- Phương pháp chọn mẫu
43
- Thu thập bảng hỏi và xử lý kết quả điều tra để rút ra kết luận về nội dung khảo sát.
Bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trên cơ sở đã xác định cơ cấu mẫu cho các khách thể khác nhau, tác giả tiến hành điều tra trên số lượng là 50 CBQL, GV liên quan đến công tác SVNT và 400 HSSV (200 HSSV KTX Mễ Trì và 200 HSSV KTX Ngoại ngữ), trong đó có 176 SV nam (chiếm 44%) và 224 SV nữ (56 %); 152 SV năm thứ 2 (38%); 168 sinh viên năm thứ 3 (42%), sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm cuối
là 44 em (11%) và 36 em học sinh trường chuyên (Chuyên ngữ và chuyên Khoa học Tự Nhiên) (9%); 80 SV trường ĐH Khoa học Tự Nhiên (20%),
88 SV trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (22%), 56 sinh viên trường ĐH Công Nghệ (14%), 36 sinh viên trường ĐH Kinh tế (9%), 32 sinh viên Khoa Luật (8%), 72 sinh viên trường ĐH Ngoại Ngữ (18%), 36 em học sinh trường chuyên (9%)
Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ có thực trạng kết quả đánh giá của HSSV về mỗi nhóm thực trạng. Đây là minh chứng khoa học để có thể đề ra giải pháp hiệu quả cho CTQL SVNT tại TTHTSV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở ĐHQGHN.
2.3.2. Nhận thức của các lực lượng tham gia công tác quản lý sinh viên nội trú
Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn coi công tác QLSV là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, vì vậy đã chỉ đạo bằng các văn bản mang tính chất pháp quy như: Quyết định số 1584/GD-ĐT ngày 27/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc ban hành “Quy chế công tác HSSV trong các trường đào tạo”; Quyết định số 39/2000/QĐ-BGDĐT ngày 30/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm trong “Quy chế công tác HSSV trong các trường đào tạo” và hiện nay là Quy chế SV các trường ĐH, Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo.
44
ĐHQGHN cũng đã ban hành quy định công tác sinh viên ở ĐHQGHN, Ban hành theo Quyết định số 2875/2009/QĐ-ĐHQGHN, ngày 18/8/2009 của Giám đốc ĐHQGHN (Quy định mới dự kiến ban hành vào tháng 12/2014).
2.3.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về mức độ cần thiết của công tác quản lý sinh viên nội trú
Để đánh giá về mức độ cần thiết đối với công tác quản lý SVNT trên cơ sở lấy ý kiến của 50 cán bộ quản lý KTX và GV của ĐHQGHN chúng tôi thu được kết quả tại bảng 2.1.
Bảng 2.1. Đánh giá của cán bộ quản lý KTX và GV của ĐHQGHN về mức độ cần thiết của công tác quản lý SVNT
STT Mức độ cần thiết của CTQL SVNT tại
TTHTSV - ĐHQGHN Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Rất cần thiết 26 52
2 Cần thiết 15 30
3 Bình thường 7 14
4 Ít cần thiết 2 4
5 Hoàn toàn không cần thiết 0 0
Nhìn vào kết quả khảo sát tại Bảng 2.1 tác giả thấy rằng thực trạng cán bộ quản lý KTX và GV trong ĐHQGHN có đánh giá khá cao về mức độ rất cần thiết của công tác quản lý SVNT: 52 % cho là rất cần thiết; 30% cho là cần thiết; 14% cho là bình thường và không có ý kiến nào cho rằng quản lý SVNT hoàn toàn không cần thiết. Tuy nhiên vẫn còn 4% số người được hỏi cho là công tác quản lý SVNT là ít cần thiết. Kết quả này cho thấy, đa số cán bộ quản lý KTX và GV trong ĐHQGHN nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của công tác quản lý SVNT nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ, giảng viên băn khoăn về sự cần thiết của công tác này.
Tìm hiểu trực tiếp từ đối tượng được quản lý là SV về mức độ cần thiết của công tác quản lý SVNT chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.2.
