Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 30)

5. Bố cục của khóa luận

1.1.3.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ

* Sản xuất

Là một trong những nhân tố chính có yếu tố quyết định đến việc tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho xã hội. Điều hành tốt hệ thống sản xuất là cơ sở và yêu cầu thiết yếu để doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường. Tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến đổi đầu vào thành các yếu tố đầu ra sau mỗi quá trình sản xuất, từ đó tạo ra nguồn thu nhập cho tất cả các tác nhân có tham gia đóng góp vào hoạt động của hệ thống tiêu thụ, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của người sản xuất.

Để tiêu thụ được thuận lợi thì khâu sản xuất phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng, giảm chi phí đầu vào, rút

ngắn thời gian sản xuất sản phẩm, xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao.

* Thị trường

Không giống như các ngành khác, nông nghiệp có chu kì sản xuất dài và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết,… Khi nắm bắt được đặc điểm của ngành nghề thì người sản xuất mới có khả năng nghiên cứu và sử dụng các biện pháp thích hợp để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Thị trường được coi là phạm trù trung tâm, vì qua đó người sản xuất có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực qua hệ thống tiêu thụ.

* Chất lượng sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm là một trong những vũ khí cạnh tranh sắc bén, là một yếu tố góp phần vào việc khẳng định vị trí của người sản xuất trên thị trường.

Khi mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu của họ ngày càng tăng, thị trường ngày càng có nhiều sự lựa chọn thì chỉ những sản phẩm có chất lượng ‘‘ đủ tốt ’’ mới gây được sự chú ý của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm không những thu hút được nhiều khách hàng mà còn giúp người sản xuất có thể nâng giá bán một cách hợp lí để tăng lợi nhuận. Đồng thời chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho việc kéo dài chu kì sống của sản phẩm, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, góp phần phát triển và mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận cho người sản xuất.

Nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng phát triển, các sản phẩm có chất lượng cao, hình thức hấp dẫn luôn được ưa chuộng, nó làm cho hoạt động tiêu thụ ngày càng phụ thuộc vào yếu tố này.

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa theo sự thỏa thuận giữa người mua và người bán trong quan hệ cung cầu và yếu tố cạnh tranh. Mỗi một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau với giá cả khác nhau. Mỗi mức giá đưa ra phải căn cứ vào tình hình cung cầu trên thị trường và mức giá qui định của nhà nước. Giá cả có ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ của sản phẩm, sự đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm so với mức giá đó, về vị trí của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến việc quyết định mua sản phẩm hàng hóa đó không của khách hàng và đặc biệt nó còn là một phương thức của doanh nghiệp trên thị trường…

* Trình độ tổ chức, quản lí tiêu thụ

Hình thức bán hàng:

Người sản xuất có thể áp dụng nhiều hình thức bán hàng khác nhau qua các kênh phân phối. Trên thực tế có rất nhiều hình thức bán hàng khác nhau như:

+ Bán hàng có người bán: là hình thức mà người bán và người mua tiếp

xúc trực tiếp với nhau để thỏa thuận về các vấn đề liên quan và thanh toán.

+ Bán hàng không có người bán: là phương thức mà hàng hóa được bầy

bán trong tầm tay của người mua hàng với giá cả đã được niêm yết trước. Người mua được tự do lựa chọn hàng hóa và sau đó thanh toán với người thu tiền.

+ Bán hàng qua cơ sở trung gian: là cách mà trong đó người sản xuất lựa chọn các nhà bán buôn, bán lẻ, các đại lí hoặc môi giới để tiếp tục thực hiện quá trình chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

Và còn rất nhiều hình thức bán khác nữa, tuy nhiên các doanh nghiệp hay các cơ sở sản xuất cần căn cứ vào những điều kiện cụ thể của mình cũng như căn cứ vào đặc điểm của ngành sản xuất của mình để đưa ra quyết định

nên lựa chọn phương thức bán hàng nào là phù hợp nhất để đạt được hiệu quả cao nhất.

Mạng lưới tiêu thụ:

Trong nền kinh tế thị trường, người bán buôn, bán lẻ, đại lí, người môi giới,… được hình thành một cách khách quan. Để xây dựng một mạnh lưới tiêu thụ hợp lí và sử dụng các loại hình trung gian có hiệu quả nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ nhanh, thu lợi nhuận cao, các doanh nghiệp phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm của sản phẩm cũng như các đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp mà sử dung các mạng lưới tiêu thụ khác nhau.

* Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là những người có cùng loại sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ hay những sản phẩm có thể thay thế lẫn nhau. Lực lượng này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số lượng đối thủ cạnh tranh càng nhiều thì việc tiêu thụ sản phẩm càng trở nên khó khăn và phức tạp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 30)