Vận dụng nguyên tắc tích hợp

Một phần của tài liệu Dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ Tiếng Việt 4 Tập 1 (Trang 54 - 64)

Môn Tiếng Việt đã quán triệt tư tưởng tích hợp trong chương trình và SGK, vì môn học này có những cơ sở chung để thực hiện tích hợp thuận lợi. Trong dạy học Tiếng Việt, tích hợp hiểu một cách đơn giản là dạy đọc, viết, nghe, nói, Làm văn, Luyện từ và câu… hợp nhất, hòa trộn và nhau, học cái này thông qua cái kia và ngược lại. Như thế mới tránh được những vướng mắc dư thừa hay chồng chéo nội dung trong quá trình dạy học Tiếng Việt và Làm văn, Luyện từ và câu như trước đây. Có thể khẳng định việc thực hiện tích hợp trong phạm vi môn Tiếng Việt sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn ở các môn học khác. Hạt nhân hợp lý ở đây là hướng tới mục tiêu chung là hình thành, rèn luyện bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS và đều dựa vào một chủ điểm. Với sự mở rộng việc lựa chọn các chủ điểm như thế trong SGK sẽ tạo cơ hội và cơ sở tích hợp trong dạy học Tiếng Việt đậm đặc hơn.

Tuy nhiên, sự lựa chọn chủ điểm không thể tùy tiện. Tiêu chuẩn đầu tiên để chọn chủ điểm được dùng chung này là phải đảm bảo mọi thuộc tính riêng của Tập đọc, Làm văn, Chính tả phải được hòa kết với nhau thì mới tạo nên “tam vị nhất thể” rõ ràng, nổi lên trên mọi thuộc tính đa biệt. Như vậy, từ bốn

kĩ năng được dạy tách biệt đã được hợp nhất về một môn có tên gọi Tiếng Việt và được nhất thể hóa về nội dung kiến thức, kĩ năng, phương pháp theo quan điểm tích hợp. Với cách tích hợp này, Tiếng Việt theo xu hướng tích hợp nội môn.

Quan điểm dạy học tích hợp là điểm khác khác biệt của chương trình và SGK Tiếng Việt Tiểu học mới. Tích hợp trong SGK Tiếng Việt là sự kết hợp hữu cơ, có hệ thống ở từng mức độ khác nhau các kiến thức ở các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn. Văn bản của tiết Tập đọc có thể được sử dụng làm ngữ liệu để viết chính tả, ngữ liệu để kể chuyện, ngữ liệu để xây dựng kiến thức mới ở các bài Luyện từ và câu hay được xem như bài văn mẫu để học sinh vận dụng làm văn. Ngược lại, các kiến thức và kĩ năng của các phân môn kia giúp cho việc đọc, tìm hiểu bài ở các giờ Tập đọc có hiệu quả hơn.

SGK đã hướng dẫn các lĩnh vực vào đời sống. Qua đó tăng cường vốn từ, khả năng diễn đạt về mọi lĩnh vực Nhà trường - Gia đình - Xã hội giúp các em hiểu được thế giới xung quanh soi vào thế giới tâm hồn mình.Theo quan điểm tích hợp, các phân môn (Tập đọc, Kể chuyện, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn) trước đây ít gắn bó với nhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc; các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cũng gắn bõ chặt chẽ với nhau hơn trước.

SGK thể hiện quan điểm tích hợp một đơn vị kiến thức và kỹ năng với đơn vị kiến thức và kỹ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm (còn gọi là đồng trục hay vòng tròn xoáy trôn ốc) được gọi là tích hợp theo chiều dọc. Cụ thể là: kiến thức và kỹ năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm cả kiến thức và kỹ năng của lớp dưới, nhưng cao hơn, sâu hơn kiến thức và kỹ

năng của lớp dưới, bậc học dưới. Điều này ở phân môn Tập đọc thể hiện rất rõ.

