6. Kết cấu luận văn
3.1.2. Những không gian biểu tượng đậm chất triết lí trữ tình
Chất triết lí - trữ tình trong văn xuôi Bunin không chỉ thể hiện ở cốt truyện hay nhân vật mà còn thấm vào không gian nghệ thuật. Chất triết lí – trữ tình của không gian không chỉ được tạo nên từ những bức tranh thiên nhiên đẹp như thơ mà còn từ cách nhà văn và các nhân vật cảm nhận và chiêm ngẫm về cuộc sống.
* Không gian bên trong và không gian bên ngoài
Phần lớn các nhân vật của Bunin là những nhân vật cảm xúc vì thế luôn tồn tại hai không gian trong truyện là không gian bên trong và không gian bên ngoài. Không gian bên trong chính là không gian được phản chiếu qua lăng kính chủ quan của nhân vật – nhuốm màu chủ quan, không gian bên ngoài là không gian tồn tại khách quan bên ngoài nhân vật.
Không gian bên trong gần như phá vỡ những quy luật không gian địa lí thông thường, thậm chí còn mang sắc thái hoàn toàn khác với không gian bên ngoài. Không gian rộng hay hẹp, tù túng hay phóng khoáng, tươi trẻ hay ảm đạm… tất cả đều phù thuộc vào tâm trạng và cách cảm nhận của nhân vật.
Trong Say nắng, khi nhân vật vừa trải qua những phút say đắm trong tình yêu thì đó là không gian “nắng, nóng, hạnh phúc”, nhưng khi nhân vật đối diện
80
với những dằn vặt, nhớ nhung: không gian trở nên bức bối, ngột ngạt vô cùng: “tất thảy đều chói chang, đều chan hòa một ánh nắng gay gắt, nung nấu và tươi vui nữa, nhưng ở đây cái ánh nắng ấy lại dường như vô chủ đích”, “hoàn toàn vắng vẻ và im lìm” [7, tr. 210]. Khi chàng sĩ quan tạm xếp những xúc cảm của mình lại thì không gian êm dịu trở lại: “sông Volga đã biếc lên một đêm xanh mùa hạ và có nhiều đốm sáng…”, “bóng hoàng hôn tăm tối của mùa hạ đã dần tắt xa xa ở phía trước, mơ màng phản chiếu muôn màu trên con sông đây đó còn lấp loáng nước gợn lung linh…” [7, tr. 214].
Còn không gian buổi chiều thu trong Mùa thu lạnh với cái se sắt đặc trưng của không gian mùa thu nhưng nó lại mang một dấu ấn rất riêng với người trong cuộc. Đó là không gian bất tử, không gian của những lưu luyến – mùa thu lạnh nhưng đủ để ấp ủ trái tim nhân vật nữ và theo cô đến cuối cuộc đời.
Trong Nàng Lika, nhân vật “tôi” tự tạo nên một không gian bên trong cho riêng mình – không gian bên trong lấn át hoàn toàn không gian bên ngoài. Không gian thay đổi theo tâm trạng nhân vật. Khi nhân vật “tôi” còn say đắm trong tình yêu, những lần thấp thỏm mong chờ được gặp người yêu, không gian cũng trở nên nhàn nhạt: “Tất cả như đang bay đi, lao tới – nhưng đồng thời lại cứ như đứng nguyên một chỗ mà chờ đợi: Lớp tuyết trắng bất động lấp loáng dưới ánh trăng bàng bạc, trăng nhợt nhạt mờ ảo sau màn sương giá lạnh thâm thấp bất động phía chân trời, một quầng mây ngũ sắc bí ẩn buồn bã bao quanh trăng, còn tôi thì như lặng đi trong chiếc xe đang lao trên đường, trong cái cảnh bất động chung quanh, như hóa đá trong tâm trạng nôn nóng đợi chờ, “trải dài tận chân trời là một màu tuyết trắng mờ ảo, trong lòng cảm thấy lạnh băng mà run rẩy, bồi hồi…” [6, tr. 171- 172]. Không gian cảnh vật của quê nội sau ba năm mới trở về của nhân vật “tôi” ở cuối truyện không giống như ba năm trước, tiêu điều hơn cả những gì nhân vật “tôi” tưởng tượng: “làng mạc tiêu điều, những con chó chạy rông gầy gò xác xơ, những chiếc xe chở nước thô kệch… mảnh sân trống trải trước ngôi nhà nặng nề xấu xí với những ô cửa sổ buồn bã… kèo bằng gỗ đã xám xịt vì cũ kĩ - tất cả đều gợi ấn tượng cổ lỗ, hoang tàn” [6, tr. 278]. Những chuyến đi miệt mài của nhân vật “tôi” cũng
81
không lần nào giống lần nào. Sở thích quan sát của nhân vật “tôi” – muốn thâu tóm, chuyển hóa cái bên ngoài thành cái bên trong của riêng mình dường như là hành trình không bao giờ kết thúc.
