Tình hình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện thanh miện tỉnh hải dương (Trang 69)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1 Tình hình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện

Quy chế chi tiêu nội bộ là một bản pháp lý cho mọi hoạt động tài chính của

đơn vị. Công tác quản lý nguồn thu và quản lý chi của Bệnh viện được quy định chặt chẽ trong quy chế chi tiêu nội bộ dựa trên nguyên tắc thảo luận công khai, dân chủ với sựđóng góp ý kiến của các bộ phận khoa phòng, các tổ chức chính trị, đoàn thể trong toàn Bệnh viện theo quy định của pháp luật. Mọi khoản thu, chi đều được quản lý thống nhất và phản ánh trên sổ sách kế toán của Bệnh viện theo quy định của Nhà nước.

4.2.1.1 Quy chế quản lý nguồn thu

Mọi nguồn thu của Bệnh viện đều do Phòng kế toán tài chính tổ chức thu và thống nhất tập trung quản lý theo quy định quản lý tài chính của Nhà nước và quy chế quản lý nguồn thu của Bệnh viện.

Việc quản lý nguồn thu theo hai hình thức, một là bệnh nhân nộp trực tiếp tại phòng thu viện phí của Bệnh viện, hai là Bảo hiểm xã hội ứng kinh phí qua tài khoản thu sau hàng quý quyết toán với đơn vị. Các bộ phận không được thu bất cứ

một khoản gì của bệnh nhân, không được phép giữ tiền mặt tại đơn vị, không được phép tự chị

Tất cả các khoản thu đều phải viết biên lai thu viện phí do phòng kế toán tài chính cung cấp. Mọi khoản thu không được phản ánh trên chứng từ quy định coi như là thu bất hợp pháp.

Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp được xây dựng dự toán chi tiết ngay từđầu năm và được cấp theo giường bệnh kế hoạch

Căn cứ quy định của Nhà nước hiện hành, Bệnh viện công khai mức thu từng loại dịch vụ. Cụ thể, theo Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 20/8/2012 của UBND tỉnh Hải Dương; Thông tư 04/2012/TTLT BYT-BTC-BLĐTBXH ngày 29/2/2012, Bệnh viện quy định mức thu viện phí như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61

Bảng 4.3: Bảng giá thu viện phí Bệnh viện Thanh Miện

STT Nội dung Mức thu I Khám bnh 1 Khám bệnh chung 8.000 2 Khám sức khỏe, khám giám định thương tật 100.000 II Chn đoán hình nh 1 Điện tim 25.000 2 Chụp XQ CR 58.000 3 Nội soi dạ dày 104.000 4 Nội soi TMH 130.000 III Xét nghim 1 Xét nghiệm nước tiểu 25.000 2 Xét nghiệm huyết học 57.000

3 Xét nghiệm sinh hóa

3.1 Gluco 20.000

3.2 Cholestorol 22.000

...

(Nguồn: Quy chế tài chính của Bệnh viện)

Các khoản thu khác và dịch vụđược thảo luận, Giám đốc ra Quyết định. Các mức thu của hoạt động khác và dịch vụđược quy định như sau:

- Thu sắc thuốc đông y cho bệnh nhân 5.000 đ/ngày - Thu cho mượn quân tư trang và vệ sinh 30.000 đ/lượt - Thu trở xe ô tô bệnh nhân lên tuyến tỉnh 300.000đ/lượt - Thu cấp giấy chứng sinh 20.000 đ/lượt

- Thu cho thuê địa điểm hiệu thuốc: 36.000.000 đ/năm - Thu cho thuê địa điểm dịch vụ quán ăn: 36.000.000 đ/năm - Thu khoán trông giữ xe: 120.000.000 đ/năm

Quy trình thu như sau:

- Lập kế hoạch thu: căn cứ nguồn thu từ năm trước thực hiện và số đầu thẻ

BHYT cơ quan BHXH thông báo, phòng kế toán tài chính lập dự toán thu trong năm và giao chỉ tiêu cho các khoa phòng

- Thực hiện kế hoạch thu theo dự toán: Các khoa phòng thu dung bệnh nhân vào điều trị. Trước khi bệnh nhân vào điều trị, đểđảm bảo rằng bệnh nhân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 không trốn viện, không thanh toán viện phí thì cán bộ khoa phòng đó phải đưa bệnh nhân hay người nhà xuống phòng kế toán tài chính tạm ứng một khoản tiền trước khi được vào viện. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân được công khai các dịch vụ, kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế đã sử dụng và gửi xuống phòng kế toán thanh toán, số tiền này được đối chiếu ngược lại với bộ phận là căn cứ xác định phần thu của bộ phận đó.

