Thời gian ấn tượng – tập trung vào những khoảnh khắc

Một phần của tài liệu Dấu ấn của Chủ Nghĩa hiện đại trong văn xuôi I.Bunin Luận văn thạc sĩ (Trang 92)

6. Kết cấu luận văn

3.2.2. Thời gian ấn tượng – tập trung vào những khoảnh khắc

Khác với thời gian vật lí thông thường, trong văn học, người nghệ sĩ có quyền dừng lại ở một thời điểm bất kì trong dòng chảy thời gian và miêu tả khoảnh khắc ngắn ngủi đó. Khoảnh khắc có thể là dấu chấm vô nghĩa trong nhịp trôi của thời gian nhưng với người nghệ sĩ đó lại là khoảnh khắc có ý nghĩa, là điểm khởi đầu cho mọi sáng tạo nghệ thuật.

93

Truyện ngắn I.Bunin thường ngắn gọn, giản dị và chú trọng vào những khoảnh khắc. Phải chăng chính các tác phẩm của ông đã góp phần làm nên bộ mặt của văn học thế giới thế kỉ XX – giai đoạn mà J. P. Sartre nhận thấy “phần đông các nhà văn” có cách “hủy hoại thời gian theo cách riêng của mình. Có người cắt bỏ quá khứ và tương lai, rút gọn thời gian vào khoảnh khắc trực giác” [28, tr. 79], “có người lại biến thời gian thành kí ức hạn chế và máy móc”. I.Bunin có cách ứng xử thời gian riêng của mình khi chỉ rút gọn những truyện ngắn vào những khúc đoạn rất ngắn của thời gian.

Văn xuôi I.Bunin thường miêu tả những khoảnh khắc ngắn ngủi của những con người tình cờ gặp nhau trong cuộc đời. Nhưng những khoảnh khắc gặp gỡ trong truyện ngắn I.Bunin không giống như trong truyện ngắn của Pauxtopxki: thường là những lần gặp gỡ tình cờ để từ đó rút ra những chiêm nghiệm về văn chương nghệ thuật. Trong tác phẩm của I.Bunin thường là những người tình cờ gặp gỡ và rồi sau đó mở ra những vẻ đẹp của cuộc sống.

Truyện ngắn Meliton không đơn thuần chỉ là hai lần gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và bác Meliton. Hai lần gặp gỡ - hai khoảng thời gian khác nhau ngắn ngủi nhưng đã dựng lại chân dung cuộc đời và quan niệm sống của một con người. Bằng đôi mắt biết quan sát, bằng những cảm nhận tinh tế của mình, nhà văn đã dần dần cho ta thấy và hiểu nhiều hơn về một con người đã chọn riêng cho mình cuộc sống khắc khổ theo quan niệm sống riêng: Sống là để ăn năn hối lỗi. Và có thể nói gặp gỡ chính là điểm khởi đầu cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của một con người.

Những truyện viết về tình yêu của I.Bunin đã đem đến cho người đọc những câu chuyện giản dị và đặc biệt ấn tượng là những lần gặp gỡ. Với khoảng thời gian ngắn ngủi trong những lần gặp gỡ, nhà văn đã đưa chúng ta đến với những cảm nhận về một tình yêu bình dị mà sâu sắc. Một chuyện tình nho nhỏ là cuộc gặp gỡ tình cờ của hai người xa lạ giữa nhà ga đông nghẹt vào một “buổi chiểu rực rỡ đập vào mắt chói chang”. Chỉ một lần gặp gỡ, một lần cùng nhau đi chơi tình cờ thôi nhưng đó là một khoảng thời gian không phai nhạt trong tâm trí con người, đủ để họ ghi nhớ suốt cuộc đời. Trong bức thư của những tháng ngày sống trong dằn vặt đau

94

khổ bên người chồng không yêu, người con gái luôn thổn thức: “Đối với anh, đó chỉ là một cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên, một chuyện tình nho nhỏ, không hơn. Nhưng không sao: xin thề với anh rằng nếu trong đời em đã yêu ai đấy, thì người đó chính là anh…” Một lần tình cờ gặp gỡ nhưng lại là tất cả những gì người con gái ấy đã sống, đã yêu hết mình. Những tấm danh thiếp cũng là tình yêu của một sự ngẫu nhiên gặp gỡ giữa hai con người xa lạ: một nhà văn và một người phụ nữ bình thường trên một chuyến tàu. Chỉ một lần gặp gỡ thôi nhưng cũng làm nên một mối tình “nó còn ở lại đâu đó trong trái tim chàng suốt cả đời người.” Gặp gỡ chính là điểm nhấn vĩnh viễn trong cuộc đời họ. Say nắng đem đến cho người đọc một cảm giác “lạ”, cảm giác bàng hoàng tình yêu trỗi dậy thực sự chỉ trong một lần gặp gỡ. Câu chuyện đã đưa người đọc đến với nhiều cảm xúc hơn là tình tiết. Đây là chuyện tình của hai con người mà trước đó chỉ ba giờ thôi họ không thể ngờ rằng: người mình sẽ gặp hoàn toàn có thể tồn tại trên đời. Nhưng chỉ sau một lần gặp gỡ họ cũng có thể sống vì nhau vĩnh viễn. Sau những ấn tượng của gặp gỡ thoáng qua sau những giây phút đam mê thường tình là một thế giới của cảm xúc mà “chưa bao giờ và sẽ không bao giờ trong đời em lại có cái gì giống như cái điều vừa xảy ra” [7, tr. 206]. Người con gái với cái tên tự gọi “người đẹp không quen biết” đã ra đi và để lại nơi trái tim của người ở lại một nỗi đau, một cảm giác chống chếnh. Viên sĩ quan nhìn thấy cái thành phố ấy bỗng trở nên “một thành phố khác thường”, thấy xung quanh mình ngột ngạt, vô lí, thấy ghen tỵ với tất cả xung quanh. Nhưng một lần gặp gỡ ấy thôi cũng đủ giúp người đàn ông nhận thấy một điều “cuộc sống đơn điệu hằng ngày trở nên thật kì quặc, thật ghê sợ khi mà trái tim bị trúng, đúng là bị trúng, giờ đây anh mới hiểu điều đó – một quả đấm khủng khiếp – quả đấm của mặt trời – bị say nắng” [7, tr. 210], cảm giác ấy đã đưa bước chân anh trên dòng Vonga một mình lặng lẽ tìm cô gái đã một lần gặp và không thể quên.

Với thời gian là những khoảnh khắc gặp gỡ, I.Bunin đã đưa chúng ta đến và sống chủ yếu với thế giới của cảm giác. Dường như với truyện ngắn của I.Bunin mà đặc biệt là truyện tình yêu, điều quan trọng không phải là sự li kì của tình tiết hay sự

95

kiện mà là sự phong phú của thế giới tâm hồn, cảm xúc. Với kiểu thời gian này, I.Bunin thực sự chứng tỏ mình là nhà văn của cảm giác.

Bên cạnh những khoảnh khắc gặp gỡ, I.Bunin còn rút ngắn thời gian thông thường của tác phẩm vào những phút giây bất chợt nhưng để lại dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời con người. Tác giả kể chuyện bằng những ấn tượng lưu lại sau những giây phút thoáng qua. Chính vì vậy mà truyện ngắn của ông thường kể về những gì nhỏ bé thường ngày mà đầy ý nghĩa.

Ruxia là dòng hồi ức người đàn ông khi nhìn lại khung cảnh thiên nhiên quen

thuộc gắn với mối tình đầu. Thế nhưng điều mà tác giả muốn người đọc dừng lại và ngẫm nghĩ thì chỉ là một khoảnh khắc, cái khoảnh khắc ngắn ngủi mà bất diệt khi “nàng từ ngoài vườn chạy vào phòng khách, chàng thấy vậy bèn chạy vội đến cởi giày cho nàng và hôn đôi bàn chân bé nhỏ, ướt át của nàng” [7, tr. 242]. Và kì diệu thay, chỉ là khoảnh khắc thôi cũng đủ để anh nhớ suốt đời “cả đời anh chưa khi nào có được niềm hạnh phúc như thế.” Thực ra tình yêu với Ruxia mới thực sự là sống và cả đời anh sẽ luôn nhớ cái phút giây mình ngây ngất hôn lên mu bàn chân ướt nước của nàng. Đó chính là khoảnh khắc bất tử của tình yêu. Mùa thu lạnh rất nhẹ nhàng đi vào thế giới tình yêu của nhân vật chính với một buổi chiều thu, với cái lạnh mà ngỡ như đã ngấm vào tạo dư vị riêng khó phai đến suốt cuộc đời người con gái. Cả cuộc đời đã trôi qua, người con gái ấy biết cách quên đi nhiều thứ, đã dạy cho cô quen với cảm giác sống thiếu anh. Thế nhưng duy nhất có một điều mà cô không quên được, đó là một buổi chiều thu lạnh với những cảm xúc và dư vị của nó khi người yêu đọc lên những câu thơ, khi anh quàng tay ôm cô qua chiếc áo khoác choàng. Đó mãi mãi là giấc mơ đẹp theo người con gái đến suốt cuộc đời. Và cho tới lúc sắp ra đi, khi đã sống “đủ”, đã đi hết cuộc đời mình, người con gái vẫn mãi: “Một niềm tin cháy bỏng, rằng ở một nơi nào đó, anh vẫn đợi tôi, với tất cả tình yêu và tuổi trẻ thuở nào, như một chiều thu lạnh lẽo ngày xưa” [9, tr. 571]. Chiều thu lạnh là tất cả cuộc đời nhân vật “tôi” và những gì còn lại chỉ là một “giấc mơ thừa” mà thôi. Đối với I.Bunin khoảnh khắc đôi khi là điều duy nhất có thể giữ lại những vẻ đẹp của cuộc sống. Truyện ngắn Chiếc đu mở ra một câu chuyện tình độc đáo: ta

