(Tiếng Việt 4, tập 1)
Là chủ điểm thứ ba trong SGK Tiếng Việt 4, tập 1. Giống như các chủ điểm khác, chủ điểm "Trên đôi cánh ước mơ” được dạy trong ba tuần 7,8,9. Mỗi tuần học là tám tiết: hai tiết Tập đọc, hai tiết Luyện từ và câu, hai tiết Tập làm văn, một tiết Chính tả và một tiết Kể chuyện. Nhìn chung, các bài Tập đọc xoay quanh chủ đề cuộc sống có biết bao khó khăn, thử thách nhưng con người vẫn có thể vượt qua bằng nỗ lực, bằng cả sự lạc quan và biết ước mơ. Thế nên những bài thơ, bài văn, văn bản mà các tác giả SGK lựa chọn cũng đề cập đến chủ điểm xuyên suốt đó. Không những thế, hầu hết các bài Tập đọc trong chủ điểm là ngữ liệu cho bài viết Chính tả trong tuần như: Gà Trống và Cáo, Trung thu độc lập, Thợ rèn. Phân môn Luyện từ và câu tập
trung vào nội dung về từ loại: Cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam; cách
viết tên người, tên địa lý nước ngoài. Thêm vào đó là một tiết Mở rộng vốn từ về ước mơ, một bài về Dấu ngoặc kép và một bài về Động từ. Phân môn kể
chuyện bên cạnh việc tiếp tục hướng HS vào kĩ năng kể chuyện đã nghe, đã đọc, biết lựa chọn những câu chuyện phù hợp với chủ điểm: những ước mơ
đẹp hay những ước mơ viển vông, phi lý để kể. SGK còn cung cấp cho HS một số câu chuyện mới ở tuần 8 như: Lời ước dưới trăng mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đó là những ước mơ đẹp mang đến niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. Ngoài ra, trong chủ điểm còn giới thiệu một kiểu bài kể chuyện mới: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia tuy không phải là mới hoàn toàn vì các em đã được làm quen với kiểu bài này trong phân môn Tập làm văn lớp 3 nhưng trong chủ điểm này lại đi sâu vào khai thác những câu chuyện là những ước mơ có thực, đẹp đẽ của mình hoặc bạn bè, người thân. Qua bài học, HS có kĩ năng sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện, sau đó biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện của mình.
Riêng với phân môn Tập làm văn, trong ba tuần học chủ điểm "Trên đôi cánh ước mơ” chủ yếu tập trung dạy, học các dạng bài Luyện tập phát triển câu chuyện, chiếm 4 tiết/6 tiết tập làm văn. Các dạng bài tập làm văn này
hướng tới mục tiêu làm quen với hoạt động phát triển câu chuyện, sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian hoặc không gian. 2/6 bài tập làm văn còn lại, một bài Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện dựa vào cốt chuyện cho sẵn, HS biết tạo dựng các đoạn văn của bài kể chuyện. Đây có thể coi là một bài làm nền móng, mở đầu cho các kiểu bài luyện tập phát triển câu chuyện, khiến cho các em có thể thực hành tốt hơn dạng bài này. Kết thức chủ điểm là một dạng bài hoàn toàn mới: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân. Sau
bài này, HS có khả năng thực hiện các cuộc trao đổi có mục đích với thái độ tự tin, thân ái, lời lẽ có sức thuyết phục. Góp phần rèn khả năng sử dụng lời lẽ, cử chỉ thích hợp để thuyết phục người khác trong một việc nào đó.
Tuy nhiên, chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” chưa được người GV, học viên lựa chọn để làm đề tài khoa học. Chỉ có một số bài được lựa chọn để dạy
chuyên đề, hội giảng như bài: Điều ước của vua Mi-đát, Nếu chúng mình có
phép lạ (Tập đọc), Cách viết tên người, tên riêng Việt Nam, Mở rộng vốn từ: Ước mơ (Luyện từ và câu)... Có lẽ là vì ở phân môn Luyện từ và câu có bài
nội dung kiến thức tương đối rộng và khó như bài Cách viết tên người, tên địa
lý nước ngoài. Các bài tập làm văn, kể chuyện thì đòi hỏi HS phải chủ động,
tự tin trong các hoạt động học thì giờ dạy mới thành công được. Điều này khiến người GV luôn phải cân nhắc, cẩn trọng khi chọn bài để lên tiết dạy mẫu hay thi GV dạy giỏi.
Tiểu kết chƣơng 1
Các tác phẩm, trích đoạn tác phẩm được chọn để giảng dạy hoặc làm ngữ liệu giảng dạy đều thuộc các tác phẩm tiêu biểu của một số nền văn học nước ngoài; có nội dung dễ hiểu, đơn giản, gần gũi, phù hợp với tâm lý của trẻ thơ đồng thời phù hợp với định hướng giáo dục tâm lý, đạo đức của giáo dục Việt Nam.
Vấn đề lý luận ngôn ngữ học làm cơ sở cho luận văn là những vấn đề về danh từ. Trong đó, đặc biệt là vấn đề danh từ riêng và cách đọc, cách viết danh từ riêng nước ngoài. Về vấn đề thứ hai, đã có quy định chung về cách viết phiên âm và chuyển tự trong chính tả tên riêng và thuật ngữ (ban hành
kèm theo Quyết định số 240/QĐ ngày 05-3-1984 của Bộ Giáo dục). Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng hiện nay vẫn tồn tại hai cách xử lý chính tả khi viết các tên riêng và thuật ngữ tiếng nước ngoài, đó là cách viết liền các âm tiết trong từ nguyên ngữ và cách viết rời từng âm tiết trong từ nguyên ngữ (cách viết tiếng Việt).
Chương trình Tiếng Việt Tiểu học - 2006 gồm các bộ phận là kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói); tri thức Tiếng Việt (một số hiểu biết cơ
học, về tự nhiên và xã hội (một số hiểu biết tối thiểu về sáng tác văn học và
cách tiếp cận chúng, về con người, về đời sống tinh thần và vật chất của họ, về đất nước và dân tộc Việt Nam…). Cấu trúc này được sắp xếp theo hai giai
đoạn phát triển của HS lứa tuổi Tiểu học.
Trong thực tế, hoạt động dạy học dựa trên cơ sở của nguyên tắc tích hợp, đồng quy: Tích hợp kiến thức thông qua các hệ thống chủ điểm; Tích hợp các kỹ năng học tập.
“Trên đôi cánh ước mơ” là chủ điểm thứ ba trong SGK Tiếng Việt 4, tập 1. Các bài Tập đọc trong chủ điểm này đều xoay quanh việc nêu gương, cổ vũ con người vượt qua những khó khăn thử thách, cám dỗ để vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Những bài tập đọc trở thành ngữ liệu cho các bài Chính tả, Luyện từ và câu…
Như vậy, Chương 1 của luận văn đã trình bày khái quát những cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết cho đề tài luận văn.
Chương 2: