Phát huy liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong giờ học

Một phần của tài liệu Dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ Tiếng Việt 4 Tập 1 (Trang 39)

Liên tưởng là hoạt động tâm lý của con người, từ việc này mà nghĩ đến việc kia, từ người này mà nghĩ đến người khác. Cơ sở của hoạt động liên tưởng là mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng trong đời sống

Trong hoạt động học tập của học sinh, liên tưởng là hoạt động có mục đích, nhằm làm nổi bật thực chất một hiện tượng, nhận ra một ý nghĩa nào đó.

Các loại liên tưởng bao gồm Liên tưởng tương cận, Liên tưởng tương đồng, Liên tưởng đối sánh, trái ngược, Liên tưởng nhân quả.

Trong hoạt động liên tưởng, yêu cầu phải hợp lý, tự nhiên, mới mẻ và

thú vị.

Tưởng tượng là hoạt động tâm lý nhằm tái tạo, biến đổi các biểu tượng trong trí nhớ và sáng tạo ra hình tượng mới.

Các loại tưởng tượng bao gồm tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo.

Tưởng tượng tái tạo là dựa vào một số thông tin, hình ảnh mà tạo ra hình tượng hoàn chỉnh về sự vật. Tưởng tượng sáng tạo là kết hợp các hình ảnh đã biết mà tạo ra hình ảnh mới chưa từng có.

Trong hoạt động tưởng tượng, yêu cầu cần phải hợp lý, phong phú, mới mẻ và bất ngờ.

Trong hoạt động học tập của học sinh, liên tưởng và tưởng tượng chắp cánh cho tư duy con người thoát khỏi sự lệ thuộc vào sự việc trước mắt, mở rộng tầm nhìn, đi vào những chỗ sâu thẳm, bí ẩn của thế giới và con người,

tạo ra những sản phẩm mới, những hình tượng nghệ thuật không lặp lại. Muốn đạt được kết quả tốt trong giảng dạy, GV phải có kĩ năng phân tích chương trình và SGK, xác định đúng mục đích yêu cầu và nội dung của từng bài học và tìm ra biện pháp thích hợp kích thức liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo của học sinh để giúp học sinh nắm vững kiến thức, hình thành kĩ năng.

Với mạch kiến thức được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm, tuỳ theo ở mỗi lớp mà có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên nếu các em nắm chắc những kiến thức ở lớp dưới thì lớp 4 các em sẽ nắm kiến thức dễ dàng hơn. Với phân môn Luyện từ và câu cũng vậy, để học tốt bài Cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài HS phải nắm vững và phát huy những kiến thức, kĩ năng đã đạt được ở các lớp 1,2,3 và các bài học có liên quan trước đó.

VD: Lớp 2, HS bước đầu nhận biết và phân biệt được sự khác nhau giữa từ và câu qua bài học đầu tiên của phân môn “Từ và câu”. Sau đó, tiếp tục làm quen với từ chỉ sự vật thông qua hai bài Từ chỉ sự vật...tuần 3 và 4 . HS hiểu từ chỉ sự vật (chỉ dừng lại ở mức sơ giản) là những từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối. Đến tuần 5, HS được biết phân biệt các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật, biết viết hoa tên riêng qua bài Tên riêng

và cách viết tên riêng

Lên lớp 3, HS tiếp tục được ôn luyện các bài tập liên quan đến từ chỉ sự vật qua bài Ôn tập từ chỉ sự vật. So sánh trong tuần học đầu tiên. Đến giữa

năm học lớp 3, các em được biết thêm tên một số dân tộc thiểu số ở nƣớc ta qua bài Mở rộng vốn từ: Dân tộc…

Bước sang chương trình lớp 4, HS được học nhiều hơn về kiến thức từ loại. Ở bài Luyện từ và câu tuần 5, các em được học về danh từ. HS hiểu được danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị) (mức độ nhận thức đã bắt đầu cao hơn lớp 2), biết nhận biết được

danh từ trong câu, đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ cho trước và tập đặt câu. Tiếp theo đến tuần 6, các em có bài Danh từ chung, danh từ riêng giúp các em tiếp tục tìm hiểu khái niệm danh từ chung, danh từ

riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng, từ đó nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.

Bước vào chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ”- tuần 7, HS lớp 4 được đi sâu vào tìm hiểu cách viết tên ngƣời, tên địa lý Việt Nam. HS nắm được

quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam ; biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.

Trải qua rất nhiều kiến thức cơ bản về từ loại như trên, chương trình SGK mới sắp xếp dạy HS nội dung cách viết tên ngƣời, tên địa lý nƣớc ngoài. Một nội dung ngữ pháp về từ loại khá khó và phức tạp với HS Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng. Ở bài này, các em phải nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài; biết vận dụng những quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến, quen thuộc.