96

thấy tình yêu đẹp trong khoảnh khắc khi hai người ở cạnh nhau bên chiếc đu. Tác phẩm có một phông thời gian đặc biệt: thời gian không có điểm đầu, không có điểm kết. Chuyện không có cốt truyện, chỉ là những tình tiết hết sức mờ nhạt được đặt cạnh nhau: một chiều hè, một cuộc gặp gỡ và những tâm tình bên chiếc đu trong vườn… Tất cả chỉ thế thôi nhưng cũng đủ để người ta muốn níu giữ mãi khoảnh khắc ấy: “em chẳng biết nữa, dù sao vẫn hãy chỉ là cái ta hiện có… Chả có gì tốt hơn nữa đâu.” [9, tr. 575]

Đối với I.Bunin, truyện ngắn tình yêu không bao giờ phải là những gì cầu kì: Đó chỉ cần là những gì giản dị nhưng sâu sắc. Natali trong tác phẩm cùng tên đã nói: “Không có tình yêu nào bất hạnh, bởi vì ngay cả điệu nhạc buồn nhất cũng đem lại hạnh phúc” [9, tr. 533], cái được gọi là “hạnh phúc” đối với I.Bunin có khi chỉ là những khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa với con người. Và phải chăng chính vì những quan niệm đó mà I.Bunin đã sáng tạo được những truyện ngắn mang dư vị và sức hấp dẫn riêng.

I.Bunin hay chọn cho nhân vật của mình sống nhiều trong kiểu thời gian khoảnh khắc: một lần gặp gỡ, một thời điểm chợt đến trong đời. Kiểu thời gian này đưa người đọc chủ yếu đến với văn xuôi I.Bunin qua những cảm giác. Có thể nói đây là nhà văn của cảm giác, với ông, hạnh phúc, vẻ đẹp của cuộc sống, tất cả đều phụ thuộc vào những gì người ta cảm nhận thấy. Đây cũng là một đặc điểm đánh dấu vị trí của văn chương I.Bunin trong dòng chuyển biến văn xuôi nghệ thuật Nga đầu thế kỉ XX.

Có thể nói thời gian nghệ thuật của văn xuôi I.Bunin mang màu sắc ấn tượng khi nhà văn không đặt nhân vật vào dòng thời gian tuyến tính chảy trôi, mà ông chọn lọc những thời điểm ngắn ngủi, những khoảnh khắc và thời gian quá khứ để tạo được những dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Khi kể lại câu chuyện, chúng ta cũng không thể kể đều đều từ khi bắt đầu tới khi kết thúc, mà chỉ nhón lấy từng khúc đoạn nổi bật, người nghe sẽ tự tìm ra sợi dây nối kết chúng lại với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.

97

Tiểu kết

Không gian trong truyện như được mở rộng và khơi sâu những tầng ý nghĩa ngầm ẩn, đó là vì nhà văn đã xây dựng thành công kiểu không gian tượng trưng. Những khu vườn, cánh đồng, qua cái nhìn của nhà văn lưu vong, không chỉ đơn thuần là những hình ảnh của hiện thực, nó đã được khúc xạ, khái quát hóa và trở thành biểu tượng rất đẹp cho nước Nga, nhưng không gian bên trong - không gian bên ngoài, ánh sáng - bóng tối, không gian của những chuyến đi là ba mô hình không gian tiêu biểu nhất, trở đi trở lại trong sáng tác của I.Bunin và giúp nhà văn thể hiện những quan niệm triết lí - trữ tình sâu sắc.

Thời gian ấn tượng cũng mang đậm dấu ấn tâm hồn của người sáng tạo. I.Bunin luôn khắc khoải trong lòng hình ảnh của quê hương đã lùi xa vào quá khứ trong những năm tháng sống lưu vong của mình. Ông luôn tìm về quá khứ và lưu giữ những thời khắc ý nghĩa nhất trong cuộc đời, vì thế, ông thường đặt nhân vật vào những khoảnh khắc, những thời điểm ngắn ngủi nhưng đặc biệt để nhân vật thể hiện tính cách của mình.

Không gian, thời gian trong sáng tác của I.Bunin không chỉ đơn thuần là môi trường tồn tại của hình tượng nghệ thuật mà đã trở thành một sản phẩm sáng tạo có sức sống riêng biệt. Ý nghĩa đằng sau các tác phẩm nhỏ nhắn của Bunin vì thế cũng mang nhiều tầng ngầm ẩn sâu sắc.