45
Bảng 2.2. Đánh giá của 400 HSSV về mức độ cần thiết của công tác quản lý SVNT tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN
STT Mức độ cần thiết của CTQL SVNT tại
TTHTSV – ĐHQGHN Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Rất cần thiết 182 45,5 2. Cần thiết 134 33,5 3. Bình thường 64 16 4. Ít cần thiết 14 3,5
5. Hoàn toàn không cần thiết 6 1,5
Căn cứ kết quả tại Bảng 2.2 chúng tôi thấy rằng, SV tại các KTX của TTHTSV cũng đánh giá cao về mức độ cần thiết của công tác quản lý SVNT. Có 182 phiếu trả lời là rất cần thiết đạt tỷ lệ 45,5%; 134 phiếu trả lời là cần thiết, đạt tỷ lệ 33,5% và 64 phiếu cho là bình thường, đạt tỷ lệ 16%. Tuy nhiên, cũng giống như đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý KTX và GV, cũng vẫn còn 14 SV thấy rằng công tác quản lý SVNT là ít cần thiết, chiếm tỷ lệ 3,5 % và 6 ý kiến cho rằng hoàn toàn không cần thiết, chiếm tỷ lệ 1,5%.
Đối với công tác quản lý SVNT không chỉ có đội ngũ cán bộ QLSV tại KTX, cán bộ Phòng chính trị và CTSV trong ĐHQGHN mà cần phải có sự phối hợp của các lực lượng bên ngoài như Công an các phường sở tại, An ninh văn hóa của thành phố, của Bộ Công an và phụ huynh sinh viên. Vì vậy, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 50 đồng chí công an khu vực, cán bộ phường và phụ huynh sinh viên...
Nhìn chung cán bộ địa phương, công an khu vực và phụ huynh sinh viên khi được hỏi đều đánh giá cao về mức độ cần thiết của công tác quản lý SVNT: có 23 ý kiến (đạt tỷ lệ 46%) cho là rất cần thiết; 18 ý kiến (đạt tỷ lệ 36 %) cho là cần thiết và 6 ý kiến (đạt tỷ lệ 12%) cho là bình thường. Từ những kết quả điều tra tại bảng 2.1, 2.2 chúng tôi rút ra kết luận: các lực lượng tham gia vào công tác quản lý SVNT tại các KTX trực thuộc TTHTSV, kể cả đối tượng được quản lý là SVNT đã có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác quản lý SVNT. Cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý đều cho rằng quản lý SVNT là rất cần thiết. Đây là yếu tố rất thuận lợi
46
cho việc thực hiện công tác quản lý SVNT trên thực tế bởi vì chỉ khi có sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn thì hành động mới đạt hiệu quả cao.
2.3.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên vê vai trò, tác dụng của công tác quản lý sinh viên nội trú
Để đánh giá về vai trò và tác dụng của công tác quản lý SVNT, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 50 cán bộ, giảng viên và 400 sinh viên về vấn đề này. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.3. Khảo sát CB, GV về vai trò, tác dụng của công tác quản lý SVNT
Từ kết quả bảng 2.3 chúng tôi nhận thấy: Đội ngũ CBQL của TTHTSV và GV của ĐHQGHN có nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của việc
quản lý SVNT. Các ý kiến đều tập trung đánh giá ở mức độ Quan trọng. Mức độ Bình thường vẫn có ở các tiêu chí, song tỷ lệ không đáng kể.
Tuy nhiên vẫn còn một số ít CB, GV nhận thức chưa toàn diện và chưa sâu sắc. Đây là căn cứ để Trung tâm có sự định hướng và khắc phục trong các năm học tiếp theo, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý SVNT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của ĐHQGHN.
TT Các tác dụng
Mức độ
Quan trọng Bình thường K quan trọng
SL % SL % SL %
1 Giúp cho sinh viên tăng cường
tính tự học, rèn luyện 45 90 5 10 0 0
2 Giáo dục tư tưởng, chính trị đạo
đức, lối sống cho sinh viên 41 82 6 12 3 6 3 Nâng cao chất lượng học tập rèn
luyện 35 70 10 20 5 10
4 Nâng cao đời sống vật chất tinh
thần 32 64 15 30 3 6
5 SV được tham gia các hoạt động
văn hóa,văn nghệ, thể thao 31 62 17 34 2 4
6 Hoàn thiện nhân cách 30 60 16 34 4 8
47
Bảng 2.4. Khảo sát HSSV về vai trò, tác dụng của công tác quản lý SVNT
Qua bảng 2.4 chúng tôi thấy: Đánh giá ở mức tiêu chí quan trọng là khá cao ở hầu hết các tiêu chí khảo sát, đặc biệt là các tiêu chí 1, 3 và 5. Kết quả này phản ánh nhận thức đúng đắn của SV về vị trí, vai trò của hoạt động quản lý SVNT ở Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN. Tuy nhiên, tiêu chí 4 và 6 không được đánh giá cao. Một số SV cho rằng: công tác quản lý SVNT không có tác dụng lớn trong việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần và hoàn thiện nhân cách cho SV. Đây là một nhận thức chưa đầy đủ và chưa sâu sắc.
