Bảng 3.1. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp
TT Các biện pháp CB QL KTX, GV và SVNT Mức độ đánh giá Cấn thiết Tỉ lệ (%) Bình thường Tỉ lệ (%) Không cần thiết Tỉ lệ (%) 1
Nâng cao nhận thức cho CBQL KTX và SVNT về tầm quan trọng của CTQL SVNT
351 78 86 19,2 13 2,8
2 Kế hoạch hóa CTQL SVNT 346 76.8 90 20 20 3.2
3
Đổi mới phương thức quản lý SVNT nhằm tăng tính tự chủ của SV
358 79,5 80 17,7 13 2,8
4
Tăng cường kiểm tra, đánh giá trên cơ sở các tiêu chí cụ thể để khen thưởng, kỷ luật phù hợp
367 81,6 67 14,8 16 3,6
5
Tăng cường quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp, quan tâm tổ chức các hoạt động văn nghệ - thể thao, giao lưu, sinh hoạt tập thể cho SVNT
340 75,6 88 19,6 22 4,8
6 Ứng dụng công nghệ thông tin
trong CTQL SVNT 362 80,4 79 17,6 9 2
- Kết quả khảo nghiệm tổng hợp ở bảng 3.1 cho thấy với 6 biện pháp đưa ra đều có tính cần thiết rất cao, tuy nhiên cũng không tránh khỏi một số ý kiến còn phân vân, e ngại. Kết quả khảo nghiệm CB, GV và SV cho phép tác giả nhận định về tính cần thiết của những biện pháp như sau:
82
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý KTX và SVNT về tầm quan trọng của công tác quản lý SVNT. Biện pháp này có 351 ý kiến (tỷ lệ 78 %) cho rằng cần thiết; 86 ý kiến (tỷ lệ 19,2 %) cho rằng bình thường và có 13 ý kiến (tỷ lệ 2,8%) cho rằng không cần thiết. Kết quả chung biện pháp này được đánh giá tương đối cao cho thấy là rất cần thiết.
- Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác quản lý SVNT có mức độ đánh giá cần thiết là 346 phiếu (tỷ lệ 76,8%); bình thường là 90 phiếu (tỷ lệ 20%) và không cần thiết là 20 phiếu (tỷ lệ 3,2%), như vậy kết quả này cho tác giả nhận định là cần tiếp tục chú trọng đến công tác kế hoạch hóa quản lý SVNT ngay từ khi năm học mới chưa bắt đầu. Điều này giúp cho SV cũng như người quản lý hoàn toàn chủ động trong công tác chuyên môn của mình.
- Biện pháp 3: Đổi mới phương thức quản lý SVNT nhằm tăng tính tự chủ của SV. Biện pháp này có 358 ý kiến (tỉ lệ 79,5%) cho rằng cần thiết; 80 ý kiến (tỷ lệ 17,7 %) cho rằng bình thường và 13 ý kiến đánh giá là không cần thiết (tỷ lệ 2,8%). Đây là biện pháp được đánh giá tương đối cao (đứng thứ 3) trong số 6 biện pháp nêu trên, điều này chứng tỏ cả CBQL, GV và SVNT đều mong muốn có sự thay đổi về phương thức, quản lý, chính sách đãi ngộ nhằm có những điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt, quản lý và phục vụ. Việc chuyển đổi dần từ mô hình phục vụ sang dịch vụ với các điều kiện tốt hơn đang rất được mong đợi.
- Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá trên cơ sở các tiêu chí cụ thể để khen thưởng, kỷ luật phù hợp. Biện pháp này có 367 ý kiến (tỷ lệ 81,6 %) cho rằng cần thiết; 67 ý kiến (tỷ lệ 14,8%) cho rằng bình thường và có 16 ý kiến (tỷ lệ 3,6%) cho rằng biện pháp này không cầng thiết. Kết quả chung biện pháp 4 này được đánh giá cao nhất, vì vậy có thể áp dụng biện pháp này trong thời gian sớm nhất.
- Biện pháp 5: Tăng cường tổ chức quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp, quan tâm tổ chức các hoạt động văn nghệ - thể thao, giao lưu, sinh hoạt tập thể cho SVNT. Biện pháp này có 340 ý kiến (tỷ lệ 75,6 %) cho rằng cần thiết; 88 ý kiến (tỷ lệ 19,6 %) cho rằng bình thường và có 22 ý kiến (tỷ lệ 4,8%) cho
83
rằng không cần thiết. Đối với biện pháp này số SVNT được hỏi đều cho rằng cần thiết phải tăng cường các hoạt động giao lưu, sinh hoạt tập thể, còn với CBQL, GV thì việc tăng cường quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp, tự học tại KTX được đánh giá cao hơn.
- Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý SVNT. Biện pháp này có 362 phiếu (tỷ lệ 80,4%) cho rằng cần thiết; 79 phiếu (tỷ lệ 17,6%) cho rằng bình thường và có 9 ý kiến (tỷ lệ 2%) cho rằng biện pháp này không cần thiết. Kết quả biện pháp này cho phép tác giả đánh giá là rất cần thiết để tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin cũng như nâng cấp phần mềm quản lý KTX vào quản lý SVNT. Biện pháp này giúp người quản lý giảm thiểu sức lao động, tăng hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình quản lý SVNT.
Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp
TT Các biện pháp
Cán bộ, giảng viên và sinh viên Mức độ đánh giá Khả thi Tỉ lệ (%) Bình thường Tỉ lệ (%) Không khả thi Tỉ lệ (%) 1
Nâng cao nhận thức cho CBQL KTX và SVNT về tầm quan trọng của CTQL SVNT
344 76,4 88 19,6 18 4
2 Kế hoạch hóa CTQL SVNT 354 78,7 84 18,6 12 2,7
3 Đổi mới phương thức QL SVNT
nhằm tăng tính tự chủ của SV 358 79,6 74 16,4 18 4
4
Tăng cường kiểm tra, đánh giá trên cơ sở các tiêu chí cụ thể để khen thưởng, kỷ luật phù hợp
370 82,2 65 14,5 15 3,3
5
Tăng cường tổ chức quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp, quan tâm tổ chức các hoạt động văn nghệ - thể thao, giao lưu, sinh hoạt tập thể cho SVNT
335 74,4 99 22 16 3,6
6 Ứng dụng công nghệ thông tin
84
Bảng 3.2, cho thấy cả 6 biện pháp đưa ra đều có tính khả thi cao, song bên cạnh đó cũng không tránh khỏi một số ý kiến còn băn khoăn, e ngại. Ý kiến cụ thể của các cán bộ, giảng viên và SV về các biện pháp như sau:
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý KTX và SVNT về tầm quan trọng của công tác quản lý SVNT. Biện pháp này có 344 ý kiến (tỷ lệ 76,4 %) cho rằng khả thi; 88 ý kiến (tỷ lệ 19,6 %) cho rằng bình thường và có 18 ý kiến (tỷ lệ 4%) cho rằng không khả thi.
- Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác quản lý SVNT có mức độ đánh giá khả thi là 354 phiếu (tỷ 78,7%); bình thường là 84 phiếu (tỷ lệ 18,6%) và không khả thi là 12 phiếu (tỷ lệ 2,7%).
- Biện pháp 3: Đổi mới phương thức quản lý SVNT nhằm tăng tính tự chủ của SV. Biện pháp này có 358 ý kiến (tỉ lệ 79,6%) cho rằng khả thi; 74 ý kiến (tỷ lệ 16,4 %) cho rằng bình thường và 18 ý kiến đánh giá là không khả thi (tỷ lệ 4%).
- Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá trên cơ sở các tiêu chí cụ thể để khen thưởng, kỷ luật phù hợp. Biện pháp này có 370 ý kiến (tỷ lệ 82,2 %) cho rằng khả thi; 65 ý kiến (tỷ lệ 14,5%) cho rằng bình thường và có 15 ý kiến (tỷ lệ 3,3%) cho rằng biện pháp này không khả thi. Đây là biện pháp được đánh giá về mức độ khả thi cao nhất trong 6 biện pháp mà tác giả đề xuất.
- Biện pháp 5: Tăng cường tổ chức quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp, quan tâm tổ chức các hoạt động văn nghệ - thể thao, giao lưu, sinh hoạt tập thể cho SVNT. Biện pháp này có 335 ý kiến (tỷ lệ 74,4 %) cho rằng khả thi; 99 ý kiến (tỷ lệ 22 %) cho rằng bình thường và có 16 ý kiến (tỷ lệ 3,6%) cho rằng không khả thi.
- Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý SVNT. Biện pháp này có 365 phiếu (tỷ lệ 81,1%) cho rằng khả thi; 65 phiếu (tỷ lệ 14,4%) cho rằng bình thường và có 20 ý kiến (tỷ lệ 4,4%) cho rằng biện pháp này không khả thi. Kết quả biện pháp này được đánh giá cao thứ 2 trong
85
6 biện pháp. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong CTQL và đây là biện pháp hết sức cần thiết.
Như vậy, qua kết quả khảo nhiệm cho thấy các biện pháp đưa ra đều được đánh giá có tính cần thiết và tính khả thi rất cao, mặc dù không tránh khỏi những băn khoăn, e ngại ở một số biện pháp.
