Vận dụng nguyên tắc hệ thống của ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ Tiếng Việt 4 Tập 1 (Trang 44 - 47)

Theo cách hiểu chung, "hệ thống" là một thể thống nhất bao gồm các các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau. Các yếu tố của hệ thống không phải là những điểm trừu tượng mà là những hệ thống phức tạp nhỏ hơn. Ngôn ngữ là một hệ thống bởi vì nó cũng bao gồm các yếu tố và các quan hệ giữa các yếu tố đó. Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ. Và toàn bộ hoạt động của hệ thống ngôn ngữ được thể hiện trên hai trục: trục tuyến tính (trục ngang) và trục liên tưởng (trục dọc).

Khi ngôn ngữ được hiện thực hoá thì những yếu tố của nó hiện ra lần lượt cái này tiếp theo cái kia làm thành một chuỗi. Khi biểu hiện bằng chữ viết, người ta đã thay thế sự kế tiếp trong thời gian của các yếu tố ngôn ngữ bằng tuyến không gian của các con chữ. Tất cả các loại đơn vị ngôn ngữ đều xuất hiện trên trục ngang, nhưng chỉ có thể nói tới quan hệ ngang giữa các đơn vị cùng loại mà thôi (quan hệ âm vị với âm vị, hình vị với hình vị, từ với từ...).

Quan hệ ngang thể hiện trong lời nói như quan hệ thực tại giữa các đại diện của các loại đơn vị. Nghĩa là cùng một chỗ hay vị trí trong chuỗi lời nói có thể thay thế bằng cả một loạt các yếu tố đồng loại. Những yếu tố đồng loại có thể thay thế nhau trong cùng một vị trí của chuỗi lời nói nằm trong quan hệ liên tưởng đối với nhau, hay còn gọi là quan hệ dọc. Ở vị trí của từ "anh

hùng" trong chuỗi "nhân dân ta rất anh hùng" có thể thay thế bằng "dũng

cảm", "cần cù", "thông minh"...

Vận dụng nguyên tắc hệ thống của ngôn ngữ, trong chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ”, GV dựa vào chương trình, hướng dẫn học sinh lĩnh hội ngôn ngữ ở tất cả các cấp độ trên cơ sở các mối liên hệ.

Trong hệ thống ngôn ngữ, âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân ra được trong chuỗi lời nói. VD: Các âm [b], [t], [v]... Âm vị có chức

năng nhận cảm và chức năng phân biệt nghĩa.

Ở phân môn Chính tả, GV chú ý giúp học sinh phân biệt khả năng kết hợp của một số âm vị với các âm vị khác để tạo thành tiếng/hình vị với những nghĩa khác nhau. Ví dụ có nhiều hình vị mang nghĩa khác nhau do một âm vị khác nhau, GV yêu cầu HS viết và đọc để phân biệt cách sử dụng của các âm vị ấy:

- ch/tr: Trí tuệ/ chí tuệ - phẩm chất/ phẩm trất - chế ngự/ trế ngự - chinh phục/ trinh phục-vũ trụ / vũ chụ… (BT Chính tả 2a, tuần 7, Tiếng Việt 4, tập 1)

- n/ng: ươn/ ương: bay lượn/ bay lượng - vườn tược/ vường tược - quê hương/ quê hươn… (BT Chính tả 2b, tuần 7, Tiếng Việt 4, tập 1) hương/ quê hươn… (BT Chính tả 2b, tuần 7, Tiếng Việt 4, tập 1)

Song song với vi ệc phát âm, giáo viên cần áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo của ti ếng, so sánh với những ti ếng dễ lẫn , phát hiện và chỉ ra những điểm khác nhau để học sinh lưu ý và ghi nhớ khi thực hiện viết chính tả.

Cho học sinh phân tích tiếng: - vườn= v+ ươn+ dấu huyền; vường= v+ ương+ dấu huyền hay:

- hương = h+ ương. hươn = h+ ươn.

So sánh để thấy sự khác nhau : tiếng “vườn” có v ần “ươn” , tiếng “vường”có vần “ương”... HS ghi nhớ điều này, khi viết các em sẽ không sai

Cho học sinh phân biệt r/ d/ gi (hoặc ch/tr…) bằng cách tìm các tiếng lập bảng.

r d gi

- rạo: rạo rực - dạo: dạo chơi, dạo này không có - rào rạo, rệu rạo…. - đi dạo, bán (hàng) dạo không có

Ngoài ra, cần lưu ý trường hợp tên người, tên địa lý Việt Nam, âm vị đứng đầu mỗi hình vị được viết hoa. Chẳng hạn: Hòa Bình, Ngọc Minh, Củ Chi,…

Hình vị là một hoặc chuỗi kết hợp một vài âm vị. Nó là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa, tuy nhiên có những hình vị không tạo nghĩa.

Tại chủ điểm này, ở cấp độ hình vị, đơn vị kiến thức về Cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài có một số điểm đặc biệt. Tên người và tên địa lý nước ngoài đã được kí âm bằng Tiếng Việt. Chẳng hạn: Pa-ri, Mát-téc-lích, Uýt-man… GV cần hướng dẫn HS đọc rõ ràng từng tiếng/hình vị, ghi lại âm thanh tiếng/hình vị đó bằng tiếng Việt và giữa các tiếng/hình vị phải có dấu gạch nối. Ngoài ra, do hầu hết các tiếng/hình vị trong những trường hợp này đều không có nghĩa nên việc ghi nhớ của HS sẽ gặp khó khăn. Để khắc phục, GV nên yêu cầu HS đọc thành tiếng và viết một vài lần giúp các em ghi nhớ.

Từ là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa.

Ở cấp độ từ, HS tiếp tục được trau dồi và mở rộng vốn từ. GV chú ý để giúp HS nắm được các từ ngữ mới, hiểu được nghĩa và vận dụng tốt vốn từ. Phần Luyện từ và câu, HS được mở rộng vốn từ trong chủ đề “Ước mơ”. Các em được làm các bài tập với yêu cầu “tìm từ đồng nghĩa”, “tìm thêm từ”, giải thích ý nghĩa thành ngữ… GV nên áp dụng phương pháp tích hợp, HS thực hiện các yêu cầu trên với những ngữ liệu là các từ, các câu, văn bản trong chủ điểm. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến lượng từ chỉ tên và địa danh nước ngoài đề giúp HS nhớ và viết đúng từ.

Ở cấp độ cao hơn có câu, văn bản. Câu là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, chức năng của nó là chức năng thông báo. Văn bản lại được tạo nên từ nhiều câu thống nhất theo một chủ đề. Trong quá trình dạy học chủ điểm, GV dạy học sinh dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản… thông qua các bài học như Luyện tập viết đoạn văn kể chuyện, Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia…

Một phần của tài liệu Dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ Tiếng Việt 4 Tập 1 (Trang 44 - 47)