Đây chính là yếu tố đầu tiên có tính định hướng cho công tác QLSV trong các trường ĐH.
Công tác QLSV nhằm thực hiện cụ thể mục tiêu: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
28
1.6.2. Nhận thức của lực lực lượng tham gia
Nhận thức của các lực lượng tham gia công tác quản lý HSSV được đánh giá bởi các vấn đề: Nhận thức của lãnh đạo, CBQL, GV về sự cần thiết của công tác quản lý HSSV; HSSV hiểu thế nào về CTQL; ý nghĩa, vai trò của công tác quản lý HSSV trong bối cảnh hiện nay; vai trò của các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên các trường; vai trò trách nhiệm của gia đình và xã hội; mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tế, nhận thức của các lực lượng tham gia không đồng đều, việc tham gia của các lực lượng này khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản lý cần có sự tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và khuyến khích kịp thời các lực lượng tham gia thì CTQL mới được nâng tầm và hiệu quả sẽ đáp
ứng được nhu cầu và mục tiêu đề ra.
1.6.3. Đặc điểm của sinh viên, sinh viên nội trú 1.6.3.1. Đặc điểm của sinh viên 1.6.3.1. Đặc điểm của sinh viên
Sinh viên tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25, vị thế xã hội của lứa tuổi này nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước đó, các quan hệ xã hội của SV được mở rộng. Những thay đổi trong vị thế xã hội, sự thách thức khách quan của cuộc sống dẫn đến làm xuất hiện ở lứa tuổi SV những nhu cầu về hiểu biết thế giới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ người - người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội... sinh viên dễ tiếp thu cái mới, thích với cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng đúng đắn.
Về môi trường sống, sinh viên thường theo học tập trung tại các trường ĐH và CĐ (thường ở các đô thị), sinh hoạt trong một cộng đồng (trường, lớp) gồm chủ yếu là những thành viên tương đối đồng nhất về tri thức, lứa tuổi, với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi. Môi trường CĐ, ĐH, SV có tính chủ động cao, cùng với sự trưởng thành về xã hội, về tâm- sinh lý. Nhiều nhu cầu được khơi dậy và xuất hiện, phát triển theo hướng đa dạng,
29
phong phú hơn như: nhu cầu tìm hiểu, mở rộng kiến thức tăng lên, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần (tình bạn, tình yêu....), nhu cầu được học tập, tự học, tự đào tạo, rèn luyện để bản thân tự khẳng định, hoàn thiện vị trí của mình (theo định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp để vào đời) như: Tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, SV cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của SV. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của SV và hướng các em đi đúng mục tiêu đào tạo.
1.6.3.2. Đặc điểm của sinh viên nội trú
Ngoài những đặc điểm của sinh viên nói chung, SVNT có đặc điểm riêng sau: SVNT được nhà trường bố trí sắp xếp ở trong phòng chung. Sinh
viên được sắp xếp rất đa dạng có thể là sinh viên cùng lớp, cùng khóa, cùng khoa hoặc khác lớp, khác khóa, khác khoa. Có thể cùng hoặc khác chuyên ngành được đào tạo, cùng tuổi hoặc không cùng tuổi, khác nhau về thành phần xuất thân, dân tộc, khu vực, về trình độ nhận thức và quan niệm sống... Song họ có chung một mục đích là học tập để trở thành những người có nghề nghiệp theo chuyên ngành được đào tạo; hoạt động theo nội qui KTX và qui chế SVNT.
Học trong môi trường tập thể vì vậy SV bắt buộc phải có mối quan hệ đoàn kết, chan hòa, yêu thương nhau, cùng tham gia vào các hoạt động tập thể trong khu nội trú. Qua đó, nhân cách của SV dần được hoàn thiện và chịu tác động, ảnh hưởng một phần của nhiều yếu tố trong môi trường sống nội trú. Đó là những người sống xung quanh: thầy cô giáo, bạn bè khu nội trú; SVNT sống và hoạt động trong môi trường tập thể chịu sự kiểm soát của nhà trường,
30
của BQL KTX. Đây chính là đặc điểm cơ bản để phân biệt SVNT với SV ngoại trú.
