Những nội dung nghiên cứu của tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 27)

5. Bố cục của khóa luận

1.1.3.5.Những nội dung nghiên cứu của tiêu thụ sản phẩm

* Nghiên cứu thị trường

Trong cơ chế thị trường hiện nay có thể nói rằng nghiên cứu thị thường là vấn đề tiên quyết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Cho nên nghiên cứu nhu cầu thị trường phải được coi là hoạt động có tính chất tiền đề có tầm quan trọng để đảm bảo xác định đúng đắn phương hướng để phát triển SXKD. Để nắm được nhu cầu của thị trường thì quá trình nghiên cứu cần trải qua 3 giai đoạn:

Bước 1: Tổ chức thu thập hợp lí các nguồn thông tin về nhu cầu, thị

hiếu của thị trường đối với loại sản phẩm, hàng hóa mà các nhà sản xuất đã đang và có thể sản xuất. Các thông tin ở đây có thể bao gồm: loại mặt hàng, địa điểm, sức mua, sức bán, giá cả, mức độ ổn định của thị trường, … Khi nắm được những thông tin này một cách nhanh chóng và chính xác sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tạo ra một định hướng phát triển tốt có thể phát huy được những lợi thế của doanh nghiệp.

Bước 2: Phân tích, xử lí đúng đắn các loại thông tin đã thu thập, từ đó

phân loại ra các loại thị trường, phân tích, lựa chọn những thông tin có ích để tránh sai lầm khi ra quyết định.

Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng của doanh nghiệp với thị trường.[5]

* Nghiên cứu giá cả

Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Trong nền kinh tế thi trường, giá cả ẩn chứa nhiều mối quan hệ, nó liên quan nhiều tới sự cạnh

tranh, sự tồn tại và phát triển của sản phẩm hàng hóa đó trên thị trường. Nó thể hiện mối quan hệ tổng cung và tổng cầu về sản phẩm cũng như giữa người mua và người bán.

Giá cả còn phản ánh tình hình biến động của thị trường, chất lượng và uy tín của sản phẩm. Vì vậy trong quá trình SXKD thì việc xác định giá cả hợp lí cho sản phẩm là vô cùng quan trọng giúp cho nhà kinh doanh tối đa được lợi nhuận.

Việc xác định được giá cả phải đảm bảo cho nhà sản xuất không những thu hồi được vốn để tiếp tục sản xuất mà còn phải đảm bảo mang về một phần lợi nhuận nhất định cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo phù hợp với thị trường để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thị trường. Tùy vào tính chất hoạt động của nhà kinh doanh, dựa vào thị trường hay vào chu kì sống của sản phẩm mà có cách định giá cho phù hợp.[5]

* Nghiên cứu khách hàng

Với phương châm ‘‘ khách hàng là thượng đế ’’ nên nhà sản xuất phải biết được sở thích và nhu cầu của khách hàng thì mới có thể làm thỏa mãn được các nhu cầu đó và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Nhà sản xuất cần nắm được các thông tin như: người tiêu dùng hay mua loại sản phẩm gì? Mua ở đâu? Số lượng bao nhiêu? Mua vào thời gian nào?. Trên cơ sở đó nhà sản xuất có thể định hướng được chính sách phân phối đúng đắn, nắm bắt được thời cơ để đưa hàng hóa ra thị trường nhằm đạt hiệu quả tiêu thụ cao nhất.

Ngoài ra quá trình sản xuất còn cần nắm bắt được tập tính, thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó có chiến lược tiêu thụ cho phù hợp. Nhưng nhìn chung lại thì:

+ Người tiêu dùng thường muốn thuận tiện khi mua bán, thủ tục nhanh gọn.

+ Muốn mua được sản phẩm có chất lượng cao với giá thành hợp lí.

+ Sau khi đã mua sản phẩm thì người tiêu dùng muốn có những dịch vụ, chính sách hỗ trợ sau bán hàng tốt.

* Nghiên cứu cạnh tranh

Nghiên cứu cạnh tranh là nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để đề ra những định hướng, biện pháp giải quyết cho phù hợp với doanh nghiệp mình. Nhìn chung, mọi doanh nghiệp đề phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác nhau. Có 4 cấp độ cạnh tranh đó là:

+ Cạnh tranh mong muốn.

+ Cạnh tranh giữa các sản phẩm khác nhau để cùng thỏa mãn một mong muốn.

+ Cạnh tranh cùng loại sản phẩm. + Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu.

Nếu tiềm lực của doanh nghiệp còn kém không đủ sức cạnh tranh thì doanh nghiệp phải tìm được khoảng trống thị trường để né tránh, tức là tìm những sản phẩm mà đói thủ bỏ qua để sản xuất và tìm thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.

* Nghiên cứu kênh phân phối

Kênh phân phối là tập hợp các hoạt động của các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Nói cách khác, đây là một nhóm tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẵn sàng cho người tiêu dùng có thể tiếp cận. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hóa từ người sản xuất qua hoặc không qua các trung gian để đến với người tiêu dùng cuối cùng.

Có 2 loại kênh phân phối đó là kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp, trong đó kênh phân phối gián tiếp lại có nhiều mức độ khác nhau. Tùy từng

điều kiện khác nhau mà doanh nghiệp áp dụng các loại kênh phân phối khác nhau sao cho vừa giảm được chi phí marketting vừa đạt được hiệu quả cao trong tiêu thụ sản phẩm.[5]

* Xây dựng lựa chọn chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường

Sản phẩm, nhu cầu và thị hiếu của thị trường có nhiều loại. Do đó cần

phối hợp chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường để tìm ra sự phối hợp có hiệu quả nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung của chiến lược sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

+ Loại sản phẩm mà doanh nghiệp đã và đang SXKD còn được thị trường và người tiêu dùng chấp nhận không? Nếu như không thì phải tiến hành đa dạng hóa sản phẩm đó như thế nào cho hiệu quả nhất.

+ Việc thay đổi, cải tiến sản phẩm cũ bằng các sản phẩm mới như thế nào để được thị trường chấp nhận?

+ Thời điểm thay đổi sản phẩm cũ được tiến hành vào lúc nào là thích hợp trên cơ sở nghiên cứu chu kì sống của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 27)