trình môn Tiếng Việt lớp 4, tập 1
Tính phù hợp lứa tuổi, trình độ nhận thức của đối tượng tiếp nhận luôn là tiêu chí tối cao cho việc lựa chọn tác phẩm để đưa vào chương trình dạy và học. Hiệu quả giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, bước đầu nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS Tiểu học phụ thuộc vào yếu tố này. Dạy văn ở Tiểu học là dạy theo chủ điểm. Bởi thế, các nhà biên soạn, khi lựa chọn giới thiệu, giảng dạy các tác phẩm văn học trong nước và nước ngoài trong chương trình Tiểu học đều quan tâm trước hết đến ý nghĩa giáo dục của nó. Các khía cạnh khác như tính khái quát, tính nghệ thuật, tính hệ thống, tính lịch sử… của tác phẩm cũng quan trọng nhưng chưa cần thiết phải giới thiệu kỹ vì chúng quá trừu tượng với các em.
Trong chương trình Tiểu học có khoảng hơn 100 truyện dân gian cùng với các bài, các đoạn trích văn thơ của các tác giả nổi tiếng trên thế giới. Các tác giả và tác phẩm ấy đã để lại những dấu ấn khó phai trong tâm trí của bạn đọc ở lứa tuổi Tiểu học về những kiến thức phong phú của đời sống, về những khát vọng cao cả của con người từ ngàn xưa cho đến bây giờ trên khắp trái đất của chúng ta.
Việc chia nhỏ các chủ điểm phù hợp với sự phát triển nhận thức của trẻ và giúp trẻ duy trì hứng thú học tập, loại trừ cảm giác nhàm chán dễ xảy ra khi học một chủ điểm trong một thời gian quá dài
Về nội dung, cả ba lớp đầu cấp, toàn bộ các bài học đều được xây dựng theo các chủ điểm: Nhà trường, Gia đình, Xã hội và Thiên nhiên. Tuy vậy các chủ điểm được mở rộng và nâng cao dần ở mỗi lớp. VD ở lớp 2, các chủ điểm trên được chia nhỏ với các tên gọi như: Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Cha mẹ, Anh em, Ông bà, Bạn trong nhà, Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân. Đến lớp 3, các chủ điểm từ tuần 1 đến tuần 6 (Măng non, Mái ấm, Tới trường) tuy quen thuộc nhưng đã được mở rộng và nâng cao một bậc so với lớp 2; các chủ điểm từ tuần 7 đến tuần 32 (Cộng đồng, Quê hương Bắc - Trung - Nam, Anh em một nhà, Thành thị - nông thôn, Bảo vệ Tổ Quốc, Sáng tạo, Văn hóa - Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất) thể hiện nội dung hoàn toàn mới so với lớp 2.
Lên lớp 4, các chủ điểm vẫn trở lại theo kiểu đồng tâm xoáy ốc, nhưng khai thác sâu hơn. Nội dung các chủ điểm là những vấn đề về đời sống tinh thần như tính cách, đạo đức, năng lực, sở thích… Trong SGK Tiếng Việt 4, tập 1 HS làm quen với 5 chủ điểm: “Thương người như thể thương thân” (nói về lòng nhân ái), “Măng mọc thẳng” (nói về tính trung thực, lòng tự trọng),
“Trên đôi cánh ƣớc mơ” (nói về ước mơ của con người), “Có chí thì nên”
(nói về nghị lực của con người), “Tiếng sáo diều” (nói về vui chơi của trẻ em). Sang đến học kỳ 2, các em tiếp tục khám phá các chủ điểm như: “Người ta là hoa đất” (nói về năng lực và tài trí), “Vẻ đẹp muôn màu” (nói về óc thẩm mĩ), “Những người quả cảm” (nói về lòng dũng cảm), “Khám phá thế giới”
(nói về du lịch, thám hiểm), “Tình yêu cuộc sống” (Nói về lòng lạc quan, yêu đời)
Trong khuôn khổ có hạn, luận văn đi sâu vào chủ điểm thứ ba - “Trên đôi cánh ước mơ”. Cuộc sống có biết bao khó khăn, thử thách, nhưng con người vẫn có thể vượt qua bằng nỗ lực, bằng sự lạc quan và biết ước mơ. Mở đầu chủ điểm là bài Tập đọc Trung thu độc lập, HS được biết đêm trung thu đầu tiên của đất nước, anh chiến sĩ đứng gác và mơ ước về tương lai đẹp đẽ của các em nhỏ và của đất nước. Sau đó là câu chuyện Lời ước dưới trăng với ý nghĩa: những ước mơ đẹp sẽ mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người. Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em là nội dung của vở kịch Ở Vương quốc Tương Lai. Ngoài ra, bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ cho các em thấy
những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. Hay ước mơ giản dị của một bạn nhỏ trong tương lai là trở thành người thợ rèn và thuyết phục mẹ rằng nghề nào cũng đáng quý trong câu chuyện Thưa chuyện với mẹ. Tự có những ước mơ tốt đẹp của riêng mình
nhưng cũng biết quan tâm và tôn trong ước mơ của người khác như trong bài
Đôi giày ba ta màu xanh. Và bài học sâu sắc những ước muốn tham lam
không đem lại hạnh phúc cho con người sau câu chuyện Điều ước của vua Mi-đát… Tất cả những tác phẩm, những câu chuyện, bài thơ, vở kịch của các
tác giả văn học nổi tiếng trong nước và đặc biệt là trên thế giới được chọn trong chủ điểm đều nhằm giáo dục nhằm hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho con người. Ngoài việc đem lại các tác phẩm văn học nước ngoài, chủ điểm còn đem lại cho HS các bài học Luyện từ và câu, Tập làm văn, Chính tả liên quan đến kiến thức nước ngoài. Đó là: cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài - một trong những nội dung dạy học hay, mở mang tầm hiểu biết về từ loại không hề dễ và gần gũi đối với HS Tiểu học.
Trong chủ điểm đặc biệt có bài: “Ở Vương quốc Tương Lai” là một đoạn trích trong vở kịch Con chim xanh của Mát-téc-lích. Đây là một thể loại nghệ thuật không được giới thiệu nhiều trong chương trình học của HS Tiểu học. Cả chương trình học Tiếng Việt Tiểu học nói chung và Tiếng Việt 4 nói riêng chỉ có một bài duy nhất viết theo thể loại kịch của văn học nước ngoài. Tuy nhiên nội dung của bài học lại rất nhân văn và phù hợp với nhận thức của trẻ nhỏ. Đó là ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em trong tương lai. Qua đó, tác giả và người xây dựng chương trình sách muốn giáo dục HS biết mơ ước, có những hành động và việc làm thiết thực để thực hiện ước mơ đó. Đây là chủ điểm mới thể hiện rõ tính nhân văn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và rất gần gũi với HS.