Kĩ thuật liên kết các tình tiết

Một phần của tài liệu Dấu ấn của Chủ Nghĩa hiện đại trong văn xuôi I.Bunin Luận văn thạc sĩ (Trang 32)

6. Kết cấu luận văn

1.3.2.Kĩ thuật liên kết các tình tiết

Đi tìm một mạch truyện logic trong văn xuôi I.Bunin dường như là một nỗ lực vô ích nhất. Các chi tiết cứ chất chồng, lớp này nối tiếp lớp khác và chỉ tuân theo một thứ logic duy nhất – đó là logic của cảm xúc và của dòng kí ức. Chính cách dụng công sắp xếp các chi tiết của nhà văn đã tạo ra những kiểu kết cấu quen thuộc trong sáng tác của Bunin như kết cấu ghép mảnh, kết cấu hồi cố hay kết cấu cảnh – tình tương ứng. Nhưng có lẽ kết cấu ghép mảnh thể hiện rõ nhất dấu ấn của chủ nghĩa ấn tượng trong sáng tác của Bunin.

33

Trong các truyện có kết cấu ghép mảnh, các chi tiết trong truyện thường không tuân theo một quy tắc lựa chọn đơn thuần nào, bạn đọc dễ dàng có cảm giác mạch truyện như rời rạc, đứt gãy. Nhà văn đã khéo léo sử dụng kĩ thuật montage để làm nên một cốt truyện thống nhất ngầm từ những chi tiết đứt gãy.

Kĩ thuật montage (ghép cảnh, ráp nối) là thuật ngữ dùng trong điện ảnh, chỉ sự ráp nối các cảnh nhỏ thành một đoạn phim hoàn chỉnh. Đây chính là kĩ thuật phổ biến để Bunin kiến tạo nên nhiều tác phẩm như Những quả táo Antonov, Cỏ gày,

Chiếc cốc đời, Natali, Hơi thở nhẹ, và cả Nàng Lika… Kĩ thuật ghép cảnh có thể dễ

dàng nhận diện như trong các tác phẩm được chia đoạn, đánh số Những quả táo

Antonov, Cỏ gày, Chiếc cốc đời, Natali, Nàng Lika, nhưng cũng có khi đó là những

mảnh ghép ngầm như trong Hơi thở nhẹ, Ida,…

Hồi ức, hoài niệm là kiểu thời gian quen thuộc trong sáng tác của Bunin. Nhân vật không được tái hiện trong hiện tại mà được đẩy về quá khứ, chập chờn trong những hoài niệm chợt nhớ chợt quên, với những ấn tượng rời rạc của “nhớ lại”. “hồi tưởng lại”. Vì thế, dấu ấn của sự đứt gãy và kĩ thuật lắp ghép càng rõ nét hơn.

Toàn bộ câu chuyện Những quả táo Antonov là những dòng hồi tưởng miên man, đứt nối của nhân vật “tôi” về những tháng năm đẹp đẽ trong quá khứ. Gần 30 trang truyện được chia thành bốn chương – là bốn bức tranh riêng biệt, bốn mảnh ghép trong bức tranh về làng quê, những khu vườn đã lùi xa trong kí ức. Mảnh ghép thứ nhất là hình ảnh khu vườn vào mùa thu xa xưa, yên bình và trù phú: “những khu vườn đã khô và thưa lá, toàn bộ màu vàng óng”, “những lối đi giữa hai hàng cây phong, mùi thơm nhẹ nhàng của lá rụng và cả mùi táo Antonov, mùi mật ong và mùi của tiết thu tươi mát”, “đâu đâu cũng thơm phức mùi táo”, “mùi lúa thơm ngát tỏa ra từ những đống rơm mới và những đống thóc lép trên sân phơi”,… [7, tr. 11]. Trong mảnh ghép lớn này còn được ráp lại từ những mảnh ghép nhỏ hơn như cảnh ban mai trong những khu vườn xanh tốt, buổi chiều nơi những cánh đồng lúa tỏa hương thơm ngát, cảnh làng xóm yên bình lúc về đêm, cảnh thu hoạch táo và những chuyến xe chở táo trong đêm. Người kể chuyện không khỏi suy tư về cuộc sống: “Sao lạnh và nhiều sương đến thế, sống trên đời sung sướng biết bao” [7, tr. 16].

