MÔ HÌNH CẤU TRÚC THÔNG TIN CỦA VĂN BẢN TIN

Một phần của tài liệu luận văn: khảo sát đặc trưng các diễn ngôn tin trên một số trang web tiếng anh năm 2010 (Trang 87)

- Tiêu đề là câu nghi vấn: mặc dù tồn tại dưới dạng câu hỏi, song ngườ

MÔ HÌNH CẤU TRÚC THÔNG TIN CỦA VĂN BẢN TIN

CỦA VĂN BẢN TIN

Trong nghiên cứu ở cấp độ diễn ngôn, câu luôn được lấy làm đơn vị nghiên cứu nhỏ nhất. Có nhiều cách phân tích câu với các xuất phát điểm khác nhau. Bên cạnh phương thức tương đối phổ biến phân tích câu theo cấu trúc với các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ..., cũng có không ít nhà nghiên cứu tập trung phân đoạn câu theo nội dung thông báo thành phần nêu/báo, phần đề/thuyết. Theo Trần Ngọc Thêm, phần nêu là cái mà người đọc đã biết hoặc giả định đã biết, và phần báo là cái mới, cái người đọc chưa biết hoặc đều được đoán định là chưa biết. Ông cho rằng cấu trúc của mọi câu đều được chia làm hai phần. Một phần là đối tượng được nêu ra để thông báo, đóng vai trò trung tâm tổ chức (trung tâm ngữ pháp) của câu, gọi là chủ đề (T-theme), còn phần kia là thông báo về chủ đề, đóng vai trò trung tâm về thông tin (trung tâm ngữ nghĩa) của câu, gọi là thuật đề (R-Reme) thường đứng phía sau. Khái quát từ sự phân đoạn thông báo như vậy tạo ra sự phân đoạn nội dung theo trật tự T - R. Cách phân đoạn thông tin này cũng được Moskalskaija sử dụng một cách khá triệt để khi phân tích cấu trúc của một đơn vị gọi là Chỉnh thể cú pháp phức hợp, một đơn vị tối thiểu mang chủ đề độc lập của văn bản.

Với đối tượng khảo sát là các văn bản tin và hạt nhân cơ bản của tin là thông tin, chúng tôi sử dụng cách phân loại trên của Trần Ngọc Thêm.

Như vậy mọi câu trong văn bản tin có sự phân đoạn thông tin theo trật tự thông tin chủ đề - thuật đề. Và giữa các câu trong văn bản bao giờ cũng được xây dựng trên những mối quan hệ liên kết nhất định để thể hiện một chủ đề của văn bản.

Theo Trần Ngọc Thêm, chủ đề của văn bản không được tạo nên từ tổng số nghĩa của câu, cũng giống như nghĩa của một câu không phải là phép cộng nghĩa

của các từ trong đó. “Muốn hiểu một câu phải ngoài việc chủ yếu và cần thiết phải hiểu nghĩa của từng từ, còn phải hiểu và biết những phương thức ngữ pháp, những mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ tạo nên câu. Những mối quan hệ này tạo nên ngữ nghĩa cú pháp của câu”. Cũng như vậy, chủ đề chung của văn bản bao giờ cũng là sự hợp nhất của các chủ đề con trong đó.

Theo Moskalskaija, một văn bản có thể được cấu tạo từ hai hoặc nhiều đơn vị mang chủ đề con nhỏ nhất là chỉnh thể cú pháp phức hợp. Nhưng cũng có trường hợp một văn bản chỉ tương ứng với một chỉnh thể cú pháp phức hợp, tức là chủ đề của nó không thể chia nhỏ được nữa. Có thể nói không ít văn bản tin có dung lượng ngắn gọn. Chủ đề của chúng được thu nhận thông qua nội dung của các câu cấu thành. Các câu trong văn bản tin không có đề tài riêng biệt mà nội dung của nó chỉ là để phục vụ thể hiện chủ đề chung của văn bản tin. Thể thống nhất trên câu là một văn bản tối thiểu với chủ đề nhỏ nhất không thể chia nhỏ được nữa. Các câu trong văn bản tin gắn liền với nhau không chỉ bằng sự thống nhất về đề tài mà còn bằng những dấu hiệu chỉ ra rằng chúng là một bộ phận của một chỉnh thể. Đối với một số văn bản tin có dung lượng lớn, mỗi đoạn được xem là một thể thống nhất trên câu. Và chủ đề chung của văn bản được cấu thành từ chủ đề của các thể thống nhất trên câu bộ phận. Do đó các câu không trực tiếp tạo nên chủ đề chung của cả văn bản.

Tuy nhiên giá trị của các câu trong một văn bản tin là không như nhau. Thường là có một hoặc nhiều câu giữ vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề. Đây là câu nòng cốt, được gọi là câu chủ đề.

3.1. VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA CÂU CHỦ ĐỀ 3.1.1. Vai trò của câu chủ đề 3.1.1. Vai trò của câu chủ đề

Sự thống nhất về chủ đề là nhân tố không thể thiếu trong mỗi văn bản. Nhưng tùy từng nội dung văn bản việc thể hiện chủ đề được thực hiện theo những cách khác nhau. Có dạng văn bản, chủ đề được thể hiện thông qua hệ thống hình tượng.Có dạng văn bản chủ đề được tập trung vào những câu nhất định. Ở văn bản tin, do dung lượng nhỏ nên chủ đề thường được thể hiện tập trung ở một câu thường được gọi là câu chủ đề.

Chủ đề được xem như là hạt nhân của văn bản tin, có nội dung cô đúc và khái quát nhất của văn bản tin. Câu chủ đề thâu tóm nội dung chung nhất của văn bản, có tác dụng phụ trợ làm rõ chủ đề chung của văn bản tin. Câu chủ đề là câu quan trọng nhất trong văn bản tin. Nó chỉ ra một cách vắn tắt những vấn đề khái quát cần được bàn tới hay là nội dung chính của văn bản tin. Ngoài ra trong văn bản tin câu chủ đề còn có vai trò đặc biệt đối với cả người viết lẫn người đọc. Khác với các văn bản khác, ở đây câu chủ đề có khả năng thay mặt toàn văn bản về nội dung. Vì văn bản tin thường ngắn nên người viết bao giờ cũng chú trọng vào viết câu chủ đề. Nhờ nó, người viết có thể chủ động dự kiến được những thông tin cần hay không cần đưa vào văn bản của mình để bài viết ngắn gọn súc tích nhất và làm sao để câu chủ đề bao quát được nội dung của văn bản. Còn người đọc, khi tiếp cận một văn bản bao giờ cũng chú trọng tìm câu chủ đề để nhanh chóng tiếp cận được thông tin cần thiết nhất. Nhờ đó người đọc có thể đự đoán được hướng phát triển và nội dung của văn bản để có định hướng tiếp thu thích hợp.

Vai trò của câu chủ đề còn thể hiện ở khả năng liên kết. “Nó có thể làm cho một chuỗi câu không liên quan gì với nhau trở thành một bộ phận của văn bản bằng cách thêm một câu thứ n+1 cho nó. Khi đó, lập tức cả chuỗi câu hỗn độn kia bỗng nhiên cựa quậy và trở nên một bộ phận hợp pháp của văn bản” (Diệp Quang Ban). Câu chủ đề có vai trò giới thiệu đối tượng nội dung thông tin quan trọng, cơ bản nhất mà văn bản tin đề cập đến. Đồng thời câu chủ đề còn đề ra giới hạn nội dung thông tin trong một phương diện, lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên ngoài những vai trò trên của câu chủ đề, tùy thuộc vào vị trí của nó trong văn bản tin câu chủ đề còn có những vai trò khác nữa.

3.1.2. Vị trí của câu chủ đề

Theo khảo sát của chúng tôi câu chủ đề có những vị trí sau:

Một phần của tài liệu luận văn: khảo sát đặc trưng các diễn ngôn tin trên một số trang web tiếng anh năm 2010 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)