Kết thúc không hoàn tất

Một phần của tài liệu Dấu ấn của Chủ Nghĩa hiện đại trong văn xuôi I.Bunin Luận văn thạc sĩ (Trang 37)

6. Kết cấu luận văn

1.3.3. Kết thúc không hoàn tất

Văn xuôi truyền thống đều tuân theo trình tự cốt truyện năm thành phần: phần mở đầu, có những biến cố để làm thay đổi nội dung câu chuyện (thắt nút), phát triển, rồi đẩy lên cao trào và kết thúc. Khi tuân theo logic lí tính của đời sống như vậy, cốt truyện truyền thống tự thân sẽ chặt chẽ và trọn vẹn về nội dung.

Các tác phẩm văn xuôi cổ điển đặc biệt quan trọng mở đầu và kết thúc, trung thành với kiểu kết cấu khép kín – khi tác phẩm khép lại, mọi vấn đề đều được giải quyết trọn vẹn. Nhân vật phải xử lí toàn bộ những vấn đề đã được nêu ra theo sự “chỉ đạo” của tác giả. Dù muốn hay không, kết thúc cũng là một hướng đi, cũng là một lựa chọn để giải quyết tình huống nêu ra một cách hợp lí và ý nghĩa nhất. Dù kết thúc có hậu hay không có hậu, cái kết cũng là một sự nối tiếp có logic của các sự kiện đời sống được tổ chức trong tác phẩm.

Chủ nghĩa hiện đại chấp nhận sự xuất hiện của những kết thúc không hoàn tất, những kết cấu mở. Nếu trước đây bạn đọc bất ngờ bởi cái kết mà nhà văn lựa chọn cho nhân vật, cái kết bật ra như chiếc lò xo bị nén thì khi đọc văn xuôi hiện đại, ta còn bất ngờ hơn bởi cách kết bất ngờ cụt lủn. Có những câu chuyện tưởng chừng như không có kết thúc. Toàn bộ câu chuyện chỉ là những dòng cảm xúc, những suy nghĩ miệt mài, những dòng miêu tả, những khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc đời nhân vật, trong khi các tình huống bất ngờ và sự kiện mang tính bước ngoặt cũng dần giảm bớt.

Tính chất “mở” được hiểu trước hết theo nghĩa: Nó hé ra nhiều cách hiểu, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Độc giả khó vắt kiệt ý nghĩa của tác phẩm, tạo cho tác phẩm tính mơ hồ, đa nghĩa, không có điểm dừng. Dù truyện đã chấm hết nhưng “kết cục vẫn còn treo lơ lửng nhiều khả năng diễn biến khác nhau bắt nguồn từ những gì đã được kể ra. Bằng sự tỉnh lược đoạn kết truyện, cái „kết‟ được viết ra không đáp ứng ý muốn của người đọc mong thấy một dấu chấm hết tốt đẹp hay bi thảm. Người đọc sẽ được khêu gợi tự điền nốt vào chỗ khiếm khuyết đó. Trong khi

38

lối kết thúc đóng lại nhấn mạnh vào tính tất yếu mọi chuyện ở đời, lối kết thúc „mở ra‟ nhắc ta nghĩ đến tính dang dở chẳng hề kém hiển nhiên của sự vật.” [28, tr. 150]. Điều này lại một lần nữa đem đến cơ hội mới cho người đọc hiện đại – người đọc đồng thời cũng là người đồng sáng tạo.

Trong một lần nói chuyện với Chekhov, Bunin nói: “Theo tôi sau khi viết xong một tác phẩm, cần cắt bớt phần đầu và phần kết thúc” [1, tr. 23]. Thuật ngữ “không hoàn tất” của Bakhtin về tiểu thuyết phức điệu của Dotoievski đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa của câu nói đó. Điều mà Bunin nói đã được hiện thực hóa trong khá nhiều tác phẩm của ông.

Dường như truyện của Bunin có thể kết thúc bất kì chỗ nào trong quá trình triển khai cốt truyện. Khác hẳn cốt truyện truyền thống, khi giải quyết xung đột xong thì tác phẩm kết thúc, truyện Bunin kết thúc nhưng nhịp truyện vẫn còn chảy trôi, dang dở. Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật vẫn còn lưu giữ mãi trong lòng bạn đọc, kèm theo đó là sự phỏng đoán về hướng hành động của nhân vật. Tác phẩm kết thúc cũng là khi bắt đầu hành trình sáng tạo từ phía độc giả.

Kiểu kết thúc không hoàn tất trong truyện Bunin thể hiện ở nhiều dạng thức khác nhau. Có khi truyện của Bunin kết thúc ngay khi nhân vật vẫn chìm trong dòng suy nghĩ, đang cảm xúc hay hành động. Say nắng khép lại khi “chàng trung úy ngồi dưới một mái che trên boong tàu, cảm thấy mình gì đi mất mười tuổi” [7, tr. 214]. Dường như nhân vật vẫn chưa dứt mình ra khỏi cơn “say nắng”, khỏi một tình yêu kì lạ vừa chợt đến chợt đi. Khi đối mặt với những day dứt và cô đơn, chàng trai tự hỏi chính mình: “Mình làm thế nào bây giờ, làm sao thoát được cái duyên nợ bất thình lình và đột ngột này?” [7, tr. 210] và tự trả lời: “Chẳng biết để làm gì nữa”. Nhà văn cũng không có ý định chọn cho chàng một câu trả lời. Câu hỏi ấy đã tạo được những liên tưởng có tính mở, để người đọc tự có cho mình câu trả lời riêng.

Câu chuyện kết thúc nhưng người đọc vẫn đang trong tâm thế chờ đợi những lời giải đáp cho những tình tiết bỏ lửng trong truyện, chờ những lời tổng kết hay đánh giá cho tất cả những gì vừa diễn ra. Nhưng nhà văn đã nhường điều đó cho bạn đọc.

39

Meliton lại mở ra một cuộc hành trình mới của nhân vật người kể chuyện

xưng “tôi”. Không biết anh ta đi đâu, làm gì, suy nghĩ thế nào về cuộc đời ẩn dật khổ hạnh của bác Meliton. Cho đến phút cuối, nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” vẫn không lí giải, không biểu lộ mình đã suy nghĩ thế nào về nhân vật, về triết lí sống lạ lùng của bác Meliton.

Ngay cả khi câu chuyện kết thúc trong sự lựa chọn dứt khoát của nhân vật nhưng sức gợi mở của tác phẩm không vì thế mà khép lại. Lựa chọn của nhân vật chỉ đơn thuần là lựa chọn cá nhân, dựa theo kinh nghiệm – chứ không dựa trên sự điều khiển của tác giả. Quyết định của nhân vật có thể được độc giả đồng tình hoặc không, và bằng kinh nghiệm sống của mình, người đọc có thể tự đưa ra những lựa chọn khác.

Thậm chí có những câu chuyện không kết thúc trong sự lưỡng lự, không dừng lại bằng một sự lựa chọn gây nhiều “tranh cãi”, một số câu chuyện vẫn không tạo nên ấn tượng khép kín. Đó là khi nhà văn kết thúc bằng một chi tiết giàu sức gợi, bằng một nghi ngờ, một câu hỏi không có lời giải đáp, hay tạo ra sự bất ngờ khiến câu chuyện ám ảnh và có dư ba trong lòng bạn đọc.