34

Mảnh ghép thứ hai là một kí ức khác về một mùa thu được mùa táo Antonov “táo Antonov mẩy, cả thảy đều vui”. Hình ảnh con người và cuộc sóng trong năm được mùa: những ngôi nhà, những điền trang, những ngày hội lớn của các thánh,… Cuộc sống thật yên tĩnh và tươm tất. Hình ảnh bầu trời được trở đi trở lại: “bầu trời nhẹ nhõm và sao nó bao la, sâu thẳm đến thế”, “khách sẽ cảm thấy ấm cúng xiết bao trong cái tổ ấm dưới bầu trời thu xanh ngắt ấy” [7, tr. 17]. Hương táo cũng vương vấn trong không gian: “bước chân vào nhà, trước hết là nghe có mùi táo, rồi sau đó mới đến các mùi vị khác…” [7, tr. 23]. Mảnh ghép thứ ba tập trung hơn vào những thú vui của các nhà quý tộc, địa chủ: thú đi săn, đọc sách cổ. “Cảnh trong vườn trở nên hoang vắng và đìu hiu, rồi mưa lại bắt đầu rơi… mới đầu còn nhẹ nhàng, thận trọng, về sau mỗi lúc một dày và cuối cùng biến thành những trận mưa to kèm theo gió táp và bóng tối mờ mịt” [7, tr. 27]. Cái tươi sáng và ấm áp của mùa thu trong hai mảnh ghép trước dần không còn nữa, chỉ còn “khu vườn sẽ hiện ra đen đủi trên nền trời xanh lạnh lẽo và sẽ tạm sưởi mình trong ánh nắng mà ngoan ngoãn chờ đợi mùa đông”. Mảnh ghép thứ tư là toàn bộ bức tranh thôn quê độ cuối thu đầu đông, những suy nghĩ tản mạn của nhân vật trữ tình. Đã xuất hiện “những người có ít đất đai, nghèo đến cùng cực”, “trong trang trại của các điền chủ nay đã không còn mùi thơm của táo Antonov nữa rồi” [7, tr. 36].

Bức tranh khung cảnh làng quên Nga như một bức hình khổng lồ được nhà văn tỉ mẩn nhặt từng mảnh ghép nhỏ và ghép lại với nhau. Những mảnh ghép chỉ là những ấn tượng thoáng qua và rời rạc về quá khứ vụn vặt tưởng như không có một sợi dây chung nào nhưng vẫn nằm trong một âm hưởng chung là hương thơm phảng phất của táo Antonov. Cao hơn thế, mạch ngầm của truyện chính là sự gắn bó máu thịt, sự hòa nhập tâm hồn của người kể chuyện với miền quê Vyselki của mình, là niềm nuối tiếc và nỗi buồn man mác của người kể chuyện về một quá khứ đẹp đẽ đã qua. Nhân vật xưng “tôi” vẫn nhớ như in quá khứ vụn vỡ đó, nâng niu và níu giữ nó trong cái nhìn ngưỡng vọng và buồn xa xăm.

Nàng Lika là tác phẩm thể hiện rõ nét kết cấu lỏng lẻo do sự chi phối của kí

35

nên chỉ tuân theo quy luật cảm xúc và dòng ý thức của nhân vật mà thôi. Kết cấu càng đặc biệt lỏng lẻo khi nó gắn với những chuyến đi bất định của nhân vật xưng “tôi”. Không gian và thời gian trong truyện liên tục bị xáo trộn và không hề có sự liên kết giữa 31 mảnh ghép. Gần như miếng ghép nào cũng bắt đầu bằng thời gian: “Những ngày lang bạt đầu tiên vào mùa xuân năm ấy” (Cảnh I), “Từ Orion ra đi, tôi ấp ủ một ước mơ” (Cảnh II), “Đến tháng mười một, tôi trở về nhà” (Cảnh VI), “Sau đó chúng tôi xa nhau rất lâu” (Cảnh X), “Một lần vào tháng tám, trước khi trời tối, tôi đi đến làng để gặp mấy người…” (Cảnh XXVII), “Mùa xuân năm sau tôi mới được tin” (Cảnh XXXI). Dòng liên tưởng chặt đứt mối liên kết không chỉ giữa các cảnh mà còn ngay trong một cảnh. Trong cảnh VIII, nhân vật “tôi” có cuộc sống đã yên ổn hơn ở Orion nhưng không có nghĩa là cái nhìn, dòng suy tưởng trở nên ổn định. Một mặt nhân vật “tôi” “cảm thấy vui thú”, thấy “mừng vì cuộc sống của tôi đã đi vào nền nếp, tôi yên tâm vì đời tôi trước đây vốn vô nghĩa thì nay đã phần nào có nghĩa vụ rõ ràng” [6, tr. 175]. Nhưng rồi chẳng được bao lâu, trong đầu nhân vật “tôi” lại thoáng tự hỏi “có đúng là mình mơ ước một cuộc đời như vậy không?”, “Vậy thì cái gì sẽ đến sắp tới” [6, tr. 175]. Cuộc sống hoàn toàn không được đánh giá bằng lí trí mà chỉ là “cảm thấy”, “cảm giác”: “Tôi bắt đầu cảm thấy rằng không phải tất cả đều xuôi xẻ, êm thấm trong sự gần gũi của chúng tôi, trong sự hòa hợp những cảm xúc suy nghĩ, ý thích của chúng tôi, trong tình yêu của nàng đối với tôi. “Sự xung khắc cố hữu giữa ước mơ và hiện thực”, cái cảm giác thường trực không thỏa mãn về sự hoàn thiện, đầy đặn của tình yêu giày vò tôi suốt mùa đông ấy” [6, tr. 175]. Nguồn cơn của nỗi dằn vặt của nhân vật “tôi” đến từ những buổi vũ hội hay những lần làm khách, những chốn đông người. Nhân vật tôi không ưa nàng khi nàng nổi bật và khi mọi người đều yêu thích mình, ngược lại nhân vật “tôi” lại yêu những lúc nàng sống “giản dị, lặng lẽ, khiêm nhường, yếu đuối”. Những suy nghĩ về tâm thế muốn làm chủ, muốn nắm quyền kiểm soát trong tình yêu chợt bị cắt ngang bởi cuộc đối thoại bằng thơ và bình thơ giữa “tôi” và “nàng”, bởi những câu chuyện về thời thơ ấu nghèo túng được kể chi tiết mong được đồng cảm, những suy nghĩ khắt khe về nghệ thuật sân khấu, những lời thú nhận thù ghét tất cả của nhân