VD: Về kiến thức: Ở lớp 1 cũng như lớp 2, toàn bộ các bài học đều được xây dựng theo các chủ điểm Nhà trường, Gia đình, Xã hội và Thiên nhiên. Ở lớp 1, thời gian dành cho mỗi đơn vị học là một tuần; các chủ điểm lần lượt trở lại theo kiểu đồng tâm xoáy trôn ốc; mỗi lần trở lại là một lần được khai thác sâu hơn. Đến lớp 2, mỗi chủ điểm nói trên được chia thành nhiều chủ điểm nhỏ, tạo điều kiện cho HS hiểu biết sâu hơn nữa. VD: Chủ điểm “Gia đình” bao gồm 4 chủ điểm nhỏ là: Ông bà, Cha mẹ, Anh em và Bạn trong nhà. Mỗi chủ điểm nhỏ được học trong 2 tuần và chỉ xuất hiện 1 lần. Đến lớp 4 và lớp 5, mỗi chủ điểm được dạy trong 3 tuần và chỉ xuất hiện một lần.

Về kỹ năng: Từ chỗ biết đọc trơn và đọc nhẩm ở lớp 1, HS lớp 2 được

rèn luyện kỹ năng đọc thầm và bước đầu biết đọc lướt nắm ý trả lời câu hỏi; từ chỗ biết nói 1 số câu đơn giản gắn với âm, vần đã học, HS có thể đặt câu theo mẫu đã cho và nói về bản thân, gia đình, bạn bè, trường lớp... bằng 1 số câu đơn giản. Lên lớp 4, trong một giờ tập đọc GV luôn chú ý : Rèn cho học sinh kỹ năng đọc ngày càng thành thạo. Dạy tập đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc của thầy và trò để thực hiện hai hình thức: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Hai hình thức đọc này gắn bó chặt chẽ với nhau, cộng tác cùng thực hiện để đạt một mục đích cuối cùng của đọc: Thông hiểu nội dung văn bản.

Tích hợp trong dạy học Luyện từ và câu thể hiện ở những yêu cầu cơ bản như sau:

Trong dạy học luyện từ và câu, hai mảng kiến thức và kĩ năng về từ và câu cần được gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng và cùng hướng tới đích sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Ở bậc Tiếu học, lần đầu tiên ngôn ngữ trở thành đối tượng quan sát, tìm hiểu của các em. Vì vậy để

nắm bắt được các nội dung cơ bản về từ và câu, HS cần sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát. Đây là điều khó khăn đối với HS Tiểu học. để giảm bớt độ khó cho HS trong quá trình tiếp nhận, kiến thức về từ và câu được xây dựng theo hướng đồng tâm: các kiến thức và kĩ năng về từ và câu của lớp trên bao hàm kiến thức kĩ năng về từ và câu của các lớp dưới nhưng cao hơn và sâu hơn. Ở lớp 2,3, các kiến thức về từ và câu chỉ đưa ra một số dấu hiệu để HS nhận biết thông qua các bài tập chứ không đưa ra khái niệm, thuật ngữ. Đến lớp 4,5, HS được tìm hiểu sâu hơn về các khái niệm và bắt đầu được tiếp xúc với các thuật ngữ.

Đối với phân môn Chính tả, người GV có thể vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ở một số trường hợp như sau:

Phân biệt nghĩa của từ là một biện phá p nhằm khắc phục học sinh Tiểu học chúng ta đỡ sai chính tả . Vì muốn viết đúng chính tả phải hiểu nghĩa của từ chính xác . Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc , Luyện từ và câu… và nhất là trong tiết Chính tả cũng là một biện pháp tích cực giúp học sinh khi các em không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hoặc phân tích cấu tạo tiếng. VD:

+ Phân biệt : trong/ chong (Bài tập Chính tả 2a, tuần 7, Tiếng Việt 4, tập 1) - trong (lòng đất): Phía những vị trí thuộc phạm vi được xác định nào đó, trái với “ngoài”

- chong (động từ) để cháy sáng suốt trong thời gian lâu. VD: đèn chong suốt đêm…

+ Phân biện “lượn”và “lượng”(trong từ đơn).

- bay lượn (động từ) : bay và lượn trên không (nói khái quát). VD: đàn bướm bay lượn.

- bay lượng : không có nghĩa.

Đặc biệt với những từ nhiều tiếng , từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để gợi lại nghĩa từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ. Trong mục giải nghĩa từ của môn Tập đọc, Luyện từ và câu, GV giúp HS nắm vững nghĩa của từ, khả năng kết hợp của từ. Từ đó góp phần cho HS viết đúng chính tả trong từng văn cảnh cụ thể.

