Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 39)

5. Bố cục của khóa luận

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước, các nghiên cứu cá nhân, tổ chức về tình hình sản xuất nông nghiệp và tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước.

Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài, được công bố chính thức ở các cấp, các

ngành. Thông tin số liệu chủ yếu là các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Thu thập số liệu thứ cấp, thông qua hệ thống sổ sách, chứng từ, báo cáo đã được công bố. Nhằm làm sáng tỏ cơ sở lí luận, thực tiễn và thực trạng về phát triển chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi.

2.4.2.2.Thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính.

- Một số phương pháp cụ thể được sử dụng trong các bước nghiên cứu như sau:

+ Chọn địa điểm nghiên cứu: đề tài chọn 4 thôn: Thôn Trà Lâm; Thôn Tư Thế; Thôn Phương quan; thôn Văn Quan đại diện trên địa bàn xã Trí Quả.

+ Chọn mẫu điều tra: lượng mẫu chọn điều tra cho các chỉ tiêu nghiên cứu là 60 hộ chăn nuôi gia súc gia cầm.

2.4.3. Phương pháp xử lí số liệu

Trên cơ sở các số liệu đã thu thập được, tôi tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu cần nghiên cứu.

Sử dụng các công cụ và kỹ thuật tính toán trong nghiên cứu là chương trình Excel của Microsoft Office trên máy tính.

2.4.4. Phương pháp phân tích

Khi đủ số liệu, sẽ tiến hành làm sạch biểu thức tức là kiểm tra, rà soát và chuẩn hoá lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra. Toàn bộ số liệu điều tra thu thập được tổng hợp, tính toán và phân tổ thống kê theo những tiêu thức khác nhau, các chỉ tiêu giá trị được hiện tại hoá bằng đơn giá thống nhất theo giá hiện hành của năm điều tra. Trên cơ sở đó sử dụng phương pháp phân tích sau:

- Phương pháp thống kê kinh tế: chủ yếu để phân tích số liệu kết hợp

với phương pháp so sánh để thấy được tình hình biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu trong mối quan hệ của các chỉ tiêu khác. Thông qua các chỉ tiêu

về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển… nhằm đưa ra những kết luận và giải pháp có căn cứ khoa học.

- Phương pháp chuyên gia: Trên cơ sở ý kiến đánh giá của những người

đại diện trong lĩnh vực chuyên ngành và các lĩnh vực nghiên cứu… Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá chung các vấn đề đang nghiên cứu, giúp cho quá trình phân tích đánh giá được chính xác hơn.

- Phương pháp minh họa bằng biểu đồ, hình ảnh: Phương pháp biểu đồ,

đồ thị được ứng dụng để thể hiện mô tả một số số liệu hiện trạng và kết quả nghiên cứu.

2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.5.1. Chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của chủ hộ

- Tuổi đời, giới tính. - Dân tộc, tôn giáo. - Nghề nghiệp.

- Trình độ văn hoá, chuyên môn.

2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD

- Tổng chi phí: là tất cả các chi phí bằng tiền liên quan đến sản xuất bao

gồm chi phí lao động, chi phí vật chất và chi phí khác.

Tổng chi phí = chi phí lao động + chi phí vật chất + chi phí khác - Doanh thu: là tổng giá trị sản lượng thu được trong một kỳ kinh doanh. Doanh thu = số lượng x đơn giá

- Lợi nhuận: là phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận = doanh thu - tổng chi phí

- Tỷ suất lợi nhuận: cho biết 1 đồng doanh thu sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận = lợi nhuận / doanh thu

- Tỷ suất lợi nhuận vốn: cho biết 1 đồng chi phí đầu tư vào sản xuất sẽ

mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Trí Quả

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Trí quả là một xã đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của huyện Thuận thành, tỉnh Bắc Ninh. Xã có diện tích tự nhiên là 554,87 ha, với 8.478 khẩu và 2.229 hộ.