Có những không gian bên ngoài rất bình thường, không có gì nổi bật nhưng nó lại là không gian bên trong rất đặc biệt. Có không gian rất bình thường nhưng với nhân vật, nó có tính khơi gợi hoài niệm. Không gian khơi gợi hoài niệm được xem như điểm tựa, như một thứ chất kích thích, đưa nhân vật đến với miền tâm tưởng, trở về với những hồi ức, hoài niệm đã xa. Bầu trời của những ngày trai trẻ và bầu trời của thời trung niên trong Ruxia gần như vẫn nguyên vẹn: “Suốt đêm, bầu trời phía Tây đều xanh xanh, trong vắt và đằng chân trời kia, hệt như bây giờ vậy, lúc nào cũng như đang âm ỉ cháy” [7, tr. 238]. Sắc màu u buồn của cảnh vật cũng là thông điệp quá khứ gửi tới hiện tại, với nhân vật trong Kapkaz biển trước nay vẫn sầu bi: “Tôi nhớ những đêm mùa thu giữa những cây bách đen và những con sóng xám bạc lạnh lẽo.”
Việc cắt đặt ra những không gian gợi nhớ với những dấu ấn quen thuộc để kéo không gian hoài niệm ùa về, cũng là một nghệ thuật. Đó có thể là không gian ngẫu nhiên xuất hiện với những sân ga, chuyến tàu, nhưng cũng có khi là không gian mà nhân vật chủ động tìm đến bằng tâm tưởng. Không gian quá khứ không thể nhìn tận mắt và trực tiếp chạm vào nhưng quyền năng của tâm hồn đủ mạnh để dẫn dắt và khiến nó trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt. Trong Những quả táo Antonov, nhân vật người kể chuyện dẫn dắt người đọc về với những ngày thu xưa: “Tôi hồi tưởng lại một mùa thu sớm đẹp trời trong tháng tám…” [7, tr. 11]. Nhân vật của Canh khuya có chuyến hồi hương như thực như ảo, ông chỉ có thể hòa mình vào màn đêm để lén thăm lại thành phố xưa: “Chao ôi, đã lâu lắm rồi mình chưa về nơi ấy, tôi tự nhủ mình như vậy… Thế mà nay đã không sao lần khân được nữa rồi, hoặc bây giờ, hoặc không bao giờ đi được nữa cả” [7, tr. 215]. Nhân vật đi từ không gian sống hiện tại bước sang không gian bên trong của riêng mình – không gian của quá khứ, hồi tưởng. Sự trở về bằng tâm hồn ấy giống như cuộc hành hương đầy thiêng liêng, giúp nhân vật phần nào lấp đầy những khoảng trống trong tâm hồn.
82
Không gian bên trong không tuân theo logic không gian thông thường, chỉ có logic của dòng kí ức, kí ức này gọi kí ức kia. Đó là lí do tại sao bạn đọc cảm thấy truyện ngắn Bunin như một sự lắp ghép ngẫu nhiên của các mảng không gian rời rạc và phải tinh tế lắm mới tìm ra sợi chỉ nhỏ xuyên suốt thiên truyện như trong
Những quả táo Antonov, Hơi thở nhẹ,…
Nếu chia không gian thông thường trong văn xuôi thành hai dạng cơ bản là không gian bên trong và không gian bên ngoài thì chỉ cần điểm lướt qua, chúng ta cũng có thể thấy không gian bên ngoài đã được thu hẹp đến mức tối thiểu, các mối quan hệ trong cuộc sống của nhân vật cũng được tối giản triệt để, nhân vật thỏa thuê sống trong thế giới tâm tưởng bên trong của chính mình. Chính kiểu không gian này đã làm nên nét đặc trưng cho các sáng tác của Bunin và thể hiện những suy ngẫm rất riêng của nhà văn về cuộc sống.
Trong tác phẩm của mình, Bunin luôn khẳng định sự chiến thắng của không gian bên trong trước không gian bên ngoài; cái chủ quan, cảm xúc trước cái khách quan, hiện thực. Điều làm nên sức sống của nhân vật không nằm ở những phông nền địa vị, các mối quan hệ hay thời đại mà là thế giới bên trong đầy phong phú và đầy bí ẩn của họ. Các hình ảnh, hình tượng xuất hiện trước mắt bạn đọc không nhằm vào ý nghĩa phản ánh hiện thực cuộc sống mà hướng đến hiện thực tâm hồn. Điều này chính là tiền đề để nhà văn xây dựng nên những hình ảnh, hình tượng mang ý nghĩa biểu tượng, tượng trưng.
* Ánh sáng và bóng tối
Ánh sáng là yếu tố cơ bản, không thể thiếu của nghệ thuật không gian. Cảm thức về ánh sáng giúp nhà văn kiến tạo nên bức tranh phong cảnh và cuộc sống mang những nét rất riêng. Yếu tố ánh sáng cùng với biến thể đối lập của nó là bóng tối được lặp đi lặp lại trong tất cả các truyện của Bunin (những truyện đã được dịch ra tiếng Việt), khi thì xuất hiện trực tiếp qua hình ảnh ánh nắng mặt trời, ánh trăng, những vì sao,... khi là những ánh sáng không gọi được thành tên, khi lại đặt trong sự tương quan sáng - tối. Ánh sáng không chỉ đem lại cho bức tranh phong cảnh vẻ lung linh, hư ảo mà còn khơi gợi nhiều tầng nghĩa sâu xa cho tác phẩm Bunin.
83
Điều làm nên sức hấp dẫn đầy ma lực trong truyện tình bậc nhất của văn học Nga – Say nắng chính là hiệu ứng ánh sáng. Tất thảy từ thiên nhiên, đồ vật, con người với tâm trạng, cảm xúc trong tình yêu đều chìm ngập trong vũ điệu của ánh sáng. Tình yêu của chàng sĩ quan và người thiếu phụ bắt đầu từ một cơn say nắng, những sung sướng tột cùng đến những những dằn vặt sâu sắc của chàng trai gắn với thứ ánh sáng chói chang đầy ma mị và bức bối của một ngày hè nước Nga rực nắng. Tác phẩm mở đầu trong phòng ăn trên tàu “sáng ánh đèn và nóng nực”, màn đêm “điểm những đốm sáng... những đốm sáng rập rình lùi mãi về một bên”, “Con đường dốc thoai thoải, hai bên lác đác có những cây đèn cong cong”; “Người xà ích dừng xe lại bên một cái cửa sáng ánh đèn” [7, tr. 203-205]; “Vào mười giờ sáng hôm