Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 33)

5. Bố cục của khóa luận

1.1.3.7.Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Nông nghiệp là một ngành kinh tế đặc biệt, nó khác với ngành công nghiệp hay các ngành kinh tế khác ở các lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ, dầu tư,… Trong khi đối tượng sản xuất công nghiệp là các vật vô tri vô giác thì đối tượng sản xuất của nông nghiệp là các sinh vật còn sống. Vì thế, quá trình tái sản xuất nông nghiệp liên hệ mật thiết với quá trình tái sản xuất tự nhiên của sinh vật và cũng vì thời gian lao động của con người không ăn khớp và xen kẽ với sản xuất nên sinh ra tính thời vụ. Hơn nữa, nông nghiệp được phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn (đặc điểm này do tính chất đất đai qui định) do đó nó không những ảnh hưởng đến sản xuất mà còn ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ của sản phẩm nông nghiệp, nhất là đối với các đơn vị chuyên SXKD cung ứng nông sản thực phẩm.

Thật vậy, trong nông nghiệp khối lượng đầu ra không tương ứng về số lượng và chất lượng so với đầu vào. Trong công nghiệp, giữa nguyên liệu và thành phẩm có sự đối ứng khá cao. Ví dụ: trọng lượng của sắt đem đúc gần bằng loại đồ vật được đúc thành. Trái lại, trong nông nghiệp nguyên liệu ban đầu là hạt giống, con giống có thể làm cho thành phẩm tăng lên gấp bội khi được mùa và nếu có thể là con số không nếu mất mùa. Vì thế mà giá cả các loại nông sản hay có những biến động trên thị trường.

Mặt khác, sản phẩm nông nghiệp vừa được tiêu dùng tại chỗ lại vừa trao đổi trên thị trường. Trong công nghiệp, gần như các sản phẩm sản xuất ra được đưa toàn bộ vào thị trường để tiêu thụ. Trái lại, trong nông nghiệp sản phẩm sản xuất ra vừa được người sản xuất giữ lại để tiêu dùng nội bộ vừa được bán trên thị trường. Do đó, sản phẩm nông nghiệp có thể tham gia vào rất nhiều kênh thị trường, các kênh này đan xen theo mối quan hệ phức tạp nhiều chiều. Tỷ trọng sản xuất, trình độ phát triển của hệ thống thị trường và thông tin người sản xuất có được. Từ đây, cần thấy rõ các luồng đi của sản phẩm nông nghiệp tác động vào các khâu thị trường trọng yếu để có chiến lược sản xuất, chế biến, phân phối, bán hàng và tiêu dùng đều phải được coi trọng một cách đúng mực. Đó là một yêu cầu tất yếu của một nền nông nghiệp hàng hóa.

Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên việc cung cấp nông sản hàng hóa cũng mang tính chất thời vụ. Đặc điểm này dẫn đến sự biến động lớn về giá cả nông sản ở đầu và cuối vụ. Mặt khác, trong khi ở ngành công nghiệp chỉ trong thời gian rất ngắn người sản xuất có thể mang ra thị trường sản phẩm mà người tiêu dùng cần thì trong nông nghiệp người sản xuất phải trải qua hàng vụ hàng năm hay thậm chí là lâu hơn nữa mới có thể đưa ra được sản phẩm mà người tiêu dùng cần. Tính muộn màng của cung về hàng

nông sản đòi hỏi phải có sự dự tính dự báo chính xác về giá cả về thị trường của nông sản hàng hóa. Hơn nữa, nó còn đòi hỏi cần có cơ sở hạ tầng để dự trữ, bảo quản hàng hóa lúc thời vụ, phải có cơ chế thị trường mềm dẻo, linh hoạt.[5]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 33)