Thực trạng và những hạn chế trong công tác quản lý SVNT của Trung tâm là do nhiều nguyên nhân:
62
- Nguyên nhân trước hết là quy mô mô đào tạo của ĐHQGHN tăng nhanh qua các năm (một số khoa phát triển lên thành trường và việc thành lập thê trường mới trực thuộc ĐHQGHN); đội ngũ cán bộ làm CTSV lại thiếu, năng lực còn hạn chế, chưa cập nhập thông tin kịp thời của SV và đối tượng mình quản lý. Năng lực đội ngũ cán bộ còn hạn chế, chưa được bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý SVNT với các đơn vị có cùng chức năng, nhiệm vụ trong nước và quốc tế.
- Việc cơ sở vật chất của Trung tâm bị thu hẹp (phòng tự học, phòng máy tính, khuôn viên, một số khu nhà đã quá cũ, xuống cấp…); quá nhiều các đơn vị cùng hoạt động trên địa bàn 2 KTX; kinh phí cải tạo nâng cấp còn hạn hẹp…cũng là những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của CTQL.
- Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV mới chỉ dừng lại ở những phương pháp truyền thống, nhiều lúc mang nặng hình thức, chưa được thường xuyên, liên tục, chưa đi vào chiều sâu, chưa nắm bắt được nhu cầu, sở thích của SV trong tình hình mới. Chưa có những biện pháp phù hợp để tăng cường ý thực tự giác học tập và rèn luyện cũng như việc tham gia các hoạt động ngoại khóa của SV.
- Phòng Tổ chức - Hành chính và CTSV chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra các hoạt động quản lý SVNT định kỳ, chỉ làm theo đợt thi đua, do đó công tác này còn thiếu tính răn đe, giáo dục SV.
- Đảng ủy - Ban giám đốc Trung tâm đã có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát đến công tác này, tuy nhiên một số CBQL chưa thấy hết được tầm quan trọng trong việc quản lý SVNT, họ cho rằng quản lý SVNT là dễ dàng, cứ áp đặt, mệnh lệnh là xong nên chưa dành đủ tâm sức, thời gian cho công tác này.
Những nguyên nhân trên đã dẫn đến công tác quản lý SVNT của TTHTSV còn những hạn chế, đòi hỏi phải có những biện pháp mang tính đột phá để công tác này có những chuyển biến tích cực theo hướng đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay.
63 Tiểu kết chương 2
Qua nghiên cứu thực trạng quản lý SVNT ở Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Nhận thức của Đảng ủy - Ban giám đốc và cán bộ viên chức ở Trung tâm về công tác quản lý SVNT khá tốt và có mức độ đồng thuận cao.
- Việc tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao thu hút SV tham gia đã có những kết quả đáng ghi nhận.
- Công tác phổ biến, quán triệt những quy định chung về quản lý SVNT được tiến hành thường xuyên và liên tục, đến mọi cán bộ, SVNT của Trung tâm.
- Trung tâm đã tạo được sự chủ động trong việc phối hợp với các đơn vị đào tạo và với chính quyền địa phương trong việc quản lý SVNT.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lý SVNT: Chưa xây dựng được hệ thống văn bản quản lý điều hành với những quy định cụ thể. Việc xây dựng hành lang pháp lý cho công tác này chưa thật đầy đủ. Cơ chế quản lý, đội ngũ cán bộ, trang thiết bị, kinh phí cho hoạt động này còn hạn hẹp.
- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch của Trung tâm có lúc còn chưa quyết liệt. Chưa tổ chức được nhiều các hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể thao, các câu lạc bộ thu hút SVNT và ngoại trú tham gia. Các hoạt động này hầu như còn mang tính phong trào, bề nổi chưa duy trì thường xuyên nên hiệu quả giáo dục chưa cao.
- Công tác kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên.
Thực trạng này cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về công tác quản lý SVNT của Trung tâm với những mặt mạnh cũng như những hạn chế và tìm ra các nguyên nhân. Điều đó sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra những đề xuất về các biện pháp quản lý SVNT của Trung tâm ở chương sau.