98

KẾT LUẬN

I.Bunin sống trong thời kì văn học chuyển mình dữ dội giữa hai thế kỉ, khi nền văn hóa mới với chủ nghĩa hiện đại đang bắt đầu hé lộ, ông có quyền đổi mới sáng tác, không tuân theo quy định và định kiến về thể loại, vượt thoát khỏi những quan niệm nghệ thuật trước đó. Bản thân I.Bunin cũng là một nhân cách phức tạp. Ông luôn canh cánh với “mối thâm tình” với văn chương “thế kỉ vàng” của Pushkin, Tolstoy… Các sáng tác văn xuôi của ông là những chỉnh thể hài hòa giữa chất cổ điển và chất hiện đại, giữa những giá trị đã trọn vẹn, hoàn tất với những những giá trị đang “trưởng thành” đầy thách thức.

Bằng việc phân tích ba mươi truyện ngắn cua I.Bunin, để tìm hiểu những dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại trên ba phương diện: cốt truyện, nhân vật và không – thời gian, chúng tôi đi đến những kết luận sau:

1. Dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại trong văn xuôi I.Bunin thể hiện trên rất nhiều phương diện, ba phương diện mà chúng tôi khai thác chỉ là những phương diện thể hiện đậm nét nhất. Chính những dấu ấn hiện đại này hài hòa trong những yếu tố cổ điển đã giúp Bunin hoàn thành sứ mệnh kế thừa truyền thống của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX và tạo ảnh hưởng tới các tác giả, từ Vladimir Nabokov đến Yury Nagibin.

2. Cốt truyện của I.Bunin đã phá vỡ hoàn toàn những quan niệm về cốt truyện của văn chương truyền thống. Nhà văn không dụng công xây dựng những tình huống truyện gay cấn, những xung đột căng thẳng, các biến cố đầy kịch tính, mà chỉ là những cốt truyện đậm chất trữ tình, phát triển theo dòng tâm lí, cảm xúc của nhân vật. Cấu trúc chặt chẽ của cốt truyện truyền thống này đã bị tháo dỡ, câu chuyện được tạo nên từ những miếng ghép ngẫu nhiên, rời rạc, đứt gãy, nhưng ngầm ẩn một “mạch ngầm” kết nối. Thậm chí mở đầu và kết thúc – thành phần vốn được xem là đặc biệt quan trọng với văn xuôi truyền thống, không được quan tâm, thậm chí còn dang dở. Bằng việc thay đổi cấu trúc cốt truyện, Bunin đã từng bước xóa nhòa đi những ranh giới về thể loại, tạo nên các tác phẩm văn xuôi đậm chất thơ – nét đặc trưng trong phong cách sáng tác của nhà văn.

99

3. Nhân vật với thế giới nội tâm cảm giác, cảm xúc, suy tưởng và hoài niệm đã trở thành linh hồn của văn xuôi I.Bunin. Nhà văn khắc họa chân dung nhân vật những chi tiết thoáng qua, không điển hình và mang đậm màu sắc chủ quan của người chiêm ngắm. Không xây dựng nên những tính cách điển hình, I.Bunin xem mỗi nhân vật như một bản thể vốn có, con người tồn tại cả phần ý thức, lí trí và cái vô thức, bản năng. Nhà văn sử dụng bút pháp ấn tượng chủ nghĩa để xây dựng nên chân dung nhân vật và nâng nhân vật lên thành những biểu tượng bằng bút pháp tượng trưng chủ nghĩa – khiến nhân vật có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc.

4. Không gian trong văn xuôi I.Bunin mang đậm màu sắc tượng trưng. Những khu vườn, cánh đồng, hay phố huyện không chỉ đơn thuần là những hình ảnh của hiện thực, qua cái nhìn của nhà văn lưu vong, những hình ảnh đó đã được khúc xạ, khái quát hóa và trở thành biểu tượng của một nước Nga thu nhỏ. Không gian bên trong - không gian bên ngoài, ánh sáng - bóng tối, không gian của những chuyến đi là ba mô hình không gian cứ trở đi trở lại trong sáng tác của Bunin và giúp nhà văn thể hiện những quan niệm triết lí - trữ tình sâu sắc về con người, cuộc đời.

Thời gian nghệ thuật của văn xuôi Bunin mang màu sắc ấn tượng đậm nét. Ông thường đặt nhân vật vào những khoảng khắc, những thời điểm ngắn ngủi nhưng đặc biệt để nhân vật thể hiện tính cách của mình. Kiểu thời gian quá khứ xuất

Một phần của tài liệu Dấu ấn của Chủ Nghĩa hiện đại trong văn xuôi I.Bunin Luận văn thạc sĩ (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)