- Quyết toán các khoản thu: Phần thu tiền trực tiếp của bệnh nhân không có thẻ BHYT được nộp tiền mặt trực tiếp tại bộ phận thu và được viết biên lai giao lại một liên cho khách hàng. Phần thu của bệnh nhân có thẻ BHYT được cơ quan BHXH ứng kinh phí trước đó, sau khi thẩm định quyết toán sẽ thanh toán nốt phần kinh phí còn lại với Bệnh viện

Bệnh nhân có thẻ BHYT đến KCB tại Bệnh viện đều phải giao lại thẻ BHYT tại khoa Khám bệnh, khi ra viện hoàn tất thủ tục hành chính để thanh toán kinh phí với cơ quan BHXH, Bệnh viện trả lại thẻ BHYT cho Bệnh nhân

4.2.1.2 Quy chế quản lý các khoản chi

Quản lý các khoản chi được lập kế hoạch từ đầu năm và căn cứ vào chính sách pháp luật của Nhà nước hiện hành được quy định như sau:

- Mở rộng đối tượng giao khoán chi, định mức chi hợp lý căn cứ vào quy

định của Nhà nước bám sát với tình hình thực tế tại đơn vị.

- Các khoản chi thường xuyên phải có dự toán theo định mức của Quy chế chi tiêu nội bộ và phải được Giám đốc phê duỵệt. Các khoản chi Nhà nước đã quy định (tiền lương cơ bản, công tác phí, hội nghị ...) thực hiện theo quy định của Nhà nước.

- Các khoản chi phải đảm bảo có đủ chứng từ hoá đơn hợp lý, hợp lệ theo

đúng quy định của chếđộ kế toán tài chính.

- Ưu tiên chi nghiệp vụ chuyên môn, quản lý chặt chẽ chi mua vật tư phục vụ

công tác chuyên môn theo quy định tránh lãng phí nhưng phải đủ để thực hiện nhiệm vụđược giaọ

- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị thực hiện theo trình tự và quy định của Nhà nước, của Bệnh viện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63

Quy trình chi như sau:

- Lập kế hoạch chi: Ngay từ đầu năm, sau khi nhận kế hoạch giao dự toán của Sở Y Tế, phòng tài chính kế toán lập kế hoạch chi dựa theo tình hình thực hiện năm trước trình Giám đốc phê duyệt để thực hiện.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch chi: Các khoản chi phát sinh được tập hợp bởi bộ phận hành chính, bộ phận dược và phòng kế hoạch. Các bộ phận này lập phiếu

đề nghị thanh toán kèm theo chứng từ gốc (trường hợp chưa có chứng từ gốc thì

được tạm ứng) trình Giám đốc phê duyệt sau đó gửi phòng kế toán thanh toán theo

đúng quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện.

- Quyết toán: Cuối quý, phòng kế toán tổng hợp công khai thu chi toàn đơn vị và gửi báo cáo tài chính về Sở Y Tế, Sở Tài Chính Hải Dương.

- Thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chi: Việc thanh tra, kiểm tra của Bệnh viện chủ yếu do Phòng kế toán tài chính tự thực hiện. Ngoài ra, Bệnh viện còn chịu sự thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất của KBNN và các cơ quan chức năng của tỉnh

Các quy định cụ thể về quản lý chi trong quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện như sau:

a) Chi thanh toán cá nhân

Bệnh viện ưu tiên các nguồn kinh phí bố trí chi trả chế độ cho người lao

động: như tiền lương, phụ cấp, chi thu nhập tăng thêm, chi thanh toán các khoản phúc lợi ....

- Tiền lương: chi theo hệ thống thang bảng lương của Nhà nước, thực hiện mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành.

- Phụ cấp lương: Phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung, phụ cấp trách nhiệm chi theo quy định. Ngoài ra, Bệnh viện quy định mức chi một số phụ cấp như sau:

Phụ cấp làm thêm giờ:

Căn cứ Thông tư số 08/2005/TT-BTC quy định số giờ thanh toán tối đa là 200h, ngày không quá 4h

Các công việc cố định, thường xuyên phát sinh ngoài giờ hành chính, Bệnh viện định mức khoán tiền ngoài giờ như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 Bảng 4.4: Định mức tiền ngoài giờ STT Bộ phận Số tiền 1 Bộ phận mổ 250.000 đ/ca 2 Bộ phận hành chính 500.000 đ/tháng 3 Bộ phận chống nhiễm khuẩn 550.000 đ/tháng 4 Bác sĩ (không nghỉ bù trực) 200.000 đ/ngày 5 Bộ phận phòng chụp Xquang 3.000.000 đ/tháng 6 Bộ phận phòng siêu âm 3.000.000 đ/tháng

(Nguồn: Quy chế tài chính của Bệnh viện) Phụ cấp trực

Căn cứ theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg Bệnh viện quy định như sau: Kíp trực cấp cứu: gồm 2 kíp ( trực Bác sĩ và trực khoa hồi sức)

- Ngày thường: 112.000 đ/người - Ngày thứ 7, CN: 141.000 đ/người - Ngày Lễ, Tết: 190.000 đ/người Kíp trực thường: gồm 12 kíp còn lại

- Ngày thường: 80.000 đ/người - Ngày thứ 7, CN: 99.000 đ/người - Ngày Lễ, Tết: 113.000 đ/người

Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật

Bảng 4.5: Định mức phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật STT Nội dung Mổ chính, mê chính (đ/ng) Mphổ phụ (đụ/ng) , mê Giúp vi(đ/ng) ệc I Phẫu thuật 1 Loại I 125.000 90.000 70.000 2 Loại II 65.000 50.000 30.000 3 Loại III 50.000 30.000 15.000 II Thủ thuật 1 Loại I 37.500 19.500 15.000 2 Loại II 27.000 15.000 9.000 3 Loại III 21.000 9.000 3.000

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65

Phụ cấp ưu đãi ngành

Căn cứ Quyết định 56/2012/QĐ-TTg Bệnh viện quy định cụ thể như sau: Mức 60%: Khoa Lây và khoa hồi sức cấp cứu

Mức 50%: Khoa nhi cấp cứu, bộ phận xét nghiệm, bộ phận mổ và gây mê Mức 20%: Phòng hành chính tổ chức, Phòng kế toán tài chính

Mức 40%: Tất cả cán bộ làm việc tại các khoa phòng còn lại

Phụ cấp độc hại bồi dưỡng bằng hiện vật

Bảng 4.6: Định mức tiền bồi dưỡng bằng hiện vật Bộ phận Mức 4: 10.000 đ/xuất/ngày Mức 3: 8.000 đ/xuất/ngày Mức 2: 6.000 đ/xuất/ngày Mức 1: 4.000 đ/xuất/ngày Bộ phận X.quang 6 Bộ phận xét nghiệm 1 6 Bộ phận chống nhiễm khuẩn 2 2 Bộ phận đỡđẻ 12 Bộ phận truyền nhiễm 7 Bộ phận hộ lý 8 Bộ phận hồi sức cấp cứu 5 Bộ phận mổ, gây mê 10

(Nguồn: Quy chế tài chính của Bệnh viện)

- Thanh toán phúc lợi tập thể: Bệnh viện quy định các khoản chi phúc lợi như: chi cán bộ nghỉ phép năm, cán bộ ốm đau, thai sản, đám hiếu, đám hỷ, chi những ngày nghỉ Lễ, Tết ... và quy định cụ thể như sau:

Cán bộ nghỉ phép năm: thanh toán tiền tàu xe cho cán bộđi phép Chi thăm hỏi ốm đau, thai sản, đám hiếu, đám hỷ: 500.000 đồng/lần Chi thưởng ngày Lễ và Tết dương lịch: 200.000 -500.000 đồng/người Chi thưởng Tết Âm lịch: 3.000.000-5.000.000 đồng/người

- Thu nhập tăng thêm: Căn cứ kết quả bình bầu của Hội đồng thi đua khen thưởng Bệnh viện. Căn cứ kinh phí tiết kiệm và kinh phí trích từ nguồn thu, Bệnh viện quy định mức chi thu nhập tăng thêm như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 Giám đốc, phó giám đốc 1,5

Trưởng phòng, Trưởng khoa 1,3

Bác sĩ 1,2

Phó khoa, phó phòng, Y tá trưởng 1,1 Cán bộ còn lại 1,0

Công thức tính như sau

Quỹ TNTT (A) = Kinh phí tiết kiệm + Kinh phí trích từ nguồn thu (20%) A

Mức chi bình quân (B)=

[Số người (Ni) x hệ số quy định (Hi)] Số tiền thanh toán = Hi x B

Trong đó: i là các hệ số quy định ở trên

b) Chi dịch vụ công cộng và hàng hoá dùng cho chuyên môn

Căn cứ tình hình hoạt động chuyên môn. Bệnh viện xây dựng định mức điện thoại, công tác phí cho từng khoa phòng như sau:

