Hình tƣợng tƣợng trƣng

Một phần của tài liệu Dấu ấn của Chủ Nghĩa hiện đại trong văn xuôi I.Bunin Luận văn thạc sĩ (Trang 63)

6. Kết cấu luận văn

2.3. Hình tƣợng tƣợng trƣng

Mặc dù không được đặt trong những sự kiện, tình tiết li kì, hấp dẫn, không có những bi kịch tinh thần lớn lao, chỉ có những dòng chảy xúc cảm, hoài niệm và nghĩ suy nhưng không vì thế mà các nhân vật của Bunin trở nên mờ nhạt. Điều đem lại sức hấp dẫn cho truyện Bunin chính là những hình tượng nhân vật giúp ta hiểu hơn về con người Nga, tâm hồn Nga.

Nếu làm một phép liệt kê, bạn đọc sẽ thấy thế giới nhân vật của Bunin xuất hiện rất nhiều những con người bình thường vô danh, họ lướt qua trong đôi ba dòng hay một vài trang truyện nhưng không để lại tên tuổi và chỉ giữ lại cái bóng của mình. Nhà văn định vị nhân vật bằng những cụm danh từ chung chung như “một ông cực kì giàu có”, “một người lính đứng tuổi”, “một chàng sĩ quan trẻ”, “những cô gái nông dân”, “quý ông từ San Francisco đến”,… Ngay cả với nhân vật có tên như người quân nhân già và người phụ nữ chủ quán trọ trong Những lối

đi dưới hàng cây tăm tối, nhà văn vẫn nhanh chóng xóa nhòa đi dấu vết cá nhân

duy nhất ấy, để rồi khi kể lại câu chuyện, bạn đọc sẽ gọi họ bằng những danh từ chung: người quân nhân già gặp lại người yêu cách đây ba mươi lăm năm của mình… Lại có nhân vật không muốn xưng tên, muốn mình mãi là “người thiếu phụ vô danh nhỏ nhắn”, “là người đẹp không quen biết” như trong Say nắng. Trong Ngày thứ hai chay tịnh, dường như bạn đọc cũng không có nhu cầu hỏi tên nhân vật, cứ gọi họ là “chàng” và “nàng”, rất chung chung nhưng không hề lẫn với rất nhiều cặp đôi khác trong truyện của Bunin. Người kể chuyện đã nhanh chóng

64

tóm lấy những dấu ấn đặc biệt nhất để lưu giữ hình ảnh nhân vật. Dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ, nhà văn đều hướng lăng kính của mình tới những ấn tượng đặc biệt khiến bạn đọc không có hình dung trọn vẹn về chân dung nhân vật nhưng vẫn nhớ được những ấn tượng đặc biệt về họ.

Kiểu nhân vật không có lịch sử - lí lịch rõ ràng, như các nhà nghiên cứu gọi đó là “xóa hết các đường viền lịch sử”, đã tạo nên cảm giác vừa lạ vừa quen trong người tiếp nhận. Đây được xem như một tiền đề để tạo nên những nhân vật mang tính đại diện, khái quát cao.

Truyện Bunin có một số nhân vật trở đi trở lại nhiều lần, tiêu biểu là nhân vật nữ, nhân vật người nông dân. Ông không xây dựng các nhân vật một cách đơn thuần mà nâng chúng lên thành những biểu tượng. Nhân vật là nó nhưng cũng không chỉ là nó, hàm nghĩa của các nhân vật được tăng cường tối đa khiến ta liên tưởng đến tính đa chiều kích trong hình tượng của chủ nghĩa tượng trưng. Chân dung các nhân vật được khắc họa theo phương pháp của chủ nghĩa ấn tượng nhưng đồng thời mỗi chân dung ấy lại có thể đại diện cho một kiểu người, một tầng lớp, thậm chí cả một thế hệ nào đó của thời đại. Như vậy có thể nói, ấn tượng chủ nghĩa là bút pháp chủ yếu để nhà văn xây dựng nhân vật, còn tượng trưng chủ nghĩa nâng nhân vật trở thành những biểu tượng có sức sống lâu bền với thời gian.

Một phần của tài liệu Dấu ấn của Chủ Nghĩa hiện đại trong văn xuôi I.Bunin Luận văn thạc sĩ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)