Thực tiễn việc dạ y học phân môn Tiếng Việt theo chủ điểm

Một phần của tài liệu Dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ Tiếng Việt 4 Tập 1 (Trang 25)

Dựa vào mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học, SGK đã tích hợp kiến thức Tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội thông qua các chủ điểm học tập theo nguyên tắc đồng quy. Bằng việc tổ chức hệ thống bài đọc, bài học theo chủ điểm, SGK dẫn dắt HS đi dần vào các lĩnh vực của đời sống, qua đó tăng cường vốn từ, vốn diễn đạt của các em về nhà trường, gia đình và xã hội, đồng thời mở rộng cánh cửa cho các em bước vào thế giới xung quanh và soi vào thế giới tâm hồn của chính mình.

Ở lớp 1, HS được học theo các chủ điểm tương đối rộng: Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên và Đất nước. Lên lớp 2, các chủ điểm được chia nhỏ hơn. VD: chủ điểm Nhà trường và Gia đình ở lớp 2 được chia thành 8 chủ điểm nhỏ: Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Cha mẹ, Anh em, Ông bà, Bạn ở trong nhà. Lớp 3, ngoài các chủ điểm đã học ở lớp 1 và 2, HS được tiếp cận với các chủ điểm mới mở rộng hơn như Quê hương, Cộng đồng, Bắc Trung Nam, Ngôi nhà chung, Khoa học, Thể thao, Lễ hội... Lớp 4: Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên, Người ta là hoa đất, Những người quả cảm, Khám phá thế

giới, Tình yêu cuộc sống... Lớp 5: Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Những chủ nhân tương lai…

Việc chia nhỏ các chủ điểm phù hợp với sự phát triển nhận thức của trẻ và giúp trẻ duy trì hứng thú học tập, loại trừ cảm giác nhàm chán dễ xảy ra khi học một chủ điểm trong một thời gian quá dài.

Các chủ điểm là bộ khung cho cả cuốn SGK. Ở lớp 1, thời gian học dành cho mỗi đơn vị học là 1 tuần; các chủ điểm lần lượt trở đi trở lại theo kiểu đồng tâm xoáy ốc; mỗi lần trở lại là một lần khai thác sâu hơn. Từ lớp 2 trở lên, mỗi chủ điểm được dạy trong 2 tuần, vòng đồng tâm xoáy ốc thưa hơn. Phải sau một năm, học sinh mới trở lại với chủ điểm đã học.

Tính tích hợp của bộ sách còn thể hiện ở sự gắn bó giữa các bài học trong phân môn học, sự gắn bó các phân môn trong môn học. Quan điểm tích hợp thể hiện rõ trong SGK Tiếng Việt Tiểu học có thể theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc.

* Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp kiến thức giữa tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy. Chẳng hạn hướng tích hợp này được SGK Tiếng Việt lớp 4 thể hiện thông qua hệ thống 10 chủ điểm:

- Tập 1: Thương người như thể thương thân - Măng mọc thẳng - Trên đôi cánh ước mơ - Có chí thì nên - Tiếng sáo diều

- Tập 2: Người ta là hoa đất - Vẽ đẹp muôn màu - Những người quả cảm - Khám phá thế giới - Tình yêu cuộc sống .

SGK đã hướng dẫn các lĩnh vực vào đời sống. Qua đó tăng cường vốn từ, khả năng diễn đạt về mọi lĩnh vực Nhà trường - Gia đình - Xã hội giúp các

em hiểu được thế giới xung quanh soi vào thế giới tâm hồn mình.Theo quan điểm tích hợp, các phân môn (Tập đọc, Kể chuyện, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn) trước đây ít gắn bó với nhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc; các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cũng gắn bõ chặt chẽ với nhau hơn trước.

SGK Tiếng Việt lớp 2 có chủ điểm: “Em là học sinh”. Mở đầu chủ điểm là bài: “Lý lịch” để giáo dục HS biết những điều cơ bản và rất gần gũi về bản thân, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS. Đây là chủ điểm mới thể hiện rất rõ tính nhân văn, rất gần gũi với HS.

* Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức và kỹ năng với đơn vị kiến thức và kỹ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm. Nghĩa là: kiến thức và kỹ năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm cả kiến thức và kỹ năng của lớp dưới, nhưng cao hơn, sâu hơn kiến thức và kỹ năng của lớp dưới, bậc học dưới. Điều này ở phân môn Tập đọc thể hiện rất rõ.

VD: Về mặt kiến thức: Ở lớp 1 cũng như lớp 2, toàn bộ các bài học đều được xây dựng theo các chủ điểm Nhà trường, Gia đình, Xã hội và Thiên nhiên. Ở lớp 1, thời gian dành cho mỗi đơn vị học là một tuần; các chủ điểm lần lượt trở lại theo kiểu đồng tâm xoáy trôn ốc; mỗi lần trở lại là một lần được khai thác sâu hơn. Đến lớp 2, mỗi chủ điểm nói trên được chia thành nhiều chủ điểm nhỏ, tạo điều kiện cho HS hiểu biết sâu hơn nữa. VD: chủ điểm Nhà trường bao gồm 4 chủ điểm nhỏ là Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, thầy cô. Mỗi chủ điểm nhỏ được học trong 2 tuần và chỉ xuất hiện 1 lần. Đến lớp 4 và lớp 5, mỗi chủ điểm được dạy trong 3 tuần và chỉ xuất hiện một lần.

Trên cơ sở định hướng của Chương trình và SGK ta thấy SGK Tiếng Việt thực hiện việc tích hợp theo các hướng chính sau:

- Tích hợp kiến thức thông qua các hệ thống chủ điểm (nội dung các bài đọc được thiết lập theo chủ điểm và chương trình là một hệ thống các chủ điểm về các vấn đề gần gũi với trẻ như gia đình, trường học).

- Tích hợp các kỹ năng học tập (các bài học đều chú ý rèn luyện cả 4 kỹ năng: nghe- nói- đọc- viết, kết hợp dạy thực hành các kỹ năng trên với dạy tri thức: ở lớp 4,5 tuy đã có bài dạy tri thức Tiếng Việt riêng, song các bài này vẫn được thực hiện trên cơ sở thực hành đọc, viết, nghe, nói. Tuy nhiên trong đó có một kỹ năng trung tâm, các kỹ năng khác được rèn luyện phối hợp và có tác dụng bổ trợ cho kỹ năng chính).

- Các phân môn như Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện...tập hợp quanh trục chủ điểm và các bài đọc.

Một phần của tài liệu Dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ Tiếng Việt 4 Tập 1 (Trang 25)