ thể gắn công tác đào tạo với sử dụng lao động; cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo, thu hút và sử dụng nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đạt được kết quả như mong đợi vì chế độ đãi ngộ chưa thật sự hấp dẫn và thiếu sự quyết tâm từ các ngành, các cấp.
83
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, một điểm then chốt cần phải đặc biệt chú ý là xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trẻ. Đây là nguồn lực đặc biệt quan trọng của đất nước, bởi nguồn nhân lực này quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Có thể nói rằng để hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tương lai thì đất nước chúng ta phải có một nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao. Nói cách khác nguồn nhân lực trẻ là mục tiêu, là tiền đề và là động lực để phát triển, để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế thành công, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ.
Thứ nhất: Từ việc nghiên cứu "Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa" nghiên cứu đã cung cấp những luận cứ và cơ sở quan trọng về lý luận và thực tiễn mang đến cái nhìn cụ thể, sâu sắc về ảnh hưởng của chất lượng nguồn nhân lực đến sự CNH- HĐH, nghiên cứu đã đã chỉ ra được thực trạng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kon Tum trong thời kỳ CNH-HĐH thông qua việc đưa ra các cơ sở dữ liệu phân tích, đánh giá về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực tại tỉnh.
Thứ hai: Nghiên cứu đã đưa ra những phân tích khá sâu sắc về ảnh hưởng của các nhân tố như: trí lực, thể lực, tâm lực, điều kiện sức khỏe, học vấn, ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực; từ đó đưa ra các đề xuất, quan điểm, giải pháp để phát huy thế mạnh của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH, hướng đến phát triển bền vững.
Thứ ba: Nghiên cứu đã làm rõ được tính cấp thiết của đề tài này, đưa ra được tổng quan chung về tình hình nghiên cứu nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trên thế giới và tại Việt Nam, đưa ra phân tích bình luận những nghiên cứu tiêu biểu về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực, cung
84
cấp những luận cứ khoa học, nhằm luận giải, phân tích phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu này.Nghiên cứu còn đưa ra được những ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn; những cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung và tại Kon Tum nói riêng.
Thông qua những phương pháp nghiên cứu như: Phân tích tài liệu; Phương pháp quan sát; Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi nghiên cứu đã nêu và phân tích được thực trạng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kon Tum trong thời kỳ CNH-HĐH. Đặc biệt, nghiên cứu đã nêu và phân tích khá rõ về các thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu qua các thông tin về nhân khẩu học; đi sâu phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống như: địa bàn cư trú, loại nhà đang sở hữu, thu nhập, điều kiện sinh hoạt,tình trạng sức khỏe, tham gia các hoạt động tại cộng đồng. Phân tích về những nhận định, đánh giá của bản thân người trả lời về những thay đổi của địa phương: về hạ tầng cơ sở, về văn hóa – xã hội khu vực sinh sống, về vấn đề kinh tế - lao động, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương; mức độ quan tâm lo ngại trước các vấn đề xã hội tại địa phương; hoạt động quản lý của chính quyền địa phương; mức độ hài lòng về hoạt động quả lý của chính quyền địa phương, yếu tố giúp địa phương phát triển. Từ các kết quả khảo sát và phân tích, nghiên cứu đã đánh giá được tác động của chất lượng nguồn nhân lực và ảnh hưởng của nó tới sự nghiệp CNH-HĐH. Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp CNH- HĐH.
Thứ tư: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì quá trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh còn nhiều hạn chế: chất lượng nguồn nhân lực chưa xứng tầm với tiềm năng phát triển của tỉnh, sự bất cập về đào tạo và phân bổ sử dụng gây sự lãng phí, lao động được đào tạo chưa phát huy khả năng sáng tạo của mình.
85
Với những kết quả nghiên cứu của luận văn trong quá trình CNH- HĐH, chất lượng nguồn nhân lực trong cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng còn nhiều vấn đề mới tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện là một yêu cầu cấp bách. Tác giả hy vọng rằng luận văn: “Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ”đóp góp phần nào vào mục tiêu CNH- HĐH của tỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, với khả năng và thời gian có hạn, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu xót. Tác giả rất mong được sự góp ý của các nhà khoa học để luận văn được bổ sung đầy đủ về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
KIẾN NGHỊ
* Đối với Nhà nước
Xây dựng, ban hành và sửa đổi bổ sung các Luật, chính sách phù hợp với tình hình sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trẻ trên cả nước hiện nay.
Đẩy mạnh việc thực hiện các Luật, chính sách liên quan đến việc đào tạo kiến thức, chuyên môn và tay nghề cho người lao động. Đặc biệt, có chính sách quan tâm đào tạo nguồn nhân lực trẻ, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước
Phối hợp liên ngành giữa các cơ quan như: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành liên quan trong việc định hướng đào tạo và cung ứng việc làm để sau khi người lao động tích lũy các kiến thức, kỹ năng, vốn xã hội tại trường học, cơ sở đào tạo nghề... họ có thể tiếp cận với việc làm thuận lợi hơn, đạt được hiệu quả cao trong lao động, sản xuất.
Quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan hỗ trợ tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực của tỉnh.Bổ sung Trường
86
Đại học tại Kon Tum, Cao đẳng Y tế Kon Tum, Cao đẳng Nghề Kon Tum vào Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng đến năm 2020.