Thực tiễn cho thấy, để quản lý tốt SVNT cần có sự đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu của SV: Phòng ở, phòng Internet, phòng sinh hoạt chung, hệ thống phát thanh KTX….góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho SV. Thông qua các hoạt động được tổ chức trong KTX, SV được rèn luyện bản thân, thể hiện được nhân cách của bản thân thông qua các hoạt động, đồng thời có thể tự điều chỉnh nhân cách của mình theo chiều hướng tích cực.
TT Các tác dụng
Mức độ
Quan trọng Bình thường K quan trọng
SL % SL % SL %
1
Giúp cho sinh viên tăng cường tính tự học, rèn luyện
258 64,5 106 26,5 36 9
2
Giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức, lối sống cho sinh viên
242 60,5 128 32 30 7,5
3 Nâng cao chất lượng học
tập rèn luyện 248 62 130 32,5 22 5,5
4 Nâng cao đời sống vật chất
tinh thần 172 43 132 33 96 24
5
SV được tham gia các hoạt động văn hóa,văn nghệ, thể thao
244 61 124 31 32 8
6 Hoàn thiện nhân cách 184 46 116 29 100 25
48 Đánh giá:
So sánh kết quả điều tra các khách thể là CBQL, GV và SV ở bảng 2.3 và 2.4, chúng ta nhận thấy: Đội ngũ CBQL, GV có nhận thức cao hơn, toàn diện và sâu sắc hơn so với SV. Điều này cũng phản ánh đúng về vị trí vai trò, trình độ nhận thức và kinh nghiệm của các khách thể khảo sát. Nâng cao nhận thức cho SV hơn nữa về hoạt động quản lý SVNT, CBQL, GV là nhân tố hàng đầu, định hướng và điều chỉnh nhận thức cho SV.
2.3.2.3. Nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sinh viên nội trú của cán bộ, giảng viên và sinh viên
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát 50 CBQL, GV và 400 SVNT tại TTHTSV. Kết quả điều tra thu được tại bảng 2.5.
Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL, GV và SV về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý SVNT tại TTHTSV
TT Các yếu tố ảnh hưởng
Đối tượng và mức độ ảnh hưởng (%)
CBQL, GV Sinh viên Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Nhận thức của CBQL, GV về QL SVNT 3 6 24 6
2 Năng lực của đội ngũ QL SVNT 9 18 62 15,5
3 Cơ chế QL SVNT 7 14 46 11,5
4
Sự phối hợp giữa Trung tâm với các đơn vị trong ĐHQGHN và chính quyền địa phương
5 10 26 6,5
5 Sự quan tâm chỉ đạo của CBQL
cấp trên 4 8 40 10
6 CSVC phục vụ cho QL SVNT 21 42 188 47
49
Kết quả khảo sát trên của CBQL, GV và SV đều cho rằng yếu tố về CSVC là yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý SVNT tại Trung tâm (CB, GV: 42%), (SV: 47%); tiếp theo là năng lực của đội ngũ quản lý SVNT, sau đó là cơ chế quản lý SVNT. Kết quả này cũng phản ánh sự tương đồng về nhận thức giữa CBQL, GV và SV về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý SVNT.
2.3.3. Thực trạng việc sắp xếp chỗ ở cho sinh viên nội trú
Số chỗ ở cho SVNT tại 2 KTX của Trung tâm hiện còn rất nhỏ so với nhu cầu ở của SV, mới chỉ đáp ứng được gần 30% nhu cầu về chỗ ở cho SV ở tỉnh xa về học tập tại ĐHQGHN. Ngoài ra do ĐHQGHN có nhiều chương trình đào tạo liên kết với quốc tế nên hàng năm lượng SV nước ngoài học tập tại ĐHQGHN là không nhỏ. TTHTSV thường xuyên phải dành ra 70 phòng cho lưu học sinh trong những phòng ở có chất lượng cao hơn so với SV Việt Nam ( từ 2 đến 4 SV/ phòng). Quỹ nhà ở do đó càng bị thu hẹp.