1.6.4. Môi trường xã hội
Được sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, điều kiện sống và học tập của SV không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi kể trên, cũng tồn tại không ít những hạn chế có ảnh hưởng
tiêu cực đến công tác giáo dục và đào tạo.
Mặt trái của nền kinh tế thị trường là sự nảy sinh một loạt những tệ nạn như: nạn cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm... đã hình thành lối sống chạy theo đồng tiền khiến mối quan hệ gắn bó giữa những người thân trong gia đình, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng với cá nhân ngày càng kém khăng khít, các cá nhân có xu hướng sống biệt lập, chỉ biết mình... Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầng lớp trẻ nói chung và SV nói riêng - những người đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, do không được
quan tâm đúng mức nên đã hình thành những suy nghĩ, hành động lệch chuẩn.
Đất nước mở cửa hội nhập kéo theo những biến động về hệ thống các giá trị truyền thống về đạo đức, về bản sắc văn hóa với sự du nhập của nhiều thang giá trị và nhiều luồng văn hóa. Thanh niên nói chung và SV nói riêng dễ bị choáng ngợp trước những điều mới lạ, khó xác định được đâu là những tinh hoa văn hóa cần phải tiếp thu và với sức đề kháng còn yếu khiến những luồng văn hóa ngoại lai rất dễ xâm nhập.
Toàn bộ môi trường xã hội trên với những mặt tích cực và tiêu cực của nó đang từng ngày từng giờ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới SV nói chung và SVNT nói riêng. Vì vậy mục tiêu của các nhà quản lý là phải làm sao hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực để SV chuyên tâm vào công việc học tập và rèn luyện vì mục tiêu giáo dục của đất nước.
1.6.5. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Giáo dục và đào tạo là vấn đề then chốt của xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành trung ương khóa IX (2002) khẳng định “Muốn
31
tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” [10, tr. 50].
Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người” 1, tr. 1.
Đại hội X của Đảng (2006) tiếp tục chỉ rõ nhiệm vụ: “Bồi dưỡng các
giá trị văn hoá trong thanh niên, HSSV, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống,
năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh con người Việt Nam” [11, tr. 106].
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân học tập suốt đời” [12, tr. 77].
Quan điểm chỉ đạo của Đảng đã được cụ thể hóa bằng hệ thống các chính sách theo hướng ưu tiên, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển. Các chính sách này tập trung vào các vấn đề như chính sách đầu tư, học phí và phát triển hệ thống, mạng lưới các trường lớp, các chính sách đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc và các vùng khó khăn; đổi mới giáo dục toàn diện từ nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, chính sách đối với giáo viên và người học; cải tiến cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và
32
xã hội; thực hiện cải cách hành chính, hợp tác quốc tế trong giáo dục. Đặc biệt chủ trương xã hội hóa giáo dục đã khuyến khích cộng đồng, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và cá nhân trong nước, ngoài nước cùng chung tay phát triển sự nghiệp giáo dục Việt Nam.
Liên quan đến SV và SVNT nói riêng, chính sách của Nhà nước về học bổng, học phí, tín dụng đào tạo, hỗ trợ việc làm, các chính sách khuyến khích SV học tập và nghiên cứu khoa học... là những chính sách thiết thực đã có tác động tích cực đến cuộc sống của SV, tạo môi trường học tập thuận lợi cho SV.
Tuy nhiên, xét trên tổng thể, hệ thống chính sách này vẫn chưa tạo ra bước đột phá trong việc góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn của giáo dục hiện nay giữa một bên là yêu cầu cao về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng và một bên là điều kiện còn hạn hẹp về nguồn lực. Xét trong phạm vi liên quan đến SV nói chung và SVNT nói riêng, chính sách của Nhà nước còn thiếu và yếu. SV còn gặp nhiều khó khăn trong môi trường sống, học tập và nghiên cứu khoa học.
33 Tiểu kết chương 1
Công tác quản lý SVNT là một bộ phận trọng tâm để hình thành và phát triển nhân cách cho SV trong toàn bộ quá trình tổ chức đào tạo ở các trường ĐH, cao đẳng. Mục tiêu của công tác QLSV hướng vào mục tiêu đào tạo chung của nhà trường và hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực người học, giúp họ tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, sống lành mạnh, có kiến thức văn hoá, khoa học, công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp, có sức khoẻ…đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi công tác QLSV trong các trường cần được coi trọng và triển khai thực hiện một cách khoa học, nghiêm túc. Việc nâng cao chất lượng công tác QLSV là một yêu cầu thiết thực, là vấn đề cấp bách trong bối cảnh hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thông qua việc tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu: các khái niệm cơ bản, vị trí, vai trò, nội dung của công tác QLSV và các chủ thể liên quan, các yêu cầu của công tác QLSV trong bối cảnh hiện nay, đã cho thấy một cơ sở lý luận về công tác quản lý SVNT. Những cơ sở lý luận này làm nền tảng và định hướng cho việc tìm hiểu thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp cho công tác SVNT tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN trong hiện tại và tương lai.
34 CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH VIÊN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
2.1. Vài nét về Đại học Quốc gia Hà Nội
2.1.1. Giới thiệu chung
ĐHQGHN được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường ĐH lớn ở Hà Nội: Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội I và Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (theo Nghị định 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ). ĐHQGHN chính thức hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5/9/1994.
Ngày 17/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 186/2013/NĐ- CP về Đại học Quốc gia thay thế Nghị định số 07/2001/NĐ-CP. Nghị định này thể hiện chi tiết vị trí và quyền tự chủ đại học của ĐHQG, bao gồm:
- ĐHQG là cơ sở giáo dục ĐH, là tổ hợp các trường ĐH, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển; ĐHQG có con dấu hình Quốc huy và là đầu mối được giao các chỉ tiêu ngân sách và kế hoạch.
- ĐHQG có nhiệm vụ nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học nhằm góp phần xây dựng các định hướng, chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. ĐHQG được đề xuất và thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia theo quy định.
- ĐHQG được quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Đặc biệt, ĐHQG có cơ chế tài chính đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
- Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc, các Phó Giám đốc ĐHQG do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Hiệu trưởng và Viện trưởng các đơn
35
vị thành viên, thủ trưởng và cấp phó các đơn vị trực thuộc do Giám đốc ĐHQG bổ nhiệm, miễn nhiệm.
- Giám đốc ĐHQG quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách các đơn vị trực thuộc ĐHQG trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng ĐHQG.
Ngày 26/3/3014, Chính phủ ra Quyết định số 26/2014, ban hành kèm theo Quyết định này là Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG và các cơ sở giáo dục đại học thành viên (Quy chế gồm 8 chương và 30 điều).
2.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi 2.1.2.1. Sứ mệnh 2.1.2.1. Sứ mệnh
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; Sáng tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đỉnh cao; Đóng vai trò nòng cốt và đầu tầu đổi mới trong hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam.
2.1.2.2. Tầm nhìn
Trở thành trung tâm đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực trong nhóm các đại học tiên tiến của thế giới, đóng góp quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế tri thức của đất nước.
2.1.2.3. Giá trị cốt lõi - Chất lượng cao - Sáng tạo - Tiên phong - Tích hợp - Trách nhiệm - Phát triển bền vững
2.1.2.3. Khẩu hiệu hành động (Slogan):
Đạt đỉnh cao dựa vào tri thức - Excellence through Knowledge 2.1.3. Tổ chức bộ máy
2.1.3.1. Các đơn vị thành viên và trực thuộc
- Văn phòng và các ban chức năng (8 Ban, 4 Văn phòng) - Các đơn vị đào tạo (7 trường ĐH, 5 khoa trực thuộc)
36 - Các viện nghiên cứu (5 viện)
- Các Trung tâm đào tạo và nghiên cứu (5 đơn vị)
- Các đơn vị phục vụ (12 đơn vị)
2.1.3.2. Cơ chế quản lý
Cấp quản lý hành chính: ĐHQGHN có 3 cấp quản lý: