Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 47 - 48)

5. Bố cục của khóa luận

3.1.2.2. Điều kiện xã hội

Trong lịch sử, nền nông nghiệp nước ta vốn đã là nền nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi chưa được chú trọng phát triển như là một ngành sản xuất độc lập, mà mới được coi là một hoạt động sản xuất phụ nhằm hỗ trợ cho ngành trồng trọt. Mục đích chính của chăn nuôi lấy thịt, trứng sữa không được người sản xuất nhắc đến mà dường như người ta chỉ hướng tới mục tiêu về cung cấp sức kéo làm đất và cung cấp phân bón cho cây trồng.

Sau ngày hồ bình và thống nhất đất nước, nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển - vị trí và vai trị của ngành chăn ni đã được nhìn nhận và đánh giá đúng với mục tiêu phấn đấu đưa chăn ni thành một ngành sản xuất chính trong nơng nghiệp. Nhờ đó, ngành chăn ni ở nước ta

đã có bước chuyển biến tích cực so với năm 1975 giá trị sản xuất ngành chăn ni (tính theo giá cố định năm 1994) năm 2000 tăng gấp 3,93 lần trong khi đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 3,08 lần. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 14,62% năm 1975 lên 19,7% năm 2000.[9]

Điều đáng ghi nhận là, trước đây chăn ni trâu bị chủ yếu đề cầy kéo, thì đến nay đang chuyển mạnh sang mục tiêu là chăn nuôi lấy thịt, sữa, theo mơ hình chăn ni theo phương thức công nghiệp đã phát triển mạnh. Chăn nuôi gia súc, gia cầm những tháng cuối năm mặc dù có thuận lợi về thị trường tiêu thụ do giá bán các sản phẩm có xu hướng tăng nhưng nhìn chung tình hình chăn ni chưa thật ổn định. Đàn trâu cả nước năm 2013 có 2,6 triệu con, giảm 2,6% so với năm 2012; đàn bị có 5,2 triệu con, giảm 0,7%, riêng ni bị sữa vẫn phát triển, tổng đàn bò sữa năm 2013 của cả nước đạt 186,3 nghìn con, tăng 11,6%; đàn lợn có 26,3 triệu con, giảm 0,9%; đàn gia cầm có 314,7 triệu con, tăng 2,04%, trong đó đàn gà 231,8 triệu con, tăng 3,6%. Sản lượng thịt hơi các loại năm 2013 ước tính đạt 4,3 triệu tấn, tăng 1,5% so với năm trước, trong đó sản lượng thịt trâu giảm 3,5%; sản lượng thịt bò giảm 2,9%; sản lượng thịt lợn tăng 1,8%; sản lượng thịt gia cầm tăng 2,4%.[10] Nhìn chung đàn vật ni khơng chỉ phát triển về số lượng mà đã có sự biến đổi tích cực trong việc đưa các giống mới có năng suất chất lượng cao, sản xuất theo phương thức thâm canh, xố bỏ dần phương thức chăn ni tự nhiên theo kiểu tận dụng. Ngành sản xuất và chế biến thức ăn gia súc đã ra đời và phát triển, nhiều cơ sở chế biến thức ăn tổng hợp theo phương thức công nghiệp đã phát triển góp phần thúc đẩy phương thức chăn nuôi công nghiệp mạnh trong những năm gần đây. Một số sản phẩm chăn nuôi trong nước đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chiến lược có giá trị kinh tế cao như xuất khẩu lợn sữa, lợn thịt.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

+ Khóa luận nghiên cứu các vấn đề về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Trí Quả.

+ Đối tượng trực tiếp là các chủ hộ chăn nuôi gia cầm gia súc.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

* Về không gian : đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Trí

Quả - huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh.

* Về thời gian :

- Thời gian thực hiện khóa luận : từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2014. - Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2011- 2013.

- Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2013.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Trí Quả huyện Thuận Thành.

- Tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất của các hộ chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn xã Trí Quả.

- Tìm hiểu thực trạng tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã.

- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm tại địa bàn nghiên cứu.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

2.3. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu cũng như đáp ứng được nội dung nghiên cứu thì cần trả lời các câu hỏi sau :

- Cách thức tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất của các hộ chăn nuôi gia súc gia cầm xã Trí Quả như thế nào?

- Thực trạng các hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở các hộ chăn nuôi ra làm sao?

- Những tồn tại và hạn chế trong khâu tiêu thụ sản phẩm của hộ là gì? - Làm cách nào để giải quyết được bài tốn tiêu thụ cho các hộ chăn ni, đó là: vừa bán được nhiều lại vừa bán được với giá cao nhất, tìm được thị trường tiêu thu ổn định và lâu dài?

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra tơi đã lựa chọn địa bàn xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh làm địa điểm nghiên cứu.

Chọn mẫu điều tra: Để đạt mục tiêu của đề tài, tôi tiến hành lựa chọn và điều tra 60 hộ chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn xã.

Việc lựa chọn được thực hiện hoàn toàn ngẫu nhiên dưới sự giới thiệu của người dân địa phương và cán bộ chính quyền địa phương.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu từ các thơng tin cơng bố chính thức của các cơ quan Nhà nước, các nghiên cứu cá nhân, tổ chức về tình hình sản xuất nơng nghiệp và tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước.

Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài, được cơng bố chính thức ở các cấp, các

ngành. Thông tin số liệu chủ yếu là các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Thu thập số liệu thứ cấp, thông qua hệ thống sổ sách, chứng từ, báo cáo đã được công bố. Nhằm làm sáng tỏ cơ sở lí luận, thực tiễn và thực trạng về phát triển chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)