Ngày thứ hai chay tịnh kết thúc khi nhân vật “tôi” vẫn không thôi tự hỏi:

“Nàng có thể nhìn thấy gì trong cái tăm tối ấy, nàng có thể cảm biết gì về sự có mặt của tôi? Tôi trở gót và lặng lẽ bước ra cổng” [7, tr. 288]. Trước đó, chàng trai vẫn còn vô số điều băn khoăn, khó hiểu về người yêu và cả chính bản thân mình: “chẳng hiểu sao chúng tôi lại đi đến Ordưnka”, “hôm nay nàng làm sao thế nhỉ?”, “Tôi đứng hệt như chờ đợi điều gì trong cảnh yên tĩnh đặc biệt của tòa thành đường vắng tanh vắng ngắt ấy”, “Chẳng hiểu sao tôi lại có ý muốn nhất thiết phải vào xem”, “Lúc bấy giờ tôi cũng chẳng biết được họ là ai và họ đi đâu nữa. Không hiểu sao, tôi đã nhìn họ rất chăm chú” [7, tr. 282]. Những điều “chẳng hiểu sao” đó thuộc về cái vô thức trong mỗi con người, chàng trai không có ý định tìm câu trả lời. Câu chuyện kết thúc để lại cho độc giả rất nhiều khoảng trống: cô nữ tu trùm khăn trắng kia là ai? Có phải là người tình đã bỏ đi của nhân vật chính? Nhân vật chính nghĩ gì và tại sao lại có liên tưởng kì quặc như vật lúc đó? Mỗi bạn đọc sẽ tự tìm cho mình

40

câu trả lời và chính họ mới là người tự kết thúc tác phẩm theo một cách riêng. Câu chuyện vì thế mà bâng khuâng, khó hiểu, cứ vướng vít trong tâm trí người đọc. Cách kết thúc mở và đầy bất ngờ như vậy cũng liên quan tới cách Bunin triết lí về cuộc sống và tình yêu. Tình yêu có thể là trạng thái duy nhất khi trong con người xuất hiện cảm giác về tính toàn vẹn của nhân cách, sự hòa hợp giữa dục vọng và tinh thần, tâm hồn và thể xác, cái đẹp và cái thiện. Sau khi đã nếm trải cảm giác viên mãn trong tình yêu, con người đòi hỏi và trông đợi nhiều hơn đối với cuộc đời. Nhưng cuộc sống thường nhật lại không thể đáp ứng được, điều này dẫn đến những bi kịch xảy ra với nhân vật hoặc nhân vật phải tìm đến một thế giới khác.

Những lối đi dưới hàng cây tăm tối: cũng kết thúc khi “Sẽ thế nào đây nếu

Nadegioa không phải là chủ quán trọ mà là vợ mình, bà chủ ngôi nhà của mình ở Petecbua, mẹ của những đứa con mình?” [7, tr. 235]. Người đàn ông đã bỏ lỡ hạnh phúc lớn nhất của đời mình. Cũng vì thế mà đánh mất hạnh phúc trong thực tại. Trong quan niệm của Bunin, những gì tốt đẹp đều thuộc về quá khứ, hiện tại là những tiếc nuối, hoài nhớ. Tác phẩm của ông không có bóng dáng tương lai. Toàn bộ đời sống tâm hồn nhân vật đều hướng về thời quá vãng. Nhưng cũng như A.Chekhov, Bunin không phải là “thi sĩ của niềm tuyệt vọng”. Truyện ngắn A.Chekhov cũng hay kết thúc bởi câu hỏi: “Mixuyt giờ này em ở đâu?” (Ngôi nhà có căn gác nhỏ), “Cuộc sống mới này sẽ thế nào?” (Thảo nguyên) Người đọc có thể mặc sức đoán định về mối tình của người họa sĩ và cô gái trẻ qua Ngôi nhà có căn