64 CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN NỘI TRÚ
TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH VIÊN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi
Thước đo hiệu quả cho các biện pháp đề xuất chính là thực tiễn, vì vậy khi xây dựng các biện pháp quản lý SVNT phải dựa trên những điều kiện thực tế của đơn vị. Với những điều kiện như: cơ sở vật chất, điều kiện về kinh phí; điều kiện về tình hình đội ngũ....đồng thời những biện pháp nêu ra phải có tính khả thi, tức là có thể thực hiện được và thực hiện có hiệu quả.
Tính khả thi chính là khả năng áp dụng được trong thực tiễn. Vì vậy, những biện pháp quản lý SVNT được đề xuất phải xuất phát từ điều kiện về cơ sở vật chất và con người của đơn vị cũng như những đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực đó. Trong quá trình xây dựng nếu không chú ý đến các yếu tố này thì các giải pháp đưa ra sẽ thiếu tính thực tiễn, kém hiệu quả hoặc bất khả thi.
Yêu cầu về tính khả thi đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải có khả năng trở thành hiện thực và mục tiêu quan trọng nhất là đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý SVNT của đơn vị.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc xây dựng các biện pháp quản lý SVNT của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên đó là tính hiệu quả. Nguyên tắc này yêu cầu các biện pháp đưa ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là đạt hiệu quả cao về công tác quản lý SVNT nói chung góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục đào tạo của ĐHQGHN. 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
Khi nghiên cứu đối tượng phải xem xét nó với đầy đủ các khía cạnh, các phương diện. Việc đưa ra các biện pháp quản lý SVNT cần phải đặt nó trong một chỉnh thể thống nhất giữa nhà trường, địa phương và môi trường xã
65
hội nói chung và xem xét đến mục tiêu giáo dục và đào tạo chung của toàn ngành. Điều quan trọng là xác định được vai trò của từng biện pháp trong mối quan hệ với các biện pháp khác, đồng thời phải ưu tiên việc thực hiện các biện pháp trong từng giai đoạn, từng khu vực KTX mới đem lại hiệu quả cao. 3.2. Một số biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - Đại học Quốc gia Hà Nội
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý Ký túc xá và sinh viên nội trú về tầm quan trọng của công tác quản lý sinh viên nội trú trú về tầm quan trọng của công tác quản lý sinh viên nội trú
* Mục tiêu
Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động quản lý. Sức mạnh của tư tưởng là rất lớn, tư tưởng chỉ đạo hành động. Có nhận thức đúng, thái độ đúng thì mới hành động đúng. Vì vậy phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ cá bộ quản lý KTX và SVNT là cần thiết. Đây là một biện pháp quan trọng góp phần nâng cao công tác quản lý SVNT nói riêng và chất lượng giáo dục, đào tạo nói chung trong ĐHQGHN.
* Nội dung
- Tổ chức các hoạt động tập huấn về kỹ năng sống trong sinh hoạt tập thể, đặc biệt là trong KTX (nơi có nhiều SV đến từ các tỉnh, thành phố khác nhau; tôn giáo, phong tục, nhận thức...khác nhau).
- Tổ chức hội thảo, tọa đàm, giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý với các đơn vị có cùng chức năng, nhiệm vụ với Trung tâm.
- Tổ chức hoạt động tuyên truyền cho cán bộ của Trung tâm, giảng viên của các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN...về tầm quan trọng của công tác quản lý SVNT; tuyên truyền thực hiện nội qui, qui định trong KTX, tuyên truyền lối sống văn hóa cho SVNT.
* Cách tiến hành
- Việc trang bị các kỹ năng là hết sức cần thiết vì vậy cần xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức và phối hợp tổ chức các khóa tập huấn như: Kỹ năng giao tiếp ứng xử; Thuyết trình; Ra quyết định; Làm việc nhóm, kỹ năng phòng chống rượu và chất kích thích...tăng cường nâng cao nhận thức cho SVNT.