Bảng 4.7: Định mức khoán điện thoại và công tác phí

STT Bộ phận Tiền điện thoại (đ/tháng) Ti ền công tác phí (đ/tháng) 1 Giám đốc 500.000 300.000 2 Phó giám đốc 300.000 200.000 3 Phòng hành chính tổ chức 200.000 300.000 4 Phòng kế toán tài chính 200.000 300.000 5 Phòng kế hoạch nghiệp vụ 200.000 300.000 6 Khoa Dược 200.000 200.000 7 Khoa ngoại 200.000 200.000 8 Khoa sản 200.000 200.000 9 Khoa nội 200.000 200.000 10 Khoa nhi, cấp cứu 200.000 200.000 11 Khoa lây 200.000 200.000

12 Khoa chuyên khoa 200.000 200.000

...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 Việc sử dụng xe ô tô được quy định: Trường hợp xe đưa cán bộ đi công tác

được Giám đốc điều xẹ Trường hợp xe chuyển bệnh nhân cấp cứu Trưởng phòng hành chính điều xẹ Thanh toán tiền xăng xe định mức là: 15 lít xăng/100 km

Học tập nâng cao trình độ: Căn cứ nhu cầu nhân lực, Bệnh viện cử cán bộ

tham dự các lớp học ngắn hạn, dài hạn và cử cán bộđi học đại học, chuyên khoa I, chuyên khoa II và Thạc sĩ. Cán bộ đi học được hưởng nguyên lương và hỗ trợ tiền học phí trong thời gian học. Cán bộ phải đăng ký ngay từđầu năm và cam kết sau khi học về công tác tại Bệnh viện tối thiểu là 10 năm.

c) Quản lý tài sản cố định

Mua sắm, sửa chữa lớn tài sản

Công tác mua sắm sửa chữa lớn tài sản được quy định như sau: Hội đồng khoa học Bệnh viện căn cứ nhu cầu sử dụng tài sản, trang thiết bị của Bệnh viện lập kế hoạch mua sắm trình Giám đốc. Căn cứ nguồn tài chính trong năm, Bệnh viện bố

trí kinh phí và có kế hoạch đầu tư mua sắm, sửa chữạ Ưu tiên tài sản phục vụ cho công tác chuyên môn và tăng nguồn thu cho đơn vị. Trường hợp mua sắm, sửa chữa tài sản từ 500 triệu đồng trở lên hay liên doanh liên kết xã hội hóa y tế, Hội đồng khoa học kỹ thuật làm văn bản gửi cấp trên theo đúng quy định hiện hành.

Quy trình mua sắm, sửa chữa được quy định như sau: - Lập văn bản đề nghị mua sắm, sửa chữa - Lập hồ sơ chào thầu

- Thông báo rộng rãi trên thông tin đại chúng - Nhận hồ sơ của các đơn vị tham dự và đóng thầu - Chấm thầu, phê duyệt kế quả trúng thầu

- Thông báo đơn vị trúng thầu và tiến hành mua sắm sửa chữa tài sản

Quản lý sử dụng tại các bộ phận

- Tài sản được quản lý tại các khoa phòng, có quyết định giao đến từng cán bộ quản lý và sử dụng. Khi có tài sản hỏng được kiểm tra nếu không sửa chữa được giao lại cho phòng hành chính để tiến hàng thanh lý, huỷ theo quy định.

- Tài sản phải được bảo dưỡng thường xuyên, trường hợp tài sản hỏng do lỗi của người quản lý sử dụng thì cán bộđó phải sửa chữa và bồi thường cho Bệnh viện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 - Cuối năm Ban kiểm kê và Hội đồng khoa học kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm kê, đánh giá tài sản để có kế hoạch mua sắm, sửa chữa cho năm tớị

- Thực hiện khấu hao theo phương pháp bình quân. Tỷ lệ khấu hao thực hiện theo Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2014 của Bộ Tài chính

Thanh lý, huỷ tài sản

Phòng hành chính tổ chức sau khi nhận bàn giao tài sản hỏng của các khoa phòng, tổng hợp lại và làm văn bản đề nghị thanh lý, hủy tài sản gửi cấp trên. Khi có quyết định của cấp trên đồng ý, Bệnh viện tiến hành thanh lý, hủy theo quy định và ghi giảm tài sản của đơn vị.

d) Quản lý nguồn cung ứng và sử dụng thuốc, vật tư y tế

Căn cứ kết quả trúng thầu của Sở Y tế Hải Dương, căn cứ tình hình bệnh nhân đến KCB tại Bệnh viện và tình hình sử dụng thuốc của năm trước. Khoa Dược lập kế hoạch cung ứng thuốc, vật tư y tế sử dụng trong năm. Giám đốc phê duyệt, ký hợp đồng với các nhà cung cấp đã trúng thầụ Công tác quản lý nhập, xuất được quy định như sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện thanh miện tỉnh hải dương (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)