Sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy

Một phần của tài liệu Dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ Tiếng Việt 4 Tập 1 (Trang 49 - 54)

viết thành câu, biết quý biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Đối với phân môn Chính tả, để học sinh viết đúng, đẹp thì bản thân giáo viên cũng là một tấm gương cho các em học tập, giáo viên là người viết đúng, viết đẹp và phát âm đúng. Ngoài việc sưu tầm các bài thơ hay, các bài tập chính tả so sánh, phân biệt, điền vào chỗ trống… để các em làm, viết trong giờ chính tả buổi chiều, GV có thể mở rộng thêm các hoạt động giáo dục ngoài giờ học như: kể các gương ham học đời xưa, đời nay, lúc đầu họ cũng viết chữ xấu nhưng nhờ kiên trì mà chữ viết trở nên đẹp: Ông Cao Bá Quát, ông Mạc Đĩnh Chi, thầy Nguyễn Ngọc Ký… để các em phấn đấu noi theo. Với cách dạy học kiến thức đi kèm với thực tế trải nghiệm và học tập các tấm gương sáng như vậy, người học sẽ có ý thức và tiếp thu môn học một cách hiệu quả hơn là lời thuyết giảng đơn thuần của người GV trong các giờ học chính khóa.

2.2.4. Sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy dạy

Khi sử dụng sách giáo viên, các thày cô giáo chỉ coi đó là tài liệu tham khảo. Cách tổ chức giờ học được giới thiệu trong sách giáo viên chỉ là một phương án, một sự gợi ý, không phải là phương án duy nhất dùng hiệu quả cho tất cả các đối tượng. Giáo viên phải tuỳ trình độ thực tế của học sinh mà

lựa chọn cách tổ chức dạy học tốt nhất. Các hình thức thực hiện bài tập và đồ dùng học tập cũng cần được sử dụng linh hoạt cho phù hợp với nhiệm vụ học tập và tình hình thực tế.

Trong một tiết học, không nên chỉ tổ chức các hoạt động cá nhân, cũng không cần thiết phải chuyển tất cả các nhiệm vụ học tập thành hoạt động tập thể. Khi thực hiện các bài tập đơn giản, không cần thảo luận cũng có thể tìm thấy kết quả đúng, thì làm việc cá nhân là hình thức hoạt động thích hợp nhất và tiết kiệm thời gian nhất. Học sinh sẽ được hoạt động trong nhóm khi phải thực hiện các bài tập khó, cần huy động trí tuệ tập thể. Nên cho học sinh rèn luyện các kĩ năng lời nói trong hoạt động nhóm, vì chỉ như vậy tất cả các em mới được thực hành, giờ học sẽ sinh động, và GV có điều kiện để đánh giá kiến thức và kĩ năng của từng HS.

Trong khi dạy người GV không thuyết giảng mà phải gợi mở, tạo điều kiện cho HS phát huy độc lập suy nghĩ, làm việc để tự mình học được cách nghĩ, cách cảm, cách nói, cách viết.

Có hai cách để phân loại các hình thức tổ chức dạy học, căn cứ vào sự chỉ đạo của GV đối với toàn lớp hay với nhóm và căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học.

Nếu căn cứ vào sự chỉ đạo của GV đối với toàn lớp hay với nhóm HS trong lớp có: hình thức tổ chức dạy học toàn lớp, theo nhóm và cá nhân.

Trong các giờ học Luyện từ và câu, người GV có thể tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học trong một tiết dạy như: làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, đàm thoại gây hứng thú cho học sinh tránh nhàm chán đơn điệu.

VD: Khi dạy bài: Mở rộng vốn từ ''Ước mơ'' BT2: Học sinh thảo luận nhóm đôi

Tìm thêm những từ cùng nghĩa với ''ước mơ'' - 1 em tìm từ bắt đầu từ tiếng ''ước''

- 1 em tìm từ bắt đầu từ tiếng ''mơ''

Trong hoạt động nhóm này, nhiệm vụ được chia đều cho 2 HS. Động cơ học tập của mỗi cá nhân tạo nên động cơ của nhóm, thúc đẩy HS tương tác, tích cực hoạt động để chiếm lĩnh tri thức. Trao đổi nhóm đôi thường diễn ra với 2 HS ngồi gần nhau. Những vấn đề cần đưa ra để hoạt động nhóm đôi thường đơn giản. Qua hoạt động nhóm, các em phối hợp cùng nhau, tích cực hoạt động để đạt được yêu cầu chung mà GV đề ra. Cụ thể ở bài này, HS có thể tiếp cận được 2 cách tìm từ cùng nghĩa với “ước mơ”, một là bắt đầu bằng từ “ước”, một là bắt đầu bằng từ “mơ”. Từ đó vốn từ về ước mơ của các em được mở rộng, trở nên phong phú.

BT3: Nêu yêu cầu ghép thêm vào sau từ “ước mơ”những từ ngữ thể hiện sự đánh giá về những ước mơ cụ thể.

