Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý sinh viên nội trú tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên - Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 38)

Giáo dục và đào tạo là vấn đề then chốt của xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành trung ương khóa IX (2002) khẳng định “Muốn

31

tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” [10, tr. 50].

Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người” 1, tr. 1.

Đại hội X của Đảng (2006) tiếp tục chỉ rõ nhiệm vụ: “Bồi dưỡng các

giá trị văn hoá trong thanh niên, HSSV, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống,

năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh con người Việt Nam” [11, tr. 106].

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân học tập suốt đời” [12, tr. 77].

Quan điểm chỉ đạo của Đảng đã được cụ thể hóa bằng hệ thống các chính sách theo hướng ưu tiên, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển. Các chính sách này tập trung vào các vấn đề như chính sách đầu tư, học phí và phát triển hệ thống, mạng lưới các trường lớp, các chính sách đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc và các vùng khó khăn; đổi mới giáo dục toàn diện từ nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, chính sách đối với giáo viên và người học; cải tiến cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và

32

xã hội; thực hiện cải cách hành chính, hợp tác quốc tế trong giáo dục. Đặc biệt chủ trương xã hội hóa giáo dục đã khuyến khích cộng đồng, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và cá nhân trong nước, ngoài nước cùng chung tay phát triển sự nghiệp giáo dục Việt Nam.

Liên quan đến SV và SVNT nói riêng, chính sách của Nhà nước về học bổng, học phí, tín dụng đào tạo, hỗ trợ việc làm, các chính sách khuyến khích SV học tập và nghiên cứu khoa học... là những chính sách thiết thực đã có tác động tích cực đến cuộc sống của SV, tạo môi trường học tập thuận lợi cho SV.

Tuy nhiên, xét trên tổng thể, hệ thống chính sách này vẫn chưa tạo ra bước đột phá trong việc góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn của giáo dục hiện nay giữa một bên là yêu cầu cao về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng và một bên là điều kiện còn hạn hẹp về nguồn lực. Xét trong phạm vi liên quan đến SV nói chung và SVNT nói riêng, chính sách của Nhà nước còn thiếu và yếu. SV còn gặp nhiều khó khăn trong môi trường sống, học tập và nghiên cứu khoa học.

33 Tiểu kết chương 1

Công tác quản lý SVNT là một bộ phận trọng tâm để hình thành và phát triển nhân cách cho SV trong toàn bộ quá trình tổ chức đào tạo ở các trường ĐH, cao đẳng. Mục tiêu của công tác QLSV hướng vào mục tiêu đào tạo chung của nhà trường và hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực người học, giúp họ tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, sống lành mạnh, có kiến thức văn hoá, khoa học, công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp, có sức khoẻ…đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi công tác QLSV trong các trường cần được coi trọng và triển khai thực hiện một cách khoa học, nghiêm túc. Việc nâng cao chất lượng công tác QLSV là một yêu cầu thiết thực, là vấn đề cấp bách trong bối cảnh hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thông qua việc tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu: các khái niệm cơ bản, vị trí, vai trò, nội dung của công tác QLSV và các chủ thể liên quan, các yêu cầu của công tác QLSV trong bối cảnh hiện nay, đã cho thấy một cơ sở lý luận về công tác quản lý SVNT. Những cơ sở lý luận này làm nền tảng và định hướng cho việc tìm hiểu thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp cho công tác SVNT tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN trong hiện tại và tương lai.

34 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH VIÊN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Quản lý sinh viên nội trú tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên - Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 38)