66
- Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, họp liên tịch... có sự tham gia của các đơn vị đào tạo, Ban chính trị và CTHSSV, Công An phường tại khu vực 2 KTX, Đoàn Thanh Niên, Hội sinh viên. Nội dung Hội thảo tập trung chủ yếu vào công tác đảm bảo An ninh trật tự trong KTX, từ đó giúp cho mỗi CBQL, giảng viên...có những định hướng trong công tác quản lý SVNT một cách thiết thực, hiệu quả. Ngoài ra, công tuyên truyền qua những cuộc họp giao ban của các đơn vị và của ĐHQGHN cũng giúp cán bộ quản lý nhận thức sâu sắc hơn về công tác này.
- Việc lồng ghép các nội dung tuyên truyền trên hệ thống Đài phát thanh tại KTX, tại Bảng tin và trên Website của Trung tâm với những nội dung cụ thể như: nội qui, qui định trong KTX; nêu gương người tốt, việc tốt; phòng ở kiểu mẫu; những hạt nhân tích cực điển hình, những câu chuyện về SV vượt khó trong và ngoài ĐHQGHN; Chương trình âm nhạc theo yêu cầu; các nội dung hoạt động của các đơn vị trong ĐHQGHN; những trang Web có nội dung giáo dục về đạo đức, lối sống, tình bạn, tình yêu...là những kênh tuyên truyền rất hiệu quả cho cán bộ và SVNT.
* Điều kiện thực hiện
- Điều kiện tiên quyết là phải có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám đốc, Ban quản lý KTX, Đoàn thanh niên và Ban đại diện SVNT.
- Các nội dung tuyên truyền đảm bảo tính cập nhật, khả thi, tính giáo dục và tính thực tiễn phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
- Việc thực hiện công tác tuyên truyền trong năm học phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Sau mỗi học kỳ phải tổ chức đánh giá, phải luôn đổi mới nội dung tuyên truyền thì mới đạt hiệu quả cao.
3.2.2. Kế hoạch hóa công tác quản lý sinh viên nội trú * Mục tiêu * Mục tiêu
Bất cứ một tổ chức hoặc một đơn vị nào trong quá trình hoạt động của mình ở một lĩnh vực nào đó, muốn thành công nhất thiết phải lập kế hoạch cụ
67
thể và tổ chức thực hiện tốt. Công tác quản lý SVNT nếu được kế hoạch hóa tốt sẽ góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện cho SV.
* Nội dung
Kế hoạch hóa công tác quản lý SVNT của Trung tâm cần phải được thực hiện cho từng khóa, học kỳ, năm học và chuẩn bị tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch quản lý SVNT cho từng giai đoạn tương ứng với sự phát triển của Trung tâm và của ĐHQGHN. Trên cơ sở Quy chế công tác HSSV nội trú trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Bộ GD&ĐT ban hành và Quy định cụ thể của ĐHQGHN về công tác quản lý SVNT, Phòng Tổ chức - Hành chính và CTSV tham mưu cho Ban giám đốc và phối hợp với Ban quản lý KTX soạn thảo nội dung kế hoạch, tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây:
- Xây dựng kế hoạch đầu năm học: Rà soát hệ thống cơ sở vật chất để sửa chữa, nâng cấp; dự kiến chỉ tiêu SVNT cho các đơn vị đào tạo; quy hoạch, sắp xếp SVNT theo khoa, khóa; bộ máy quản lý; cơ chế phối hợp với Phòng Chính trị và CTSV các đơn vị đào tạo; với Công an phường và các đơn vị liên quan khác.
- Xây dựng kế hoạch năm học với các nội dung: Số lượng SV ở nội trú, tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động của Ban đại diện SVNT, công tác An ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hoạt động Đài phát thanh KTX, tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Trung tâm, Ban quản lý KTX, các đơn vị đào tạo với SVNT, trao đổi về công tác đảm bảo An ninh trật tự, kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý SVNT của các đơn vị và việc thực hiện nội qui của SVNT.
