9. Khung phân tích
2.4.2.2. Hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách phát triển nhân lực
a. Hệ thống cơ quan quản lý trên địa bàn
UBND tỉnh Kon Tum là cơ quan quản lý chung trên địa bàn trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nhân lực. Bên cạnh đó, UBND tỉnh còn trực tiếp quản lý 02 trường CĐ (CĐ Sư phạm Kon Tum, CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Kon Tum) và trường Trung cấp Nghề. UBND tỉnh Kon Tum có các đơn vị chuyên môn trực thuộc trong lĩnh vực phát triển nhân lực gồm: Sở GD-ĐT quản lý phát triển nhân lực trình độ phổ thông; Sở LĐ-TB&XH quản lý công tác phát triển nhân lực trong lĩnh vực dạy nghề, quản lý Trung tâm dạy nghề Kon Đào và Trung tâm dạy nghề Măng Đen; Sở Nội vụ quản lý phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Sở Y tế trực tiếp quản lý trường Trung cấp Y tế và thực hiện chức năng quản lý, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế.
78
b.Cơ chế, chính sách phục vụ công tác phát triển nhân lực
Nghị quyết Đại hội đảng bộ lần thức XIV của Tỉnh đã thể hiện quan điểm “Tập trung phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tỉnh, đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh CNH-HĐH, xem đây là giải pháp chiến lược lâu dài, vừa mang tính bức xúc trước mắt của địa phương”. Trong thời gian tới, tỉnh Kon Tum sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách về hỗ trợ đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh đi học ĐH và sau ĐH, chính sách thu hút cán bộ và sinh viên ra trường về công tác tại Tỉnh; Đề án phát triển nguồn nhân lực tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, đầu tư... Đồng thời, Tỉnh sẽ nghiên cứu, ban hành, thực hiện các cơ chế chính sách mới trong công tác phát triển nguồn nhân lực. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nhân lực sẽ được triển khai trên địa bàn tỉnh,... Đây là những điều kiện cơ bản, có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH của Tỉnh.
Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH như chính sách hỗ trợ tiền tàu xe và thăm hỏi động viên học sinh tại các trường ĐH, CĐ và trung học chuyên nghiệp ở các tỉnh, thành phố trong cả nước; chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, của tỉnh đi học ĐH, sau ĐH và chính sách thu hút cán bộ, sinh viên tốt nghiệp về công tác tại tỉnh, đặc biệt, năm 2007 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Quyết định số 446-QĐ/TU về việc ban hành Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2006 - 2010, có tính đến năm 2015 và đã được UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
Ngoài ra, để thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều văn bản triển khai như Chỉ thị 08-CT/TU ngày 04/02/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh Ủy Kon Tum về đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn và tăng cường xuất khẩu lao động đến năm 2015; Quyết định số 976/QĐ-
79
UBND ngày 22/9/2010 của UBND Tỉnh về phê duyệt mức chi phí đào tạo sơ cấp nghề miễn phí cho lao động nông thôn và Dự án dạy nghề cho người nghèo tỉnh Kon Tum.
Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách đặc thù đối với miền núi, vùng cao nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng. Theo định hướng phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020 và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH các tỉnh trong vùng, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh trong vùng đều có mức tăng trưởng cao.
Với lợi thế về vị trí địa lý, nằm trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia, là cửa ngõ của vùng Tây Nguyên, có hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi, kết nối với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ; có tiềm năng lớn về tài nguyên: quỹ đất, rừng, thủy điện, du lịch,… Đây là những điều kiện thuận lợi để Kon Tum đẩy mạnh tốc độ phát triển KT-XH trong thời gian tới. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác phát triển nhân lực để Tỉnh có thể trở thành một trong những trung tâm đào tạo nhân lực không chỉ cho khu vực bắc Tây Nguyên mà cho cả các nước bạn Lào và Campuchia.
Trong thời kỳ 2011-2020, tỉnh Kon Tum dự kiến tiếp tục có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) cao, bình quân đạt trên 15% giai đoạn 2011-2015 và 14,5% giai đoạn 2016-2020; trong đó, GDP ngành CN tăng bình quân 20% giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020 là 17,5%; tương ứng với 2 giai đoạn trên cho ngành NN là 8,8% và 8,0%, ngành DV là 16% và 15,6%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH với tỷ trọng CN - DV - NN tương ứng vào năm 2015 là 31,5 - 35,5% - 33% và năm 2020 là 38,5 - 36,4% - 25,1%.
80