Những giải pháp đối với nhà nước và các cấp chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 75)

5. Bố cục của khóa luận

4.2.Những giải pháp đối với nhà nước và các cấp chính quyền địa phương

ngân hàng, các đơn vị khuyến nông, các nhà khoa học,…

4.2. Những giải pháp đối với nhà nước và các cấp chính quyền địa phương phương

Cho dù nguời chăn nuôi có cố gắng đến đâu nếu không có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các cơ quan tổ chức Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương thì khó có thể đạt được kết quả tốt. Vai trò của Đảng, Nhà nước cũng như các cấp chính quyền trong việc phát triển kinh tế, mà cụ thể ở đây là hoạt động chăn nuôi của hộ là vô cùng lớn. Mỗi một chủ trương, chính sách khi được ban hành đều có những tác động nhất định đến quá trình SXKD của người dân. Chính vì vậy, nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi

gia súc gia cầm xã Trí Quả thì tôi đưa ra một số giải pháp đối với Nhà nước và chính quyền địa phương như sau:

4.2.1. Quy hoạch lại vùng chăn nuôi tập trung

Một thực trạng còn đang tồn tại đối với người dân trên địa bàn xã Trí Quả đó là hoạt động chăn nuôi của bà con nơi đây chưa được qui hoạch thành các vùng chăn nuôi tập trung, các trang trại chăn nuôi chủ yếu vẫn là tận dụng diện tích đất vườn của gia đình. Do vậy, công tác xử lí chất thải còn gặp nhiều khó khăn, ô nhiễm môi trường là thực trạng đang rất nhức nhối đối với người dân nơi đây. Không những thế, việc chăn nuôi trên diện tích vườn như vậy khiến cho người nông dân rất khó để mở rộng được qui mô sản xuất, công tác phòng chống dịch bệnh cũng rất nhiều khó khăn.

Vì vậy, các cấp chính quyền địa phương cần căn cứ vào những điều kiện thực tế của cơ sở mình để quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung qua đó tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển chăn nuôi một cách tốt nhất. Với việc qui hoạch được các vùng chăn nuôi tập trung thì sẽ mang lại những thuận lợi sau:

+ Các cấp chính quyền dễ dàng hơn trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động chăn nuôi của người dân.

+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm bớt những tác động xấu của hoạt động chăn nuôi đến môi trường sống của người dân địa phương.

+ Người chăn nuôi dễ dàng hơn trong việc mở rộng qui mô sản xuất. + Công tác thu gom, tiêu thụ sản phẩm trở nên dễ dàng hơn do vùng chăn nuôi được quy hoạch tập trung tại một địa điển nhất định.

+ Dễ dàng hơn trong việc phòng chống và kiểm soát dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 75)