36

vật “tôi”. Tất cả đều toát lên sự thiếu đồng cảm, không thể nhượng bộ, chẳng thể hiểu nhau. Điều đó càng khiến cho nhân vật “tôi” khao khát được chia sẻ, mong muốn “nàng trở thành người cùng chung cảm xúc và suy nghĩ của mình” [6, tr. 183]. Dường như những logic thông thường bị thay thế bởi logic mang đậm màu sắc ấn tượng của nhân vật.

Dẫu vậy, bên dưới vẻ ngoài không có sự liên kết ấy, Nàng Lika vẫn tồn tại “mạch ngầm” xuyên suốt toàn bộ câu chuyện là những thăng trầm của tình yêu giữa hai nhân vật và sự hòa trộn giữa ý thức và tồn tại của người kể chuyện.

Hơi thở nhẹ cũng được tổ chức từ nhiều điểm đứt gãy, nhảy vọt và xóa bỏ hoàn

toàn những dấu hiệu hình thức của kĩ thuật montage. Truyện là sự đan xen giữa thời gian hiện tại và quá khứ:Hiện tại, những dòng miêu tả về ngôi mộ của Olya – quá khứ, cuộc sống của Olya khi còn là cô nữ sinh trung học – hiện tại rất gần là cái chết của Olya – quá khứ, câu chuyện sa ngã của Olya – hiện tại, bà giáo chủ nhiệm trên đường tới thăm mộ của Olya – quá khứ, những dòng lướt nhanh cuộc đời của bà giáo chủ nhiệm – hiện tại, bà chủ nhiệm ngồi bên mộ của Olya – quá khứ, câu chuyện về hơi thở nhẹ – hiện tại, hình ảnh ngọn gió xuân trong nghĩa trang. Những mảnh ghép vốn đã bị làm mờ đi những ranh giới nhưng bản thân mỗi mảnh ghép cũng không trọn vẹn, luôn tồn tại một lỗ hổng – là những điểm thời gian bị bỏ lửng. Đây cũng chính là lựa chọn quen thuộc của các nhà tự sự ấn tượng chủ nghĩa.

Kĩ thuật đồng hiện, liên tưởng và lắp ghép là những đặc điểm quen thuộc của chủ nghĩa ấn tượng, đó cũng là hình thức trần thuật chủ đạo trong văn xuôi I.Bunin. Kĩ thuật này khiến tác phẩm mang dấu ấn của lối tự sự dòng ý thức. Những mốc thời gian biên niên, những logic thông thường của hình ảnh và sự kiện không còn tuân theo những quy luật chặt chẽ vốn có; chính những cảm xúc, liên tưởng, độc thoại của nhân vật dẫn dắt cho cốt truyện phát triển. Có thể nói Bunin tạo ra một thứ trò chơi trong lối trần thuật của mình. Nhưng những sự kiện rời rạc, đứt gãy chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm”. Thành công của nhà văn là tạo ra mạch kết nối ngầm trong tác phẩm để kết nối các chi tiết tưởng như vặt vãnh, đứt quãng đó.

37

Những mảnh ghép trò chơi thường được xâu chuỗi bởi những kí ức, hoài niệm, những triết lí về cuộc đời và nhân sinh của nhà văn.

Một phần của tài liệu Dấu ấn của Chủ Nghĩa hiện đại trong văn xuôi I.Bunin Luận văn thạc sĩ (Trang 32)