* Đối với chính quyền, các tổ chức, đoàn thể tại tỉnh Kon Tum
Các Sở, Ban, Ngành, chính quyền và các cơ quan tổ chức hiện đang hoạt động tại tỉnh Kon Tum cần thực hiện tốt các chính sách, chủ trương về việc đào tạo, cung ứng hệ thống việc làm cho người lao động, tạo cơ hội tiếp cận việc làm cho người lao động tại tỉnh.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu nghành nghề tại tỉnh Kon Tum cần phải phù hợp với số lượng và chất lượng nguồn nhân lực hiện tại của tỉnh. Cần có chính sách ưu tiên và hỗ trợ đối với lao động là nữ giới, tiến tới bình đẳng giới trong tiếp cận việc làm và tạo cơ hội cho nguồn nhân lực là nữ giới được tham gia vào tất cả các thành phần kinh tế.
Các cơ quan, tổ chức hiện đang đào tạo, sử dụng lao động cần có chính sách quan tâm, trợ giúp người lao động, sử dụng lao động kết hợp với đào tạo tay nghề để nâng cao kiến thức, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt, có chính sách ưu tiên lao động động là con em gia đình chính sách, người dân tộc thiểu số...
Có cơ chế để thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ trong công tác phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát triển nguồn nhân lực, thông qua thực hiện các chính sách tài chính, thuế hợp lý đối với các cơ sở ĐTN ngoài quốc doanh.
Tiếp tục đầu tư cho các trường, cơ sở dạy nghề theo hướng hiện đại hóa, hội nhập và chuẩn hóa trình độ đào tạo; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề; ban hành cơ chế quan hệ giữa doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động với cơ sở đào tạo nghề một cách
87
chặt chẽ, nhằm đảm bảo tính cung - cầu trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực.
Mở rộng phạm vi, đối tượng trong chính sách cử tuyển, gắn trách nhiệm của địa phương (huyện/TP) trong việc lựa chọn đối tượng và ngành học của tuyển với việc bố trí sử dụng sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp về công tác.
* Đối với nguồn nhân lực tại tỉnh Kon Tum
Người lao lao động hiện đang làm việc, công tác tại các cơ quan, tổ chức tại tỉnh Kon Tum cần chủ động học hỏi trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc; chủ động trong việc học hỏi, tích lũy các kiến thức mới.
Xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động tiếp cận với các cơ hội đào tạo, cơ hội việc làm. Trang bị, cập nhật các kiến thức mới liên quan đến lĩnh vực làm việc để đạt được hiệu quả cao trong lao động.
Đối với gia đình cũng cần có các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ con em mình có cơ hội được tiếp cận các chương trình đào tạo nghề, học nghề để tăng cơ hội tiềm việc phù hợp.
88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV
2. Chính phủ, 2010, Báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục ĐH.
3. Nguyễn Thị Cành, 2004, Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế: lý thuyết và thực nghiệm, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
4. Cục Thống kê Kon Tum, Niêm giám thống kê 1991-2013.
5. Cục Thống kê Kon Tum, Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009
6. Đề tài "Đô thị hóa và quản lý quá trình đô thị hóa trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên", mã số TN3/X15; PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh làm Chủ nhiệm đề tài
7. Dự thảo QH tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025.
8. Dương Anh Hoàng (2012), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành phố Đà Nẵng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Đề án phát triển NNL tỉnh Kon Tum giai đoạn 2006-2010, có tính đến năm 2015.
10. Mai Quỳnh Nam - Chủ biên (2009), Con người, văn hóa, quyền và phát triển, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
11.Nguyễn Xuân Đức, 2006, Một số chính sách và giải pháp sử dụng lao động DTTS ở Tây Nguyên, TC Lao động – Xã hội, 279 + 280
12. Nguyễn Đình Tấn (2008), Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở- xung quanh việc thực hiện quyền phụ nữ. Tạp chí Nghiên cứu Con người
13. Nguyễn Thị Kim Hoa (2009), Nghiên cứu chất lượng dân số đô thị thành phố Hà Nội. Để tài cấp Đại học Quốc Gia Hà Nội.
89
14. Nguyễn Hồi Loan (2010), Giáo dục nghề cho sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội”, Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
15. Hồng Minh, 2007, Đề án dạy nghề cho nhóm yếu thế vùng đặc biệt khó khăn, TC Lao động – Xã hội, 320
16. Lê Văn Quyền, 2005, dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên DTTS tại Kon Tum, TC Lao động – Xã hội, 259
17. Lê Thi (2007), Sự phát triển của các thế hệ người Việt Nam dưới tác động của lịch sử, văn hóa đất nước. Tạp chí Nghiên cứu Con người, 8-14.
18.Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, Dự thảo QH phát triển giáo dục – đào tạo tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025.
19. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
20. Phạm Tất Dong - Chủ biên (2001), Định hướng phát triển đội ngũ tri thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
22. Phạm Tất Dong, Nguyễn Thị Kim Hoa, Dương Quốc Trọng (2003), Đánh giá thực trạng một số chỉ tiêu về dịch vụ xã hội và một số chỉ tiêu cơ bản về chất lượng dân số hiện nay ở nông thôn trên 7 vùng sinh thái, Kỷ yếu công trình khoa học về dân số và kế hoạch hóa gia đình Việt Nam (Giai đoạn 1998-2002), Trang 45-63.
23. Phạm Tất Dong, Nguyễn Thị Kim Hoa, Dương Quốc Trọng, Trần Văn Chiến (2006), Nghiên cứu các yếu tố kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến CLDS, đề tài cấp Nhà nước nhánh I.
24. Phạm Thành Nghị (2007b), Phát triển nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức, Tạp chỉ Nghiên cứu Con người số, 29, 20 – 25
90
25. Phạm Thành Nghị (2008b), Tính chủ thể và phát triển con người vùng Tây Bắc, Tạp chí Nghiên cứu Con người, 35.
26. Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
27. Trúc Thịnh, 2009, Sáng kiến khai thác rừng bền vững ở Amazon, Báo Sài