Nằm cách trung tâm huyện Thuận thành 9 km, cách trung tâm Hà Nội 27 km về phía Tây và có tỉnh lộ 282 chạy qua với chiều dài 3 km. Do vậy rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường phát triển sản xuất hàng hoá. Xã có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Đông giáp xã Thanh Khương và thị trấn Hồ (huyện Thuận Thành)

+ Phía Nam giáp xã Xuân Lâm và xã Hà Mãn (huyện Thuận Thành) + Phía Tây giáp xã Lệ Chi (huyện Gia Lâm)

+ Phía Bắc giáp xã Đình Tổ (huyện Thuận Thành). [1]

3.1.1.2. Thời tiết, khí hậu

Trí Quả nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên khí hậu của xã được chia thành 2 mùa rõ rệt, cụ thể:

Mùa hanh khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình từ 17- 24,5 0

C.

Mùa mưa và nắng nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 26 đến 30,7 0

C.

Độ ẩm không khí trung bình năm là 78% trong đó tháng có độ ẩm không khí lớn nhất là 86% (tháng 3), tháng có độ ẩm không khí thấp 70% (tháng 12). Do vậy Trí Quả có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng phong

phú với nhiều loại cây trồng khác nhau. Tuy nhiên cũng phải chủ động phòng chống úng ngập cục bộ khi mưa lớn xảy ra.

3.1.1.3. Nguồn tài nguyên * Đất đai * Đất đai

Do nằm chung trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa bàn xã tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, hầu hết diện tích đất trong xã đều có độ dốc nhỏ hơn 300 xuôi từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Kết cấu địa chất chủ yếu là đất phù sa cổ tạo điều kiện cho sản xuất nhiều loại cây trồng. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 554,87 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 65,7%, đất phi nông nghiệp chiếm 33,78%, phần còn lại là đất chưa sử dụng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần trong khi diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng. Cụ thể:

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Trí Quả Giai đoạn 2011 – 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 12/11 13/12 BQ Tổng diện tích tự nhiên 554,87 100 554,87 100 554,87 100 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 369,78 66,6 364,74 65,73 364,53 65,7 98,64 99,94 99,29

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 313,84 56,56 308,97 55,68 308,9 55,67 98,45 99,98 99,215

+ Đất trồng cây hàng năm 19,66 3,54 19,66 3,54 19,66 3,54 100,00 100.00 100,00

+ Đất trồng cây lâu năm 3,76 0,68 3,76 0,68 3,76 0,68 100,00 100,00 100,00

1.2. Đất nuôi trồng thủy sản 32,52 5,86 32,35 5,83 32,21 5,8 99,48 99,57 99,525

2.Đất phi nông nghiệp 182,13 32,8 187,2 33,74 187,41 33,78 102,78 100,11 101,445

2.1.Đất thổ cư 62,49 11,26 63,3 11,41 64,6 11,64 101,29 102,05 101,67

2.2.Đất chuyên dùng 108 19,46 109,3 19,69 111,13 20,03 101,2 101,67 101,435

2.3.Đất phi nông nghiệp khác 11,64 2,09 11,66 2,1 11,68 2,104 100,17 100,17 100,17

3.Đất chưa sử dụng 2,96 0,533 2,94 0,529 2,93 0,528 99,32 99,66 99,49

* Thủy lợi

Trong năm đã tập trung nạo vét kênh B3b, B7b với khối lượng là 1030 m3. Các thôn làm thủy lợi nội đồng và nạo vét kênh mương được 5185 m3

. Xây dựng thêm trạm bơm tiêu úng thôn xã Tư Thế để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Xã Trí Quả có diện tích tương đối nhỏ, dân số đông nhưng có điều kiện về phát triển kinh tế - xã hội. Do vị trí địa lí giáp với Hà Nội và có nhiều khu công nghiệp tập trung nên công nghiệp và dịch vụ rất phát triển, bình quân thu nhập đầu người cao. Nguồn thu nhập cao, ổn định giúp nhân dân an cư, lạc nghiệp. Tuy vậy, là một xã nông nghiệp nông thôn nên nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng, thu nhập về trồng trọt và chăn nuôi gia súc gia cầm chiếm tỉ trọng không hề nhỏ của người dân nơi đây.

Bảng 3.2: Cơ cấu thu nhập của người dân xã Trí Quả năm 2013

Nguồn thu Giá trị (tỉ đồng) Tỉ lệ (%)

Nông nghiệp 23,3 25,95 Công nghiệp 32,3 35,97 Dịch vụ 34,2 38,08 Tổng 89,8 100 (Nguồn: UBND xã Trí Quả) * Đối với ngành nông nghiệp - Trồng trọt

Bảng 3.3: Tình hình sản xuất một số loại cây trồng chính trên địa bàn xã Trí Quả năm 2012, 2013

Loại cây

Diện tích Năng suất Sản lượng

2012 (ha) 2013 (ha) TĐPT (%) 2012 (tạ/ha) 2013 (tạ/ha) TĐPT (%) 2012 (tấn) 2013 (tấn) TĐPT (%) Lúa 613 610 99,51 58 60 103,45 3555,4 3660 102,94 Ngô 37 35 94,59 54 55 101,85 199,8 192,5 96,35 Đậu tương 15 15 100,00 6,2 6,5 104,84 9,3 9,75 104,84 Rau màu 20 20 100,00 415 416 100,24 830 832 100,24 (Nguồn: UBND xã Trí Quả)

Năm 2013,tổng diện tích gieo trồng là 683,8 ha giảm 14,2 ha so với năm 2012. Nguyên nhân là do diện tích đất gieo trồng chuyển sang đất phi nông nghiệp.

Trong đó: diện tích cây có hạt là 660 ha (diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao là 360 ha). Năng suất cả năm là 110,4 tạ/ha giảm 11,6 tạ/ha so với năm 2012. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 3.646,6 tấn giảm 207,4 tấn so với năm 2012.

- Chăn nuôi

Bảng 3.4: Tình hình chăn nuôi của xã Trí Quả năm 2012, 2013

ĐVT : con

Loại vật nuôi Số lượng đàn nuôi

2012 2013 TĐPT (%) Trâu, bò 48 55 114,58 Lợn 7.190 7.500 104,31 Gia cầm 22.112 30.000 135,67 Tổng đàn 29.358 37.555 127.92 (Nguồn: UBND xã Trí Quả)

Năm 2013 là một năm với nhiều thuận lợi đối với ngành chăn nuôi của địa phương, tốc độ phát triển đàn tăng lên từ 29.358 con (năm 2012) lên 37.555 (năm 2013)

Có được kết quả như vậy là do UBND xã chỉ đạo ban thú y xây dựng kế hoạch về tổ chức thực hiện công tác tiêm phòng, phòng chống dịch, bệnh định kì theo mùa vụ.

Trong năm, xã đã tiêm phòng cho đàn lợn 7977 lượt con, cụ thể: đàn trâu bò 132 lượt con, đàn chó mèo 2000 lượt con, đàn gia cầm 12.000 con.

- Nuôi trồng thủy sản

Các hộ nuôi trồng thủy sản đã đầu tư, thâm canh cao, đưa các con giống có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, các mô hình nuôi trồng thủy sản phát triển tốt, hiệu quả kinh tế cao.

Tổng sản lượng cá các loại ước đạt 110,5 tấn, giá trị sản phẩm ước thu 2,1 tỷ đồng.

* Đối với ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Hoạt động Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, các hộ gia đình đã đầu tư phát triển sản xuất nhất là trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ, chế biến nông sản, thực phẩm, … Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã hoạt động tích cực thu hút một số lao động tại địa phương.

Trên địa bàn xã đã và đang phát triển làng nghề làm đậu ở thôn Trà Lâm.

* Dịch vụ - Thương mại

Hoạt động Dịch vụ - Thương mại trên địa bàn xã có chuyển biến theo hướng tích cực, cung ứng dịch vụ tăng cao, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của xã hội góp phần thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển, bảo đảm đời sống dân sinh.

3.1.2.2. Điều kiện xã hội

* Tình hình dân số và lao động

Về dân số xã Trí Quả có 5 thôn gồm thôn Trà Lâm, thôn Tư thế, thôn Văn Quan, thôn Phương Quan và thôn Xuân Quan. Tổng dân số toàn xã là 2229 hộ với 8478 nhân khẩu, trong đó nữ là 4297 người, nam là 4181 người.

Trong năm 2013 đã tạo điều kiện cho 120 lao động tại các công ty đóng trên địa bàn huyện, làm thủ tục hồ sơ cho 10 người tham gia lao động nước ngoài. UBND xã phối hợp với trung tâm dạy nghề Thuận Thành mở 5 lớp, gồm 2 lớp kỹ thuật làm đậu phụ thôn Trà Lâm, 1 lớp kỹ thuật nấu ăn, 1 lớp chăn nuôi thú y, 1 lớp may công nghiệp với 153 học viên tham gia.

* Cơ sở hạ tầng

Về giao thông liên thôn, liên xã thì cơ bản đã hoàn thành ( đặc biệt là các thôn), hệ thống mương tưới, mương tiêu được cứng hóa và củng cố, từng bước được hình thành khu vực chuyên canh.

Năm 2013, khởi công xây dựng khu nhà lớp học trường THCS xã Trí quả với tổng mức đầu tư là 14,99 tỷ đồng, trung tâm y tế và chăm sức khỏe xã Trí quả với mức tổng đầu tư trên 9,6 tỷ đồng.

* Y tế, chăm sóc sức khỏe

UBND xã chỉ đạo thực hiện các chương trình Y tế quốc gia. Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong năm đã tổ chức khám

chữa bệnh cho 5.679 lượt đối tượng, điều trị cho 878 bệnh nhân, khám sức khỏe học đường cho 3.320 lượt học sinh.

Chỉ đạo trạm y tế và các ngành chức năng tổ chức kiểm tra các cơ sở có tủ thuốc tư nhân và các cửa hàng ăn uống về VSATTP và VSMT.

* Văn hóa, giáo dục

Kết quả bình xét làng văn hóa, gia đình văn hóa chất lượng được nâng

lên. Năm 2013, trên địa bàn xã có 5 làng văn hóa và công sở văn hóa, 1.480 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, đạt 80,8% tổng số hộ gia đình trong toàn xã.

Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành nên cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được tăng cường đầu tư, đáp ứng cơ bản yêu cầu đổi mới theo hướng chuẩn hóa giáo dục. Năm học 2012 - 2013, trường Tiểu học giữ vững trường chuẩn quốc gia mức độ 2, trường mầm non đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1và trường THCS giữ vững trường tiên tiến cấp huyện.[3]

3.2. Thực trạng sản xuất của các hộ chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn xã Trí Quả bàn xã Trí Quả

3.2.1. Tình hình chung về sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xã

Bảng 3.5: Số hộ chăn nuôi trên địa bàn xã trí Quả năm 2013 Thôn Số lượng hộ Số hộ chăn nuôi Tỷ lệ (%)

Tư Thế 815 543 41,7 Trà Lâm 473 315 24,2 Phương Quan 270 180 13,82 Văn Quan 340 227 17,4 Xuân Quan 56 37 2,87 Tổng 1954 1302 100 (Nguồn: UBND xã Trí Quả)

Qua bảng 3.5 ta thấy thôn Tư Thế có số hộ chăn nuôi lớn nhất (543 hộ)

chiếm 41,7% số hộ chăn nuôi của toàn xã. Thôn Xuân Quan có số hộ chăn nuôi ít nhất chỉ 37 hộ (chiếm 2,84%). Tổng số hộ chăn nuôi là 1302 chiếm

66,63% so với tổng số hộ của 5 thôn. Điều này cho thấy, hoạt động sản xuất hầu hết các hộ trên địa bàn xã Trí Quả là chăn nuôi gia súc gia cầm.

Thời gian chăn nuôi dài giúp các hộ tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm chẳng hạn như: kỹ thuật chăm sóc, cho ăn, chọn giống, xác định được thời điểm bán thích hợp, bắt con giống về nuôi để đến khi bán được giá cao,… Việc chăn nuôi gia súc gia cầm không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, nhưng cũng đòi hỏi các hộ có những kỹ thuật nhất định để đạt hiệu quả cao. Hiện nay, hầu hết các hộ vẫn tận dụng đất vườn nhà để chăn nuôi nên gặp khó khăn trong việc mở rộng qui mô sản xuất cũng như gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng, các tổ chức chính quyền địa phương cũng cần có những chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân tiếp tục mở rộng sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)