- Trong các biện pháp nêu ra thì các biện pháp được đánh giá cao và có khả năng thực hiện được đạt trên 80% là các biện pháp: Tăng cường kiểm tra, đánh giá trên cơ sở các tiêu chí cụ thể để khen thưởng, kỷ luật phù hợp; Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý SVNT. Các biện pháp còn lại đều được đánh giá cao về mức độ khả thi và khả năng thực hiện được là trên 70%. Chúng tôi hy vọng rằng, những biện pháp này sẽ được áp dụng trong những năm học tới, công tác quản lý SVNT ngày càng phù hợp với điều kiện thực tế của Trung tâm, góp nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và hoàn thiện hơn sản phẩm đào tạo của ĐHQGHN.
86 Tiểu kết chương 3
Có thể khẳng định rằng nhiệm vụ QLSV nói chung của ĐHQGHN và quản lý SVNT nói riêng tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Căn cứ vào nghiên cứu lý luận, mức độ, tầm quan trọng và thực trạng quản lý SVNT tại các Ký túc xá trực thuộc Trung tâm, tác giả đề xuất và xây dựng một số biện pháp quản lý SVNT đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. Bao gồm:
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý KTX và SVNT về tầm quan trọng của công tác quản lý SVNT;
2. Kế hoạch hóa công tác quản lý SVNT;
3. Đổi mới phương thức quản lý SVNT nhằm tăng tính tự chủ của SV; 4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá trên cơ sở các tiêu chí cụ thể để khen thưởng, kỷ luật phù hợp;
5. Tăng cường tổ chức quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp, quan tâm tổ chức các hoạt động văn nghệ - thể thao, giao lưu, sinh hoạt tập thể cho SVNT;
6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý SVNT.
Qua kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến cán bộ quản lý KTX, lãnh đạo quản lý, giảng viên có thâm niên và kinh nghiệm, HSSV đang được đào tạo, cho thấy: 06 biện pháp đề xuất đều mang tính cần thiết và tính khả thi cao, phù hợp với đặc điểm tại các KTX của TTHTSV. Đó là các biện pháp cấp thiết và mang tính khả thi cho việc quản lý SVNT trong bối cảnh hiện nay. Các biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và hoàn thiện lẫn nhau, thiếu một trong các giải pháp trên thì việc quản lý SVNT sẽ gặp những khiếm khuyết nhất định vì vậy cần áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ. Khi đó sẽ đem lại hiệu quả cao đối với công tác quản lý SVNT tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN.
87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Về lý luận
Hệ thống lý luận về quản lý, quản lý nhà trường, quản lý CTSV, biện pháp quản lý SVNT cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý SVNT đã được tác giả hệ thống trong luận văn. Đồng thời việc xác định nguyên tắc để xây dựng các biện pháp quản lý sinh viên, SVNT cũng được đề cập và phân tích trong luận văn. Việc nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về lý luận đã giúp chúng tôi có cơ sở khoa học để tìm hiểu thực trạng công tác QLSV của Trung tâm, có phân tích, đánh giá những mặt mạnh, những hạn chế cũng như nguyên nhân của thực trạng đó.
1.2. Về thực tiễn
Bối cảnh hiện nay đã có nhiều thay đổi, tình hình kinh tế, chính trị và xã hội có nhiều diễn biến mới vì vậy quản lý SVNT đang là vấn đề được các gia đình và cả xã hội quan tâm. Việc tăng cường công tác quản lý SVNT sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với SV.
Trên thực tế, công tác quản lý SVNT của TTHTSV luôn được đánh giá cao so với nhiều đơn vị trong cả nước. Tuy nhiên, để phù hợp với bối cảnh hiện nay thì còn nhiều vấn đề cần quan tâm và đầu tư thực hiện.
Xuất phát từ điều kiện cụ thể của Trung tâm, việc tìm ra các biện pháp quản lý SVNT có tính hệ thống và mang tính khả thi cao có giá trị to lớn đối với công tác QLSV của đơn vị nói riêng và công tác giáo dục, đào tạo của
ĐHQGHN nói chung. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý sinh viên nội trú tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn điều tra xem xét tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý SVNT. Sáu biện pháp đó là:
88
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý KTX và SVNT
về tầm quan trọng của công tác quản lý SVNT
- Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác quản lý SVNT
- Biện pháp 3: Đổi mới phương thức quản lý SVNT nhằm tăng tính tự
chủ của SV
- Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá trên cơ sở các tiêu chí cụ
thể để khen thưởng, kỷ luật phù hợp
- Biện pháp 5: Tăng cường tổ chức quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp,
quan tâm tổ chức các hoạt động văn nghệ - thể thao, giao lưu, sinh hoạt tập thể cho SVNT
- Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý
SVNT.
Tuy nhiên, do những khó khăn về khách quan và chủ quan, luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp để đề tài ngày một hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn nữa đối với công tác quản lý SVNT của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN.
2. Một số khuyến nghị