Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 35 - 91)

5. Bố cục của khóa luận

1.2. Cơ sở thực tiễn

và các yếu tố bất lợi khác như thị trường, cạnh tranh,…

3.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Trí Quả trên địa bàn xã Trí Quả

Trong thời buổi nền kinh tế thị trường với những biến động và thay đổi không ngừng của các sản phẩm việc làm sao để tiêu thụ sản phẩm nhanh và hiệu quả nhất là việc không hề dễ dàng. Với người nông dân thì càng khó hơn khi mà tiếp cận với thị trường cũng như phân tích thị trường còn hạn chế, trong khi áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Bảng 3.12. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm của hộ Loại sản Loại sản

phẩm

ĐVT Sản lượng Lượng bán Tỷ suất (%)

Gà thịt Tạ 87,475 87,475 100

Trứng gà Quả 135464 135000 99,66

Lợn giống Con 1562 1562 100

Lợn thịt Tấn 133,6 133,6 100

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)

Theo bảng số liệu trên ta thấy các sản phẩm sản xuất ra đều được tiêu thụ với tỷ lệ rất cao, đặc biệt là các sản phẩm là lợn thì tiêu thụ hết 100% số lượng sản xuất ra. Riêng chỉ có trứng gà là không tiêu thụ hết nhưng với số lượng không đáng kể. Đây là động lực giúp hộ mạnh dạn tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất cũng như đa dạng hóa sản phẩm. Có thể nói, việc các sản phẩm sản xuất ra của hộ được tiêu thụ với tỷ lệ cao như vậy là một điều mà rất nhiều các hộ chăn nuôi, các trang trại, hợp tác xã khác trong lĩnh vực nông nghiệp mong muốn. Bởi vì tiêu thụ hết sản phẩm sản xuất ra là một vấn đề nan giải và cũng không hề đơn giản.

Với tình hình tiêu thụ thuận lợi nhưng đó chỉ là một khía cạnh, khi nhìn từ bảng 3.11 hãy so sánh phần lợi nhuận theo giai đoạn 2011 - 2013 thì có thể thấy mức lợi nhuận thu về giảm đều từ 4,288 tỷ đồng xuống 2,694 tỷ đồng giảm gần một nửa so với năm 2011 làm cho thu nhập bình quân của mỗi hộ cũng giảm xuống.

Nguyên nhân khiến lợi nhuận giảm không phải số lượng đàn nuôi giảm xuống hay chất lượng sản phẩm không tốt mà ngược lại số lượng đàn ni cịn tăng qua mỗi năm.Khi điều tra, mặc dù sản phẩm làm ra vẫn đạt chất lượng tốt nhưng khi tiêu thụ sản phẩm lại bán với giá rất thấp, trong khi các chi phí đầu vào cho thức ăn, thú y, lao động ngày càng tăng cao hơn so với năm trước. Để tìm hiểu kỹ hơn về tiêu thụ sản phẩm của hộ chăn ni gia súc gia cầm xã Trí Quả để thấy rõ hơn các vấn đề còn tồn tại trong khâu tiêu thụ hãy xem xét một số vấn đề sau.

3.3.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán các loại sản phẩm hàng hóa và việc xác định thị trường tiêu thụ là quan trọng nhất trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường sản xuất là để đem bán và trao đổi để trở thành hàng hóa khơng như thời kì trước là tự cung tự cấp. Vì thế, nếu khơng tìm được thị trường tiêu thụ các sản phẩm sẽ ứ đọng, nguồn vốn khơng được quay vịng đồng nghĩa với sản xuất sẽ bị trì trệ. Thị trường tiêu thụ được mở rộng sẽ kéo theo qui mô sản xuất của hộ được mở rộng, để đạt được hiệu quả cao nhất địi hỏi các hộ nơng dân phải đưa ra được một kế hoạch tiêu thụ hợp lí khi đó họ có thể nắm bắt được thơng tin về thị trường khi nào sản phẩm được bán nhiều với giá cao và ngược lại.

Qua quá trình điều tra ta thấy các sản phẩm của hộ được tiêu thụ chủ yếu thông qua 4 thị trường chính đó là: thị trường trong xã, thị trường trong

tỉnh, ngoài tỉnh và thị trường Trung Quốc. Mỗi một thị trường thì có những đặc điểm cũng như mức tiêu thụ khác nhau. Cụ thể :

Bảng 3.13. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm

Loại sản phẩm

Chỉ tiêu Thị trường tiêu thụ Tổng

Trong Trong tỉnh Ngoài tỉnh Trung Quốc Gà thịt SL (tạ) 18,26 41,815 27,4 0 87,475 CC (%) 20,87 47,8 31,32 0 100 Trứng gà SL (quả) 20200 87730 27070 0 135000 CC (%) 14,96 64,99 20,05 0 100 Lợn thịt SL (tấn) 0 40,297 73,566 19,737 133,6 CC (%) 0 30,16 55,06 14,77 100 Lợn giống SL (con) 284 468 810 0 1562 CC (%) 18,18 29,96 51,86 0 100

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)

Qua bảng 3.13 ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của hộ thông qua 4 thị trường với những số lượng sản phẩm được cung cấp ra từng thị trường khác nhau, cụ thể:

+ Thị trường trong tỉnh chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm về gà thịt, trứng gà của hộ chiếm đến 64,99% về sản phẩm trứng gà và 47,8% sản lượng gà thịt. Điều này chứng tỏ nhu cầu của thị trường này là rất lớn vì vậy mà trong thời gian tới cần tiếp tục mở rộng số lượng tiêu thụ ra thị trường này nhiều hơn nữa.

+ Thị trường ngồi tỉnh thì lại chủ yếu tiêu thụ sản phẩm lợn thịt và lợn giống cho hộ chiếm hơn 50% so với 3 thị trường còn lại. Qua đó có thể thấy rằng việc mở rộng phạm vi tiêu thụ ra các tỉnh lân cận như Bắc Giang, thành

phố Hà Nội và các tỉnh lân cận sẽ giúp các sản phẩm của hộ được tiêu thụ dễ dàng và nhanh hơn.

+ Thị trường Trung Quốc là thị trường tiềm năng khi họ thu mua với giá cao các sản phẩm từ lợn thịt nhưng số lượng họ mua là không nhiều chỉ 14,77% sản lượng lợn thịt. Trung Quốc là một nước đơng dân vì thế nhu cầu của họ về sản phẩm chăn nuôi là rất lớn việc khai thác thị trường này một cách ổn định sẽ giúp lợi nhuận của người dân tăng lên. Nhưng thị trường này lại là con dao 2 lưỡi, phải hết sức cẩn trọng, không nên để phụ thuộc vì những ảnh hưởng của thị trường này đối với nước ta đã để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng và rút ra những bài học xương máu.

+ Thị trường trong xã là nơi tiêu thụ các sản phẩm với số lượng ổn định cho các hộ chăn nuôi. Với số lượng 20,87% sản lượng gà thịt, 14,96% sản lượng trứng gà và 18,18% sản lượng lợn giống. Đây là một thị trường không thể bỏ qua cho các hộ vì vị trí gần cũng như mức độ ổn định bởi những khách hàng là những người quen biết của các hộ chăn nuôi.

Qua đây ta thấy được thị trường của các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm xã Trí Quả là rất đa dạng, họ có nhiều cách tiêu thụ sản phẩm của mình. Điều cần quan tâm là tiêu thụ sản phẩm với giá cả thế nào để tránh việc bị ép giá và việc tiêu thụ một cách ổn định, lâu dài cũng như với số lượng sản phẩm làm ra nhiều hơn nữa để tăng lợi nhuận cho các hộ.

3.3.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo các tháng trong năm

Cũng giống như đại đa số các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của hộ cũng không đồng đều và thiếu ổn định đối với các tháng trong năm, cụ thể:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 35 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)