Qua những tiết Luyện từ và câu giúp các em phân biệt nghĩa của từ, phân tích cấu tạo tiếng nhằm giúp các em hiểu nghĩa của từ để viết chính tả đúng . Nhất là các em được rèn luyện qua các bài tập ứng dụng . Ngoài ra những em hay viết sai chính tả còn được rèn luyện trong những tiết ôn Tiếng Việt. Tuy nhiên để duy trì được kết quả này thì việc làm trên phải được tiến hành

thường xuyên , liên tục, để rèn cho học sinh có thói quen “viết đúng ” trong mọi trường hợp.

Ngoài ra , việc kiểm tra “viết đúng chính tả ”của giáo viên đối với học sinh không chỉ ở phân môn Chính tả mà còn kiểm tra ở các em những môn khác như môn Tập làm văn , Luyện từ và câu , các tiết kiểm tra Khoa học , Địa lý…

Đối với những đối tượng sai chính tả nhiều, GV bắt đầu áp dụng các biện pháp trên một cách thường xuyên trong mỗi tiết dạy Tập đọc , Luyện từ và câu, Chính tả và trong các trường hợp giao tiếp với học sinh. Cụ thể như sau:

VD: Các em đọc yếu thường chính tả viết sai . Trong giờ T ập đọc người GV rèn luyện cho các em cách phát âm những từ , tiếng các em đọc sai . Sau đó cho các em luyện đọc nhiều lần và giao bài về nhà.

Tính đồng tâm không thể hiện trong một bậc học mà còn thể hiện rõ trong một lớp, trong một học kỳ theo nguyên tắc hệ thống. Dĩ nhiên trong tích

hợp vẫn có điểm nhấn. Không nắm được điểm nhấn này, GV dễ hiểu lệch yêu cầu tích hợp, dẫn tới chỗ sa đà, VD biến giờ dạy Tập đọc thành giờ học Đạo đức hay thành giờ học lý thuyết văn miêu tả...Để nắm vững trọng tâm của mỗi tiết học, bài học, GV nên đọc kỹ phần mục đích yêu cầu của mỗi tiết, mỗi bài nêu trong sách giáo viên.

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Văn học, tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học. Chính vì vậy, yêu cầu đối với HS lớp 4 trong việc rèn kĩ năng đọc không chỉ là đọc đúng mà còn phải thông hiểu nội dung văn bản và đọc diễn cảm. Muốn vậy, người giáo viên phải có hướng dạy đúng, tích hợp được cả ba kĩ năng trên của việc đọc. Đầu tiên là đọc đúng.

Đọc đúng bao gồm đúng cả tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu.

Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu: Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp đúng các câu:

VD: Trong một số bài tập đọc thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ”, GV hướng dẫn HS đọc đúng các âm khó (phát âm chính xác những tên riêng nước ngoài): Tin-tin, Mi-tin, Mi-đát, Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn... Phần luyện này kết hợp luôn trong lúc đọc cá nhân.

Để giúp học sinh đọc cảm nhận văn bản, hiểu văn bản thì trong việc dạy môn tập đọc phải chú ý rèn luyện khả năng đọc hiểu cho học sinh. Đó là vấn đề cần thiết, quan trọng đối với học sinh lớp 4,5. Có hiểu nội dung bài văn, bài thơ thì mới có cách đọc đúng, đọc hay và diễn cảm được.Việc luyện đọc hiểu thường được thực hiện trong bước đọc thầm.

Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu. Kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài tức là toàn bộ những gì đọc được.

Dạy học tích hợp còn là sự kết hợp chặt chẽ giữa việc tìm hiểu bài với việc luyện đọc. GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đến đâu rèn đọc ngay đến đó, không tách rời hai khâu tìm hiểu bài và rèn đọc.

VD: Dạy bài thơ Gà trống và Cáo có cụm từ “Hồn lạc phách bay”, GV đưa ra một số câu hỏi vừa là tìm hiểu nội dung đoạn sau đó mới đưa cụm từ đó vào:

+ Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì ? (Để lừa Cáo) + Khi nghe thấy tin đó thì thái độ của Cáo như thế nào ? (Hồn lạc phách bay).

- Giáo viên nói luôn “Khi ai đó làm việc gì xấu, bị người khác phát hiện khiến người đó vô cùng sợ hãi, hoảng hốt và cụm từ “Hồn lạc phách bay” đã thể hiện được điều đó”.

Cách dạy này rất hay, học sinh dễ nói được cách đọc từ việc hiểu nội dung, nghệ thuật và có cách đọc đúng, diễn cảm. Cách dạy này được chúng tôi thực hiện trong tất cả các tiết dạy Tập đọc.

Một giờ tập đọc GV cho học sinh đọc thầm nhiều lần, đồng thời giao nhiệm vụ cho học sinh trong khi đọc thầm để kiểm tra kỹ năng đọc hiểu.

VD dạy bài: Điều ước của vua Mi-đát

Đọc thầm lần 1: Sau khi giới thiệu bài xong, 1 HS khá đọc toàn bài,

Đọc thầm lần 2: Trước khi tìm hiểu nội dung đoạn 1, cho 1 HS đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm theo. GV giao nhiệm vụ: Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì?

Đọc thầm lần 3: Trước khi tìm hiểu nội dung đoạn 2, 1 HS đọc đoạn 2.

Đồng thời cả lớp đọc thầm. GV giao nhiệm vụ: Tại sao vua Mi-đát phải xin thần lấy lại điều ước?

Đọc thầm lần 4: Trước khi tìm hiểu nội dung đoạn 3, gọi 1 HS đọc đoạn 3.

Đồng thời cả lớp đọc thầm. GV giao nhiệm vụ: Vua Mi-đát đã hiểu ra điều gì? Như vậy là HS đọc thầm trước khi phân tích nội dung bài, đồng thời với đọc cá nhân thành tiếng để học sinh nắm được nội dung văn bản và từ đó có cách đọc đúng. Như vậy đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa đọc thành tiếng và đọc thầm.

Bước cuối cùng là dạy đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngắt giọng, cường độ giọng... để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.

Nội dung của bài đọc đã qui định ngữ điệu của nó nên GV không nên áp đặt sẵn giọng đọc bài mà để học sinh tự nêu cách đọc và đọc trên cơ sở hiểu từ, hiểu nghĩa. Người GV chỉ nên lắng nghe, sửa cách đọc của từng học sinh, và kích thích, động viên học sinh cố gắng đọc diễn cảm.

VD: Cuối mỗi giờ tập đọc, GV có thể hỏi học sinh:

+ Con hãy đọc đoạn văn (hoặc khổ thơ) mà con thích nhất cho cô và cả lớp cùng nghe.

+ Hoặc chúng tôi tổ chức các hình thức thi đọc diễn cảm, đọc phân vai, đóng kịch... (đối với các tác phẩm có nhiều lời hội thoại).

Để đọc diễn cảm hay, GV cần đàm thoại cho học sinh hiểu ý đồ tác giả, thảo luận vì sao đọc như vậy. Sử dụng hình thức đọc phân vai. Hay khi học sinh đọc cá nhân, GV đọc mẫu, thường đặt câu hỏi: Vì sao đọc như thế? Chỗ nào trong cách đọc của cô làm con thích?

VD : Đọc bài Ở Vương quốc Tương lai, GV có thể đọc mẫu hoặc cho HS thảo luận nhóm tìm ra giọng đọc của bài. Sau đó, HS thực hành đọc vở kịch với giọng rõ ràng, hồn nhiên, thể hiện được tâm trạng háo hức, ngạc nhiên, thán phục của Tin-tin và Mi-tin; thái độ tự tin, tự hào của những em bé ở Vương quốc Tương Lai. Yêu cầu cao hơn đối với HS giỏi là biết hợp tác, phân vai đọc hoặc diễn lại vở kịch.

Nếu làm được như vậy, trong các giờ Tập đọc trên lớp, HS rất thích tham gia đọc diễn cảm.

Thực tế ở một số trường Tiểu học cho thấy, các bài soạn để dạy học theo

Một phần của tài liệu Dạy - học kiến thức nước ngoài trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ Tiếng Việt 4 Tập 1 (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)