Vào đầu năm học, TTHTSV xây dựng kế hoạch đón tiếp SVNT để báo cáo ĐHQGHN và cung cấp chỉ tiêu dự kiến về số chỗ ở cho các đơn vị đào tạo. Việc tiến hành xét duyệt cho 4000 SV vào ở KTX được giao trực tiếp cho BQL 2 KTX, gồm các đối tượng xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống:
- Anh hùng LLVT, anh hùng lao động, thương binh - Con liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng - Con thương binh, bệnh binh đã được xếp hạng - Học sinh, sinh viên là dân tộc ít người
- Học sinh thi đỗ điểm cao, SV nhiệm vụ chiến lược
Kết quả thu được từ phiếu khảo sát ý kiến của 50 CBQL, GV và 400 SVNT về vấn đề này như sau:
50
Bảng 2.6: Việc sắp xếp chỗ ở cho SVNT tại TTHTSV - ĐHQGHN TT Các điều kiện
Kết quả
Hợp lý Chưa hợp lý
CB, GV SV CB, GV SV
1 Quy định về tiêu chuẩn được ở trong KTX 48 (96%) 372 (93%) 02 (4%) 28 (7%) 2 Lệ phí phòng ở 42 (84%) 322 (80,5%) 08 (16%) 78 (19,5%) 3 Số sinh viên/phòng 29 (58%) 206 (51,5%) 21 (42%) 194 (48,5%) 4 Cách sắp xếp chỗ ở theo
khoa, theo khóa
46 (92%) 338 (84,5%) 4 (8%) 62 (15,5%) Nhận xét:
Đa số CB, GV và SVNT được hỏi đều cho rằng việc quy định tiêu chuẩn ở nội trú theo thứ tự ưu tiên của TTHTSV - ĐHQGHN là hợp lý, đảm bảo tính công bằng. Trong những năm qua, 100% SV thuộc diện chính sách của ĐHQGHN đều được sắp xếp vào ở KTX.
Việc sắp xếp chỗ ở theo khoa, theo khóa như hiện nay của các KTX trực thộc Trung tâm đều được CB và SV ủng hộ vì đã tạo điều kiện cho SVNT học tập và giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời thuận lợi cho việc CTQL an ninh và duy trì trật tự trong KTX.
Lệ phí phòng ở phù hợp với túi tiền của nhiều tầng lớp gia đình SV (SV ngoại trú phải thuê nhà với mức giá cao hơn rất nhiều). Về số lượng SV trong một phòng thì cả CB và SV đều cho rằng chưa hợp lý (CB, GV = 58%; SV = 51,5%) nhưng lý do lại khác nhau. SV thì cho rằng số lượng người trong mỗi phòng vẫn hơi đông (10 SV/phòng), cần tăng thêm số phòng ở chất lượng cao ( 4 - 6 SV/ phòng) thì mới đảm bảo được điều kiện tối thiểu cho việc tự học và các sinh hoạt khác được thuận lợi.
Nhưng đối với CBQL thì kết quả về sự hợp lý cao hơn (CB, GV=58%) vì họ cho rằng nếu tiếp tục giảm số lượng SV trong phòng ở thì sức ép về việc SV không được ở trong KTX ngày càng lớn. Vào đầu mỗi năm học, việc xét duyệt cho SV vào ở đối với CBQL là hết sức khó khăn, nhiều SV có hoàn
51
cảnh khó khăn, có nhu cầu được ở trong KTX, nhưng vì hết chỗ nên phải đi thuê nhà trọ. Họ khó tránh khỏi những tác động khắc nghiệt của cuộc sống xã hội do phải ở phân tán trong những khu dân cư. Không ít những tệ nạn xã hội đã nẩy sinh trong SV với mức độ ngày càng gia tăng.
Thực tế đó cho thấy, môi trường tốt nhất cho SV rèn luyện và hạn chế các tiêu cực là từng bước đưa toàn bộ SV vào ở trong KTX và tổ chức tốt