- Kế hoạch cụ thể từng tháng, tuần tập trung vào các nội dung cụ thể: Chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vệ sinh môi trường, duy trì nề nếp thực hiện nội qui KTX, hoạt động phát thanh, lịch kiểm tra thực hiện nội qui KTX của Tổ quản lý sinh viên và Ban đại diện SVNT.
68
- Về việc xây dựng kế hoạch quản lý SVNT đầu năm học:
+ Trên cơ sở kết quả thực hiện của những năm học trước, dự báo qui mô đào tạo SV cho những giai đoạn tiếp theo, dự kiến số lượng SV ở KTX. Lập phiếu Khảo sát nhu cầu, mong muốn của SV ở nội trú, tham mưu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của SVNT.
+ Trên cơ sở dự kiến số lượng SVNT, KTX cần xây dựng nhu cầu nhân sự làm công tác quản lý SVNT, đảm bảo đủ số lượng, có kinh nghiệm, tâm huyết, trách nhiệm. Để thực hiện được các yêu cầu trên Trung tâm giao quyền tự chủ cho Ban quản lý KTX lựa chọn, sắp xếp, phân công công việc cho CBQL sao cho đảm bảo đủ số lượng chia nhóm công việc, như: Tổ dịch vụ (phục vụ các mặt đời sống sinh viên về ăn uống, vui chơi, giải trí, trông giữ xe); tổ sửa chữa (bảo trì và sửa chữa các tài sản cố định trong KTX như máy bơm nước và các hỏng hóc xảy ra tại các phòng ở của SVNT); Tổ bảo vệ (bảo vệ KTX); Tổ quản lý sinh viên (QLSV tại các phòng, nhà trong KTX; quản lý sinh viên ở KTX, cập nhật phòng trống, thu tiền điện nước của các phòng, đôn đốc nhân công vệ sinh môi trường, đôn đốc nộp tiền phòng, theo dõi và bảo quản tài sản trong KTX, Quản lý, đôn đốc SV thực hiện nội quy), tiến tới quản lý SVNT theo kiểu thực hiện nội qui, phục vụ và tiến tới mô hình dịch vụ.
- Về việc xây dựng kế hoạch năm học: Phải bám sát chủ đề năm học, kế hoạch hoạt động của ĐHQGHN, của các đơn vị đào tạo để xây dựng kế hoạch năm học. Cụ thể như sau:
+ Vào đầu năm học, KTX rà soát số SVNT trong thời điểm lập kế hoạch phân phòng ở theo đơn vị khoa, khóa để sắp xếp bố trí phòng ở cho SV năm thứ 2, thứ 3, thứ 4 và chuẩn bị phòng ở, cơ sở vật chất...để đón tiếp SV năm thứ nhất.
+ Hàng tháng Ban quản lý KTX có kế hoạch làm việc với Ban đại diện SVNT, cán bộ quản lý các khu nhà đặc biệt là Đài phát thanh trực thuộc Tiểu ban tuyên truyền và Đài phát thanh để cung cấp thông tin, nội dung hoạt động của KTX, của TTHTSV và ĐHQGHN cho SVNT nắm bắt được; mỗi học kỳ
69
tổ chức giao lưu giữa tất cả SVNT với cán bộ làm công tác quản lý KTX của Trung tâm để trao đổi những vấn đề liên quan đến đời sống, học tập, rèn luyện của SVNT. Bên cạnh đó, Trung tâm phải lập được kế hoạch giúp đỡ các SVNT có hoàn cảnh khó khăn phải tìm công việc làm thêm để trang trải cho chi phí học tập. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức Đoàn - Hội để quyên góp, ủng hộ về vật chất, học bổng vượt khó...nhằm động viên tinh thần các em vươn lên trong học tập và cuộc sống. Đối với SVNT thuộc diện con mồ côi, tàn tật, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn KTX cũng lập danh sách đề nghị