Kết hợp các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu Dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ Tiếng Việt 4 Tập 1 (Trang 47)

Việc giáo dục HS phải vận dụng tổng hợp nhiều hoạt động, ngoài các hoạt động giáo dục trong giờ học còn cần đến những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như giờ sinh hoạt tập thể, chào cờ, sinh hoạt chung của nhà trường, dã ngoại, tham quan…

Trong môn Tiếng Việt nói chung, việc phối kết hợp hoạt động ngoài giờ nhằm bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. Cũng như các phân môn khác của Tiếng Việt, một trong những nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu là bồi dưỡng ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt văn hoá. Để thực hiện nhiệm vụ này, không chỉ bó gọn trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp mà còn cả trong việc học tập của các môn học khác với các hoạt động trong và ngoài nhà trường.

Cùng với các phân môn của môn Tiếng Việt (như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Kể chuyện), các bộ môn, hoạt động khác cũng giúp học sinh rất nhiều trong việc mở rộng vốn từ, cách dùng từ để đặt câu khác nhau, từ phải gắn với câu, sắp xếp từ, ý cho đúng văn cảnh cụ thể.

VD: Với BT2, phần Luyện tập bài Cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài (tuần 8), sau khi cho HS tự làm bài, GV cho HS chữa bài và công bố

đáp án để HS đối chiếu. GV có thể tổ chức các hoạt động tiếp nối phần bài học này trong một giờ Hoạt động tập thể với nội dung “Ai hiểu biết rộng?”. Hoạt động này có thể tổ chức dưới dạng trò chơi theo mô hình “Hái hoa dân chủ”. Trên bông hoa là một tên riêng nước ngoài hoặc tên riêng Việt Nam, bạn nào được hái hoa sẽ đọc tên riêng mình vừa “hái được” đồng thời nói những hiểu biết của mình về tên riêng đó.

Bài học này có thể tích hợp với môn Địa lý, yêu cầu học sinh viết tên nước, tên Thủ đô, tên danh nhân, tên địa danh… của một số quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn: Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ là ông Gioóc-giơ Oa-sinh- tơn, con sông nổi tiếng của châu Mỹ là sông Mít-xi-xi-pi, tháp đồng hồ nổi tiếng nhất thế giới là Tháp Bích-ben…

Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như các giờ chơi, chào cờ, các cuộc toạ đàm trao đổi, dã ngoại… học sinh sẽ tích luỹ được vốn từ cho mình.

VD: Qua một buổi tọa đàm có thể tổ chức ở quy mô một lớp học hoặc cả khối 4,5, GV trong trường có thể cho học sinh tổ chức cho học sinh tìm hiểu về kiến thức, hiểu biết nước ngoài thông qua hoạt động tìm tên thủ đô của các nước trên thế giới. Bằng các hình thức như thi tìm hiểu, trò chơi trí tuệ, trò chơi vận động v.v… Nhờ đó các em có thêm những hiểu biết không những về kiến thức nước ngoài mà còn có thêm những hiểu biết về đất nước và con

người các nước trên thế giới. Từ đó, bồi đắp thêm cho các em những tình cảm, những ước mơ mới mẻ, giàu tính nhân văn.

Hay thông qua một buổi tham quan ở Bảo tàng Hồ Chí Minh, giáo viên có thể đề cập đến tên một số tên riêng có gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác như con tàu La-tu-sơ Tê-vi-lê, luật sư Lô-dơ-bai,…

Việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng rất lớn đến việc

Một phần của tài liệu Dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ Tiếng Việt 4 Tập 1 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)