sau, một ngày nóng bức, chan chứa ánh mặt trời và tràn đầy hạnh phúc”; “Trên mặt đường, cát trắng lấp lánh sáng lên như đang bị rang dưới ánh mặt trời nóng bức, rực lửa, chói chang niềm vui mà cũng vô vị ở đây. Đằng xa, con đường dốc thoai thoải chạy cao dần lên phía bầu trời không gợn một đám mây nào và sáng xám”; “cái hơi nóng của cả một bầu trời sông Vonga trống trải, lặng yên giờ đây đang chan hòa ánh sáng”; “Anh ngủ thiếp đi và khi tỉnh dậy, đằng sau tấm rèm cửa, mặt trời chiều đã óng vàng đỏ rực” [7, tr. 205]; “Khi anh xuống bến, trên mặt sông Vonga màn đêm hè xanh biếc đã phủ xuống. Trên khắp dòng sông, lấp lánh những đốm sáng nhiều màu rực rỡ (…) có cái gì vồn vã niềm nở khác thường từ cái con tàu đông nghịt hành khách mà tất cả đèn đã bật sáng…”; “Ánh chiều hè đỏ sậm đang dần tắt từ một nơi xa lắm, để lại trên mặt sông gợn sóng lăn tăn phía chân trời xa tít tắp những vệt sáng mờ mờ, ảm đạm, khẽ lấp lánh. Những ánh lửa tản mạn giữa màn đêm chung quanh cứ lùi dần về phía sau” [7, tr. 214]. Ánh sáng xuất hiện với mật độ dày đặc mang rất nhiều tầng ý nghĩa. Trước hết, đó là phương tiện để xác định thời gian và những dấu mốc quan trọng trong tình yêu của hai nhân vật chính: bắt đầu từ bữa ăn chiều trên tàu, trải qua một đêm kỉ niệm không thể nào quên với ánh đèn của khách sạn, sự ra đi của người thiếu phụ khi trời nóng bức và chan hòa ánh nắng lúc mười giờ sáng, một mình chàng sĩ quan loay hoay giữa ngổn
84
ngang cảm xúc suốt buổi trưa và chiều ngột ngạt và bức bối, chàng sĩ quan bước lên tàu tiếp tục hành trình dang dở khi bóng tối bắt đầu buông.
Nhưng ánh sáng không chỉ đảm nhận nhiệm vụ đơn giản ấy, nó còn tham gia vào dòng chảy nội tâm, tâm trạng của nhân vật. Đỉnh điểm của ánh nắng là nó tạo ra trạng thái say nắng, câu chuyện tình yêu của các nhân vật xuất phát từ đó. Nhà văn đã diễn tả rất chính xác sự pha trộn tuyệt vời giữa trạng thái say nắng bệnh lí lẫn tâm lí. Tình yêu giữa hai nhân vật chớm nở, nồng nàn trong cái chuếnh choáng, say đắm như thế. Nàng đã bị say nắng khi chưa bước chân lên bờ: “tôi bị chóng mặt hay tàu chúng ta đang quay về phía nào?” và sau đó nàng đã chọn say nắng để lí giải cho sự ra đi của mình: “Em hoàn toàn không phải như người mà anh có thể tưởng tượng về em. Chưa bao giờ và sẽ không bao giờ trong đời em lại có gì giống với cái điều vừa xảy ra... cả hai ta đều bị một cái gì giống như say nắng” [7, tr. 206]. Người đẹp không quen biết ấy ra đi, khiến chàng trai lại thêm một lần say nắng nữa khi nhận thức được rằng nàng đã vĩnh viễn rời xa. Ánh nắng len lỏi vào dòng tâm trạng của chàng trai: Chàng chóng mặt, đầu óc căng thẳng, hoàn toàn loạn xạ, như “bị trúng một quả đấm khủng khiếp của mặt trời”, “trái tim anh bỗng thắt lại”, “lòng anh quặn đau và cảm thấy cuộc đời sắp tới của anh thiếu vắng nàng sẽ thừa, sẽ không cần thiết”, “thất vọng và kinh sợ” [7, tr. 208]. Khi đó chàng mới thừa nhận “một cái gì giống như sự say nắng đã đến”.
