9. Khung phân tích
2.5. Đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực hiện nay của tỉnh Kon Tum
2.5.1. Những điểm mạnh
Kon Tum là tỉnh có dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao (khoảng 59%). Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, ý thức kỷ luật và kỹ năng lao động của LLLĐ đang từng bước được nâng lên. Tỷ lệ thất
81
nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc ở khu vực nông thôn tương đối thấp. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
Chất lượng giáo dục phổ thông từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và đậu đại học tăng hàng năm; tỷ lệ học sinh bỏ học giảm mạnh (năm 2010, giảm xuống còn 0,83%), toàn tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Mạng lưới cơ sở dạy nghề đang được phát triển, hệ thống giáo dục TCCN, CĐ và ĐH ngày càng được quan tâm đầu tư, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh, đạt 33,5% vào năm 2010.
Những năm qua, Lãnh đạo tỉnh Kon Tum đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH của Tỉnh, thể hiện ở việc triển khai và thực hiện các chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh đi học ĐH, sau ĐH; chính sách thu hút cán bộ, sinh viên tốt nghiệp về công tác tại Tỉnh; chính sách đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo CĐ, trung cấp và dạy nghề trên địa bàn. Đặc biệt là việc ban hành Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2006 – 2010, có tính đến năm 2015 đã tạo ra khung pháp lý và những điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh.