Thực trạng các nguồn lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 49)

5. Bố cục của khóa luận

3.2.2.1.Thực trạng các nguồn lực

* Nguồn nhân lực

Nhân lực là một yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng lớn đến kết quả

SXKD của các hộ. Nó quyết định đến việc lựa chọn phương thức, hướng đi cũng như hiệu quả trong quá trình SXKD.

Bảng 3.6: Một số thông tin về chủ hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Trí Quả

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)

Chỉ tiêu Số lượng (người) Cơ cấu (%)

Tuổi Dưới 35 tuổi 6 10 35 - 55 tuổi 52 86,67 Trên 55 tuổi 2 3,33 Trình độ THCS 40 66,67 Phổ thông 20 33,33 Giới tính Nam 51 85 Nữ 9 15

Qua bảng trên ta thấy được chủ hộ chủ yếu là nam chỉ có 9 hộ là nữ chiếm 15%. Độ tuổi của các chủ hộ phần lớn từ 35 đến 55 tuổi (chiếm 86,67%) đây là độ tuổi đã có nhiều kinh nghiệm thực tế trong sản xuất và chăn nuôi. Cũng giống như tình hình chung ở phần lớn các vùng nông thôn khác, lao động ở đây chủ yếu xuất thân là nông dân và chưa qua đào tạo. Mặc dù vậy, kiến thức và kinh nghiệm của người nông dân là rất hữu ích và cần thiết nhưng cũng cần sự hỗ trợ, tạo diều kiện của các cơ quan chức năng, mở các lớp tập huấn về chăn nuôi để người nông dân có thể tự tin và chủ động hơn trong sản xuất.

Việc sử dụng nguồn lao động cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả chăn nuôi của hộ.

Bảng 3.7: Tình hình sử dụng lao động của hộ Chỉ tiêu Số lượng (LĐ) BQ / hộ (LĐ) Cơ cấu (%) Lao động gia đình 171 2,85 94,48

Lao động thuê ngoài 10 0,17 5,52

Tổng 181 3,02 100

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)

Qua bảng 3.7 ta thấy: lao động của hộ phần lớn vẫn là nguồn lao động sẵn có từ gia đình (chiếm 94,48%) trong khi lao động thuê ngoài chỉ chiếm 5,52%.

Các lao động được các chủ hộ thuê chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo chính qui bởi các công việc chân tay ít đòi hỏi vào kỹthuật và trình độ. Chi phí thuê lao động từ 2 - 3 triệu đồng mỗi tháng đã tạo việc làm cho một số lao động.

* Diện tích chuồng trại

Nhìn chung, diện tích chuồng trại chăn nuôi của hộ vẫn còn rất khiêm tốn. Tổng diện tích chăn nuôi của 60 hộ là 14120 m2 trung bình mỗi hộ có diện tích chăn nuôi là 235,33 m2

.

Bảng 3.8: Diện tích chuồng trại chăn nuôi của hộ

Diện tích Số hộ Tỷ lệ (%) Dưới 200 m2 19 31,67 200 m2 – 300 m2 33 55 Trên 300 m2 8 13,33 Tổng số 60 100 % (Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)

Qua bảng 3.8 ta thấy được diện tích chuồng trại chăn nuôi chủ yếu từ 200 - 300 m2 chiếm 55% . Vì chưa quy hoạch được các vùng chăn nuôi tập trung nên hầu hết tất cả các hộ đều tận dụng quĩ đất vườn của gia đình để chăn nuôi. Do vậy nên cũng dễ hiểu khi mà diện tích chăn nuôi vẫn ở qui mô tương đối nhỏ. Không những vậy, việc chưa qui hoạch được các vùng chăn nuôi tập trung cũng gây ra cho người nông dân những khó khăn như: khó mở rộng được quy mô, gây ô nhiễm môi trường, …

* Nguồn vốn

Nguồn vốn cũng là một nguồn lực quan trọng quyết định đến quy mô cũng như khả năng mở rộng đàn gia súc, gia cầm của hộ.

Bảng 3.9: Tình hình huy động và sử dụng vốn của hộ diều tra Loại vốn Số lượng (tỷ đồng) Bình quân / hộ (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Vốn chủ sở hữu 2,4 0,04 93,57 Vốn vay 0,165 0,00275 6,43 Tổng 2,565 0,04275 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014)

Nguồn vốn chủ sở hữu của các hộ diều tra chiếm đến 93,57%, điều này chứng tỏ các hộ đã chăn nuôi từ lâu nên đã tích lũy được một lượng vốn lớn. Một số hộ có qui mô chăn nuôi lớn thì nhu cầu về vay vốn để mở rộng chăn nuôi ước tính vay bình quân là 2,75 triệu đồng mỗi năm.

Nguồn vốn vay chủ yếu của các hộ đó là các ngân hàng trên địa bàn: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng công thương với thời hạn thường là 6 tháng theo chu kì chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 49)