Sự gặp gỡ tình cờ, phút đam mê bùng lên giữa hai người xa lạ được ví như một cơn say nắng. Say nắng biểu trưng cho khoảnh khắc tình yêu trỗi dậy, trở thành giây phút lóe sáng không thể nào quên trong cả đời người. Điều này không chỉ đúng với tình yêu trong Say nắng mà còn thống nhất trong cả tập truyện ngắn của Bunin.
Nếu như Say nắng ngập tràn những sắc độ của ánh nắng thì Lần gặp gỡ cuối
cùng lại bàng bạc trong ánh trăng. Trăng vốn là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu
trưng sâu sắc. Ngoài những ý nghĩa biểu tượng truyền thống như hạnh phúc, may mắn, tính nữ, trăng trong văn xuôi I.Bunin cũng còn chứa đựng những hàm nghĩa biểu tượng phái sinh đặc biệt khác. Trăng xuất hiện dày đặc tạo nên không gian hư ảo, mỏng manh cho cuộc gặp gỡ. Mỗi cung bậc của ánh trăng thu đều có thể gợi nên
85
những cảm giác xao xuyến trong lòng người. Ánh trăng khiến cho vườn cây, cánh đồng, thung lũng, núi rừng và cả con người nữa đều mang một gam màu lạnh – màu trắng bạc: “Màn sương mờ đục lởn vởn trên vườn cây thưa”, “cánh đồng ẩm ướt dưới trăng, những cây ngải nhờ nhờ trắng”, “ánh trăng như làn khói xanh mờ nhẹ đổ thành vệt dài”, “vũng nước bên cạnh nó in hình trăng nhợt nhạt chưa tròn”, “con ngựa hất đầu lên, chân bước vào vũng nước làm tan biến hình trăng…”, “mặt trăng sáng và dường như mọng nước thấp thoáng hiện ra trên đỉnh cây cao trơ trọi, những cành cây không lá hòa lẫn vào ánh sáng trăng ướt át”, “Mặt trăng soi xuống những cánh đồng cỏ trống”,... [7, tr. 91-93]. Ngoại hình chàng trai cũng thấm đầy ánh trăng: “Ngay cả dưới ánh trăng cũng có thể thấy gương mặt anh nhợt nhạt, thô ráp vì sương gió” [7, tr. 93]. Không gian đậm đà khí vị mùa thu dễ gợi cho người ta cảm giác man mác, se sắt trong lòng, rất hài hòa với nỗi niềm chia phôi, hoài nhớ của chàng trai. Ánh trăng khi mờ khi tỏ, lúc nhợt nhạt lúc lại sáng lóa không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên lặng lẽ, nó trở thành hình ảnh biểu trưng cho mối tình giữa Storesnev và Vera. Chặng đường chàng tới gặp nàng tràn đầy ánh trăng chính là những hoài niệm tình yêu đang trào dâng trong lòng chàng. Cuộc chia tay diễn ra khi “trăng đã lặn” và ánh mặt trời dần xuất hiện, những kí ức tình yêu dịu dàng đã lùi vào quá khứ, hiện tại là cuộc chia tay gần như vĩnh viễn.
I.Bunin thường lựa chọn thời khắc chuyển giao giữa ánh sáng và bóng tối từ đêm sang ngày (rạng sáng) hay ngày sang đêm (chiều tàn). Chương 3 của thiên truyện Nàng Lika viết về thời khắc ấy tuyệt vời nhất. “Đêm trôi qua nhanh, vườn cây dần ngả màu xam xám, khắp trang ấp vang lên tiếng gà gáy khàn khàn, nghe xa vắng êm đềm; và chỉ ít lúc sau cả khu vườn đã hừng sáng trong vừng đông đỏ rực