Trích dẫn gián tiếp là diễn đạt lại ý của một ai đó đã nói bằng chính lời của người viết và không dùng dấu ngoặc. Hay nói cách khác người viết hoàn toàn diễn đạt lại ý chính của người đã phát ngôn nhưng dùng câu chữ của người có vai trò thông báo lại ý của người nói.
Ví dụ:
Straus- Kahn said the IMF was trying to help the Greeks Dominique Strauss
– Kahn, managing director of the International MonetaryFund, said that the Greeks should not fear the IMF.
Strauss – Kahn cho biết IMF (quỹ tiền tệ quốc tế) đang cố gắng giúp đỡ những người Hy Lạp. Dominique Strauss – Kahn, giám đốc điều hành quốc tế. Quỹ tiền tệ quốc tế nói rằng người Hy Lạp không cần phải lo sợ IMF.
“IMF chief Strauss - Kahn tried to ease fears Greece” BBC- 02/8/2010
Ví dụ: Aggreko raises profits forecast
Power company, Aggreko, has lifted its full- year profit forecast after a further boost from major events.
The Glassgow firm rents generators to provide temporary power and cooling systems for events like the World Cup and the Vancouver Winter Olympics.
The company said it now expected full- year pretax profits in 2010 would be about £300m.
Aggreko also said revenues rose 30% in the three months to the end of September.
Aggreko tăng dự báolợi nhuận
Công ty năng lượng Aggreko đã nâng dự báo lợi nhuận cả năm của mình sau các sự kiện lớn.
Công ty Glasgow thuê máy phát điện để cung cấp điện tạm thời và các hệ thống làm mát cho World Cup và thế vận hội mùa đông Vancouver.
Công ty cho biết hiện nay dự kiến cả năm lợi nhuận trước thuế trong năm 2010 sẽ vào khoảng 300 triệu bảng.
Aggreko cũng cho biết doanh thu tăng 30% trong ba tháng tính đến cuối tháng chín.
BBC- 13: 42 GMT 28/10/2010. Trong bản tin trên người truyền tin dùng đa số lời trích dẫn gián tiếp với động từ là “said” - “nói”.
Mặc dù có những phương thức trích dẫn khác nhau như trên, song thực tế mức độ cũng như hiệu quả của từng loại trích dẫn được sử dụng trong các bản tin không giống nhau. Theo con số thống kê cho thấy trích dẫn trực tiếp được sử dụng phổ biến nhất vì nó giúp bản tin có tính trung thực cao và thuyết phục hơn. Trích dẫn gián tiếp và trích dẫn một phần chiếm tỷ lệ không cao bởi nó làm giảm giá trị chân thực của nguồn thông tin, song nó lại có giá trị đáng kể khi thể hiện quan điểm, cách nhìn, cách đánh giá của người viết tin thông qua yếu tố được trích dẫn và phương thức được trích dẫn. Các con số trong bảng dưới đây sẽ cho ta thấy rõ điều này:
Loại Số lƣợng/340 bản tin Tỷ lệ %
Direct Quotation 211 trường hợp 62,06% Indirec Quotation 85 trường hợp 25,00% Partial Quotation 44 trường hợp 12,94%
2.2.3. Tiêu đề
Tiêu đề mà chúng tôi nói tới ở đây là tiêu đề thuộc thể loại tin tiếng Anh trên một số trang Web. Trong mỗi tác phẩm báo chí, tuy không rạch ròi song có thể nhận diện hai dạng: ngôn ngữ tác giả (ngôn ngữ của người viết, chủ thể sáng tạo tác phẩm với cái “tôi”) và ngôn ngữ nhân vật (ngôn ngữ của những nhân vật trực tiếp/ngôn ngữ của những nhân vật không trực tiếp). Tiêu đề luôn luôn là ngôn ngữ của tác giả, mang đậm tính chủ quan và thể hiện rõ vị trí của “cái tôi cá nhân” đối với nội dung được đề cập. Tiêu đề là thông điệp đầu tiên về sự kiện và thái độ, quan điểm về sự kiện mà người viết muốn gửi tới người đọc, nó bao hàm nhiều ý nghĩa và mục đích nói.
Mỗi bản tin đều có một tiêu đề, tiêu đề là hình ảnh đặc trưng cho bản tin và cũng là đặc trưng của sự kiện, hiện thực xã hội được phản ánh theo góc nhìn của nhà báo. Có thể nói, tiêu đề thể hiện rất rõ trình độ học thuật, trình độ tiếp cận của nhà báo đối với hiện thực mà người truyền tin muốn phản ánh với bạn đọc.
Hoàn cảnh giao tiếp xã hội mà tiêu đề xuất hiện thể hiện ở những lĩnh vực đời sống xã hội mà nó đề cập tới. Mỗi lĩnh vực nó đề cập tới lại quy định những yếu tố quan yếu được sử dụng, kết hợp để gây dựng hình ảnh của sự kiện sao cho phù hợp với những giá trị văn hóa, chuẩn mực học thuật, đời sống phổ biến, thông thường… Ngữ cảnh giao tiếp của tiêu đề là ngữ cảnh giao tiếp của sự kiện, sự tình mà nó phản ánh trong hiện thực. Ngôn ngữ của tiêu đề là ngôn ngữ của sự kiện trong bối cảnh xã hội và giao tiếp của nó trong hiện thực.
Với tư cách là một loại hình truyền thông đại chúng đang có xu hướng phát triển mạnh cùng với sự bùng bổ trên Internet, bản tin luôn giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong trang Web, trong đó tiêu đề là yếu tố quan trọng giúp độc giả quyết
trang chủ. Bên cạnh chức năng giới thiệu các thông tin quan trọng, cần được quan tâm, trang chủ còn thực hiện gần như chức năng của mục lục của một quyền sách, chỉ ghi tiêu đề của những bài viết có thể được xếp theo chuyên mục, hoặc xếp theo trình tự thời gian xuất hiện trên báo. Do vậy, độc giả luôn phải “lướt mắt” để lựa chọn tin quan tâm khi quyết định chọn đọc.
Tít (title) là tiêu đề, đầu đề, nhan đề… của bài báo, là một trong những bộ phận chính của bài báo. Tít thường được coi là đại diện của toàn bộ nội dung bài báo, phản ánh cái cốt quan trọng nhất của bài viết. Song về một phương diện nào đó, tít tồn tại tương đối độc lập, thậm chí có thể hình dung nội dung bài báo và tít là hai bộ phận song song. Theo nhà báo nổi tiếng Loic Hervouet (Pháp) thì “tít hấp dẫn làm cho ngay cả độc giả lười nhất cũng cảm thấy không cưỡng lại nổi… Số phận của bài báo phụ thuộc rất nhiều vào tít”. Điều này hoàn toàn đúng, nhất là đối với báo điện tử. Tít là điểm cuốn hút mắt người đọc, níu giữ và mời đọc, xui khiến người ta đọc bài báo. Và chỉ khi bài báo được đọc thì chức năng thông tin - chức năng cơ bản của báo chí mới được thực hiện.
2.2.3.1. Vai trò và chức năng của tiêu đề