Đặc điểm của sinh viên, sinh viên nội trú

Một phần của tài liệu Quản lý sinh viên nội trú tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên - Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 36)

1.6.3.1. Đặc điểm của sinh viên

Sinh viên tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25, vị thế xã hội của lứa tuổi này nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước đó, các quan hệ xã hội của SV được mở rộng. Những thay đổi trong vị thế xã hội, sự thách thức khách quan của cuộc sống dẫn đến làm xuất hiện ở lứa tuổi SV những nhu cầu về hiểu biết thế giới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ người - người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội... sinh viên dễ tiếp thu cái mới, thích với cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng đúng đắn.

Về môi trường sống, sinh viên thường theo học tập trung tại các trường ĐH và CĐ (thường ở các đô thị), sinh hoạt trong một cộng đồng (trường, lớp) gồm chủ yếu là những thành viên tương đối đồng nhất về tri thức, lứa tuổi, với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi. Môi trường CĐ, ĐH, SV có tính chủ động cao, cùng với sự trưởng thành về xã hội, về tâm- sinh lý. Nhiều nhu cầu được khơi dậy và xuất hiện, phát triển theo hướng đa dạng,

29

phong phú hơn như: nhu cầu tìm hiểu, mở rộng kiến thức tăng lên, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần (tình bạn, tình yêu....), nhu cầu được học tập, tự học, tự đào tạo, rèn luyện để bản thân tự khẳng định, hoàn thiện vị trí của mình (theo định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp để vào đời) như: Tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, SV cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của SV. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của SV và hướng các em đi đúng mục tiêu đào tạo.

1.6.3.2. Đặc điểm của sinh viên nội trú

Ngoài những đặc điểm của sinh viên nói chung, SVNT có đặc điểm riêng sau: SVNT được nhà trường bố trí sắp xếp ở trong phòng chung. Sinh

viên được sắp xếp rất đa dạng có thể là sinh viên cùng lớp, cùng khóa, cùng khoa hoặc khác lớp, khác khóa, khác khoa. Có thể cùng hoặc khác chuyên ngành được đào tạo, cùng tuổi hoặc không cùng tuổi, khác nhau về thành phần xuất thân, dân tộc, khu vực, về trình độ nhận thức và quan niệm sống... Song họ có chung một mục đích là học tập để trở thành những người có nghề nghiệp theo chuyên ngành được đào tạo; hoạt động theo nội qui KTX và qui chế SVNT.

Học trong môi trường tập thể vì vậy SV bắt buộc phải có mối quan hệ đoàn kết, chan hòa, yêu thương nhau, cùng tham gia vào các hoạt động tập thể trong khu nội trú. Qua đó, nhân cách của SV dần được hoàn thiện và chịu tác động, ảnh hưởng một phần của nhiều yếu tố trong môi trường sống nội trú. Đó là những người sống xung quanh: thầy cô giáo, bạn bè khu nội trú; SVNT sống và hoạt động trong môi trường tập thể chịu sự kiểm soát của nhà trường,

30

của BQL KTX. Đây chính là đặc điểm cơ bản để phân biệt SVNT với SV ngoại trú.

Một phần của tài liệu Quản lý sinh viên nội trú tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên - Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)