gác nhỏ, và nhất là khôn nguôi nghĩ về cuộc sống mới của đứa trẻ chín tuổi trong

Thảo nguyên: “Liệu cuộc sống ấy sẽ trở nên tươi đẹp rực rỡ như thảo nguyên ban

đêm hay sẽ cằn cỗi héo khô như thảo nguyên ban ngày?” Cũng giống vậy, câu chuyện của Bunin về cuộc đời trăm cay ngàn đắng của một phụ nữ nghèo lại có tên là “Cuộc đời tươi đẹp”. Nó kết thúc khi nhân vật nữ vẫn còn bôn ba trên hành trình vô tận rượt đuổi theo hạnh phúc. “Thành phố của chúng tôi quả là buồn khủng khiếp. Mới đây tôi có đến Tula và không sao so sánh được” [7, tr. 87]. Song niềm hạnh phúc, những ngày tươi đẹp thì vẫn mãi ở xa phía trước. Kiểu kết thúc bỏ ngỏ, không hoàn tất này cho truyện ngắn một khả năng vô tận về sức gợi và độ mở. Đây

41

là nét đặc trưng của truyện ngắn hiện đại thế kỉ XX. Có thể xem Bunin là người có nhạy cảm nghệ thuật và đóng vai trò là người mở đường cho sự cách tân này.

Truyện ngắn Những lối đi dưới hàng cây tăm tối là một minh chứng cho điều đó. Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của hai con người từng yêu nhau ba mươi năm trước, giờ đã là một quân nhân già và một bà chủ quán trọ. Cuộc tương ngộ đã đánh thức trong lòng hai nhân vật nhiều cảm xúc, suy nghĩ về quá khứ, cuộc đời và chính bản thân mình. Người đàn ông đã thú nhận “tôi cũng đã mất đi ở bạn cái quý giá nhất mà tôi đã có trong đời” [7, tr. 233], đã tự nhủ: “Chẳng phải chính là cô ta đã đem lại cho mình những giây phút tươi đẹp nhất trong đời sao?” [7, tr. 234]. Câu chuyện kết thúc khi người quân nhân vẫn không ngừng nghĩ ngợi: “Sẽ thế nào đây nếu Nadegioa không phải là chủ quán trọ mà là vợ mình, bà chủ ngôi nhà của mình ở Petecbua, mẹ của những đứa con mình?” [7, tr. 235]. Người đàn ông đã bỏ lỡ hạnh phúc lớn nhất của đời mình và vì thế cũng đánh mất hạnh phúc trong thực tại. Những cảm xúc về tình yêu thuở thiếu thời đang sống lại và khiến người trong cuộc không khỏi xót xa, nuối tiếc về hạnh phúc đã trôi qua. Những bâng khuâng, thao thức khi nghĩ về quá khứ vẫn còn dai dẳng mãi trong lòng bản đọc nhờ cách kết thúc mở mà nhà văn đã chọn.

Hơi thở nhẹ kết thúc khi vẫn còn rất nhiều chi tiết bỏ ngỏ, đứt gãy chưa được

diễn giải khiến bạn đọc không khỏi băn khoăn: cuộc nói chuyện giữa Olia và bà hiệu trưởng được kết thúc bằng sự kiện gì sau khi cô thừa nhận về sự sa ngã của mình, chuyện gì xảy đến với Maliutin sau khi giết Olia,... Câu chuyện cũng kết thúc mở bằng hình ảnh hơi thở nhẹ đang lan tỏa khắp thế giới: “Giờ đây cái hơi thở nhẹ ấy lại một lần nữa lan đi trong thế gian này, trong bầu trời đầy mây này, trong làn gió xuân giá lạnh này” [7, tr. 201]. Cách kết thúc này khiến câu chuyện không còn là câu chuyện về cuộc đời bi kịch của Olia mà là câu chuyện về chính hơi thở nhẹ. Hình ảnh này đến cuối truyện mới xuất hiện và khép lại toàn bộ câu chuyện nhưng nó lại khiến bạn đọc quay trở lại những sự kiện trước đó: cuộc đời, tình yêu và cái chết của Olia, thể xác và tâm hồn của cô; tất cả những hình ảnh của thiên nhiên tưởng như thoáng qua đều quy tụ lại trong hình ảnh hơi thở nhẹ. Cuộc đời Olia đã

42

chấm dứt, câu chuyện cũng khép lại nhưng Bunin đã kịp hòa hình ảnh Olia vào với thế giới, để khẳng định rằng sức sống của tuổi xuân là bất tử, cái đẹp trong sáng chiến thắng cả thời gian và cái chết.