VD: Khi dạy bài Cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài (tuần 8),

trong BT2, GV hướng đẫn HS tìm hiểu nội dung bài thông qua hệ thống các câu hỏi:

(?) Mỗi tên riêng nước ngoài ở trên gồm mấy bộ phận? (1 hoặc 2 bộ

phận)

Mỗi bộ phận gồm mấy tiếng ? (có thể là 1 tiếng, 2 tiếng, 3 tiếng, 4

tiếng…).

Các tiếng còn lại trong cùng một bộ phận viết thế nào? (Viết thường,

giữa các tiếng dùng dấu gạch nối).

(?) Trong tên riêng nước ngoài có hai bộ phận, dấu hiệu ngăn cách giữa

hai bộ phận ấy là gì? Có dùng dấu gạch nối không? (Giữa hai bộ phận không

dùng dấu gạch nối, viết cách một li, chữ cái mở đầu của bộ phận thứ hai viết hoa)… Cuối cùng GV kết luận: Cách viết tên riêng nước ngoài như trên là viết theo phiên âm quốc tế.

Ngoài cách viết tên riêng nước ngoài theo phiên âm quốc tế, ở BT3, GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu thêm một cách viết tên nước ngoài theo phiên âm Hán Việt (được viết giống tên riêng Việt Nam)

Có một điểm tương đồng với phân môn Luyện từ và câu ở trên là phân môn kể chuyện. Để HS tiếp thu một giờ kể chuyện tốt, GV cần đặt những câu hỏi gợi mở, khơi gợi hoạt động liên tưởng, tưởng tượng để huy động những kiến thức đã có của HS trong thực tế, trong quá khứ để giúp HS tưởng tượng ra cốt truyện để kể. Như chúng ta đã biết, kể chuyện và nghe chuyện là một nhu cầu trong cuộc sống, sinh hoạt của xã hội loài người, bởi chức năng thông tin, giải trí và cao hơn nữa là chức năng nghệ thuật của nó. Đặc biệt với trẻ em, truyện kể giúp các em nhận thức được thế giới không chỉ bằng trí tuệ và còn bằng trái tim, vì thế kể chuyện là một nhu cầu cần thiết yếu đối với các em ngay từ tuổi nhỏ.

Thuở còn thơ, các em đã được nghe bà, mẹ, chị thủ thỉ kể cho nghe những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết,…từ đó đi sâu vào giấc ngủ lúc nào không hay. Ở các lớp mầm non, mẫu giáo, giờ học kể chuyện của cô giáo luôn luôn thu hút được tâm hồn trong sáng, kích thích được mọi giác quan và đem lại niềm vui cho trẻ nhỏ. Lớn hơn, bước vào trường Tiểu học, các em được làm quen và bắt đầu được học kể chuyện ngay từ lớp 1.

Ở lớp 1, trong các tiết ôn tập, HS được nghe cô giáo kể lại những câu truyện ngắn qua tranh (thường là truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn… chủ yếu

liên quan đến các con vật). Sau đó, HS dựa vào tranh có thể nói được vài câu

hoặc kể lại cả câu chuyện (với HS giỏi). Lớp 2, chính thức mỗi tuần HS có

một tiết kể chuyện. HS được kể lại câu chuyện vừa được học trong tiết học đầu tuần. Ở lớp 3, Kể chuyện được nhập vào cùng với Tập đọc thành tiết Tập đọc-kể chuyện, được dạy thành 2 tiết liền nhau đầu tiên trong tuần. Trong đó, Tập đọc được dạy 1,5 tiết, còn lại 0,5 tiết là Kể chuyện.

Chính những kiến thức sơ giản về văn kể chuyện mà các em được tiếp xúc thông qua những truyện đã được nghe từ khi còn lọt lòng mẹ, những bài học lớp dưới (lớp 1,2,3) là nguồn tư liệu sống động để khi lên lớp 4, 5, HS mới dần dần có cơ sở để hiểu rõ hơn các bài tập đọc trích từ truyện ngắn, truyện dài. Để từ đó, các em có điều kiện tốt để thưởng thức rồi đến phân tích, hiểu sâu hơn các tác phẩm văn học. Sau đó, HS ghi nhớ trong đầu và kể lại câu chuyện đó. Trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ”, lúc đầu là HS kể lại chuyện bằng cách hoàn chỉnh các đoạn văn theo kiểu mở đầu - diễn biến - kết thúc (bài Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện, trang 72-73 SGK Tiếng

Việt 4, tập 1) Sau đó là kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về những ước mơ viển vông, phi lý (Bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc, trang 80

SGK Tiếng Việt 4, tập 1). Cuối cùng là kể lại một câu chuyện em đã học qua các bài Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn được sắp xếp theo trình tự thời gian (Bài Luyện tập phát triển câu chuyện, trang 82 SGK Tiếng Việt 4, tập 1). Để làm được những dạng đề kể chuyện này, HS phải biết huy động những kiến thức mình đã có (đã được nghe, được đọc, được học…) sau đó nhớ lại và tưởng tượng ra bố cục của câu chuyện rồi kể lại.

Một phần của tài liệu Dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ Tiếng Việt 4 Tập 1 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)