GV gợi ý: ghép thêm vào sau từ “ước mơ”những từ ngữ đã cho trong ngoặc đơn, sau đó xếp cụm từ đã ghép được vào ý thích hợp.Với yêu cầu này, GV sẽ tổ chức HS làm BT theo nhóm 4 (trên bảng nhóm hoặc giấy khổ to). GV hướng dẫn chữa bài: 2 - 3 nhóm làm nhanh gắn bảng chữa bài, đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.

Đáp án:

- Đánh giá cao: ước mơ cao đẹp, ước mơ chính đáng, ước mơ cao cả,

ước mơ lớn.

- Đánh giá không cao: ước mơ bình thường, ước mơ nho nhỏ

Với hình thức dạy học này, GV lấy HS làm trung tâm, hướng dẫn mẫu một lần, phần thực hiện do các em cùng nhau trao đổi và tự làm. GV có thể đến từng nhóm hướng dẫn một cách chi tiết và sát sao hơn.

Như vậy, qua VD về 2 hình thức dạy học theo nhóm (nhóm 2, nhóm 4), chúng ta thấy nhu cầu giao tiếp ở trẻ rất lớn, nếu để cho các em được chủ động trao đổi một cách có định hướng để tìm kiếm kiến thức mới thì sẽ được cuốn mình vào giờ học. Thảo luận ở đây không có gì là lớn lao, nhưng góp phần rèn luyện cho các em sự mạnh dạn trình bày ý kiến, tự tin hơn. Với cách học này thì phần lớn thời gian của một tiết học là do các em tự làm chủ mà không phải ngồi nghe cô đọc chép như trước kia.

BT4: Nêu VD minh họa về 1 loại ước mơ nói trên.

GV gợi ý để HS giải thích hoặc giáo viên trực tiếp giải thích ý nghĩa của từng loại ước mơ, nêu 1 VD minh họa.

Bài này HS làm việc cá nhân. Có HS sẽ chỉ đủ thời gian nghĩ ra 1 VD, nhưng HS khá-giỏi có thể nghĩ dược 2-3 VD. Sau 2 phút, HS trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét.

Ở bài này, GV lựa chọn hình thức tổ chức dạy học cá nhân để mỗi HS độc lập thực hiện những nhiệm vụ học tập của mình theo nhịp độ riêng để đạt đến mục tiêu dạy học chung.

Trong các giờ học chính tả, việc tổ chức dạy học cho tiết dạy cũng rất cần thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học, có nhiều hình thức: Học toàn lớp, học cá nhân, học nhóm.

Học cá nhân: Học sinh tự làm việc, giải quyết các nhiệm vụ mà giáo viên

Học nhóm: Học sinh làm việc theo nhóm, cùng giải quyết một vấn đề,

bạn khá giỏi giúp đỡ, hướng dẫn bạn yếu trong trường hợp HS cùng làm bài tập, cùng sửa lỗi chính tả.

Học toàn lớp khi thực hiện ở việc cùng sửa bài tập, cùng phát hiện các từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dễ lẫn lộn khi viết.

Học sinh học ở nhà những nội dung như: luyện viết các từ khó, sửa lại các lỗi sai, chuẩn bị bài mới.

Tóm lại, nếu người GV biết vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học sẽ làm cho lớp học sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh, hơn nữa còn tạo điều kiện cho các em được trao đổi, học tập lẫn nhau, thể hiện tính độc lập và chủ động trong việc tìm kiếm tri thức mới.

Ngoài ra, với cách thứ hai, nếu căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học, có: hình thức dạy học trên lớp và hình thức dạy học ngoài lớp.

Hình thức dạy học trên lớp là hình thức tổ chức dạy học mà thời gian học

tập được quy định một cách xác định và ở một địa điểm riêng biệt, GV chỉ đạo hoạt động nhận thức cả lớp đồng thời chú ý đến những đặc điểm của từng HS. HS nắm bài một cách trực tiếp tại lớp như các VD về hình thức dạy học diễn ra ở trên.

Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp là hình thức tổ chức dạy học linh

hoạt, cho phép kiến tạo các môi trường học tập đa dạng, kích thích được hứng thú học tập của HS.

VD: Khi học đến chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” (Tiếng Việt 4, tập 1), GV có thể tổ chức cho HS một số hoạt động liên quan đến những kiến thức mà các em đã học trong chủ điểm như cách viết tên riêng nước ngoài, các tác phẩm văn học nước ngoài, các tác giả văn học nước ngoài nổi tiếng viết cho thiếu nhi… bằng cách tổ chức các buổi văn nghệ dưới sân trường

chào mừng ngày Quốc tế Lao động 1 - 5, cho HS xuống thư viện đọc truyện theo chủ đề liên quan đến các tác phẩm thiếu nhi của văn học nước ngoài, cho HS đi tham quan bảo tàng Văn học, thăm các đại sứ quán, vẽ tranh chủ đề “Ước mơ của em”…

Tất cả các hình thức dạy học trên có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi hình thức dạy học có chức năng và vai trò nhất định trong nhà trường phổ thông, tuy nhiên hình thức tổ chức dạy học trên lớp là hình thức dạy học cơ bản.

Một phần của tài liệu Dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ Tiếng Việt 4 Tập 1 (Trang 49 - 54)