“Hãy để cho ai nấy từ giờ nói và nghĩ tùy ý, vì đã đến lúc kết thúc lời lẽ của tôi” (Bocaxio – nhà văn nổi tiếng của Italia). Kiểu kết thúc bỏ ngỏ, không hoàn tất này cho tác phẩm của Bunin một khả năng vô tận về sức gợi và độ mở. Đây là nét đặc trưng của truyện ngắn hiện đại thế kỉ XX. Có thể xem Bunin là người có nhạy cảm nghệ thuật và đóng vai trò là người mở đường cho sự cách tân này.

Tiểu kết

Nhà thơ Nga, A. Tvardovsky nhận xét: “Công lao của Bunin trước hết là đã phát triển và hoàn thiện loại truyện ngắn được cả thế giới công nhận trong hình thức mới của nó… cấu trúc tự do và không bị niêm luật gò bó, chặt chẽ. Cấu trúc này cho phép tránh được những ràng buộc của một cốt truyện chặt chẽ và một kết thúc đóng – lối kết thúc thường giải quyết vấn đề được nêu một cách hoàn mĩ” [31, tr.54].

Từ sự thay đổi trong quan niệm về vai trò và tính chất của cốt truyện, I.Bunin đã dần phá vỡ hoàn toàn những quan niệm về cốt truyện của văn chương truyền thống. Những yếu tố tưởng như mặc định như biến cố, liên kết các tình tiết, tình huống, kết thúc,... đều đã được nhà văn làm mới. Bunin không dụng công xây dựng những tình huống truyện gay cấn, những xung đột căng thẳng, các biến cố đầy kịch tính, mà chỉ coi trọng những cốt truyện đậm chất trữ tình, phát triển theo dòng tâm lí, cảm xúc của nhân vật. Cấu trúc chặt chẽ của cốt truyện truyền thống được tháo dỡ, câu chuyện là tập hợp của nhiều miếng ghép ngẫu nhiên, rời rạc, đứt gãy, nhưng dưới tầng sâu văn bản vẫn là một “mạch ngầm” kết nối. Thậm chí mở đầu và kết thúc – thành phần vốn được xem là đặc biệt quan trọng với văn xuôi truyền thống, không được quan tâm hoặc bị bỏ lửng. Bằng việc thay đổi cấu trúc cốt truyện, Bunin đã từng bước xóa nhòa đi những ranh giới về thể loại, tạo nên các tác phẩm văn xuôi đậm chất thơ – nét đặc trưng trong phong cách sáng tác của nhà văn.

43

CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT VÀ HÀNH TRÌNH CẢM XÚC PHI LÍ TRÍ

Nhân vật được xem là yếu tố quan trọng không thể thiếu, quyết định sức sống của tác phẩm tự sự, là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Qua việc sáng tạo các nhân vật, nhà văn ít nhiều thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng về con người, nhận thức, cách nhìn, thái độ về thế giới.

Quan niệm nghệ thuật về con người của một nhà văn là nhân sinh quan của nhà văn đó trong sáng tác, là cách nhà văn lĩnh hội và khám phá hiện thực bằng nghệ thuật. Do đó, quan niệm nghệ thuật về con người chi phối toàn bộ nghệ thuật tự sự của nhà văn và cũng chính là cơ sở để nhà văn xây dựng nhân vật. Điều làm nên sự khác biệt trong thế giới nhân vật đều xuất phát từ chính quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn về con người và cách thể hiện các nhân vật đó. Cái nhìn mới trong sáng tác cũng được xem như là một phần của cá tính sáng tạo của nhà văn.

Một phần của tài liệu Dấu ấn của Chủ Nghĩa hiện đại trong văn xuôi I.Bunin Luận văn thạc sĩ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)